Những lưu ý cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh về đường ruột do hệ tiêu hóa còn yếu nếu không chăm sóc kĩ lưỡng sẽ làm trẻ bị mắc các bệnh về tiêu hóa đặc biệt là bệnh rối loạn tiêu hóa. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ, cách chăm sóc cho trẻ bị rối loạn như thế nào, trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì,… tất cả được đề cập trong bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa


Câu hỏi bởi: Giấu tên

thưa bác sĩ còn tôi sinh non thiếu tháng 33 tuần thai,cháu bị teo ruột bẩm sinh phải mổ ngay sau khi đẻ(châu bị cắt 40cm ruột non).đến nay được hơn hai tháng,hiện giờ cháu bị rối loạn tiêu hóa kéo dài hơn tháng rồi và đã ba lần vào nằm viện nhi trung ương,mỗi lần nằm viện theo dõi bốn ngày làm các xét nghiệm chiếu chụp đủ thứ chỉ thấy kết quả âm tính,bác sĩ chỉ tiêm mỗi ngày một mũi kháng sinh và truyền nước rồi cho về nhà uống thêm men tiêu hóa và thêm kem(zinkid),cho đến bây giờ hơn tháng rồi cháu vẫn không khỏi hoàn toàn tiêu chảy ngày vẫn đi 5-6 lần.xin bác sĩ tư vấn đề chưa cho cháu khỏi hoàn toàn.cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Con bạn vừa đẻ thiếu tháng vừa bị teo ruột bẩm sinh là một thiệt thòi rất lớn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Hiện tại bây giờ bé vẫn ỉa lỏng ngày 5-6 lần là dấu hiệu tất yếu, không phải là bệnh tiêu chảy . Trẻ bị cắt ngắn ruột non, sự hấp thu dinh dưỡng bị giảm sút nghiêm trọng , hỗn dịch tiêu hóa di chuyển nhanh trong đường tiêu hóa làm phân lỏng và còn dư tính a xít . Khi phân bài tiết qua hậu môn mà còn dư tính axit nhiều làm hậu môn bị cương đỏ một vùng rộng .

Không có thuốc hoặc biện pháp nào để giải quyết ngay tình trạng này mà phải cần thời gian trẻ lớn dần lên và các triệu chứng trên sẽ cải thiện dần, chính vì thế cho nên bác sĩ không cho thuốc điều trị sau khi về nhà chỉ cho men tiêu hóa và kẽm.

Nếu trường hợp trẻ phân loãng nhiều, hậu môn bị loét hoặc đỏ lan rộng thì bạn có thể cho uống thuốc bảo vệ niêm mạc ruột và làm kiềm hóa phân. Tên thuốc: Hamett đóng túi 3 gam, ngày bạn cho bé uống 1 túi, chia làm 2 lần, mỗi đợt có thể uống 4-5 ngày

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Cháu không nên cho bé uống men vi sinh khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Không phải là uống men vi sinh làm cho tiêu hóa của trẻ tốt hơn (đây là hiểu sai lầm của nhiều người), chỉ uống men vi sinh khi có bằng chứng chứng minh là trẻ đang bị loạn khuẩn đường ruột (qua xét nghiệm hoặc biểu hiện lâm sàng), và tốt nhất là có kết quả nuôi cấy phổ vi khuẩn trong ruột, có biểu hiện rõ chủng loại nào đang không có hoặc suy giảm thì uống bổ sung đúng chủng loại đó.

Men vi sinh là bào tử (có thể hiểu nôm na là hạt giống của vi trùng, khi vào ruột chúng nở thành vi trùng) của một số vi khuẩn cộng sinh có lợi trong ruột , chúng chỉ thực sự có tác dụng khi sử dụng đúng chỉ định. Một số bà mẹ thấy con phân không lành là liền cho uống 1-2 gói men vi sinh và nghĩ rằng mình đã chăm sóc con tốt là một sai lầm nghiêm trọng , nhiều khi càng uống càng làm cho sự rối loạn hệ vi sinh trong ruột càng nặng nề hơn, hệ tiêu hóa của trẻ càng bất ổn hơn. Nguyên tắc của uống men vi sinh là xác định đúng chủng loại cần bổ sung, khi bổ sung phải uống đủ lượng cần thiết, thời gian uống thành đợt 4-5 ngày liền không uống lai nhai thỉnh thoảng vài gói.
Về sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc ruột, tuy không có tác dụng phụ nhưng cháu cũng không nên lạm dụng, chỉ uống kéo dài 4-5 ngày một đợt rồi dừng, khi thấy dấu hiệu phân có tính axit cao ( phân chua, lỏng, hậu môn đỏ nặng nề,..) thì uống đợt mới.

Rối loạn tiêu hóa


Câu hỏi bởi: nguyễn văn tùng

Thưa bs: con em vừa tròn 7 tháng tuối, thời gian vừa qua do cháu bị tiêu chảy kéo dài mãi. và phải dùng tới sữa efa lactofree. thì ko bị đi ngoài nữa. hôm vừa rồi em có mua bột hipp về cho con ăn dặm, nhưng đến hôm sau con bị đi ngoài ngày 5, 6 lần. Em có cho uống men thì đỡ rồi. Gio em múa hỏi bs em nên cho con em ăn bột gì dc à. có pải 7 th tuổi buột pải ăn dặm ko à. Nếu dc bs tư vấn em xin cảm ơn à.

Bác sĩ Hồ Anh Tuấn


bạn nên cho bé xét nghiêm phân trước khi kết luân nên ăn thế nào, ăn dặm là bắt buộc ở tuổi này

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

con trai tôi được 2 tháng tuổi nặng 6,5kg.từ lúc mới sinh bé thường bị trớ sữa khi bú và cả nôn ra phần sữa cũ.từ tuần thứ 5 thì 2 ngày bé đi tiêu 1 lần và đi phân sống có mùi hôi tanh và bé xì hơi cũng rất hôi.đi khám bác sỉ nói bé ăn kg tiêu do rối loạn tiêu hóa và cho thuốc uống trong 5 ngày.hiện giờ bé không nôn ói nữa nhưng vẫn đi phân sống không tanh nhưng rất hôi.bụng trướng.xin bác sỉ tư vấn giúp về tình trạng của cháu và cách điều trị.vì lúc mang thai tôi bị viêm phổi phải dùng kháng sinh liều cao nên cháu bú sữa ngoài hoàng toàn.

Bác sĩ Hồ Anh Tuấn


có thể thêm chút men vi sinh và kẽm xem sao, nếu vẫn tăng cân thì ko ngại gì cả

Bé rối loạn tiêu hóa


Câu hỏi bởi: Giấu tên

5 tháng rưỡi bú sữa bột hoàn toàn sau khi dùng kháng sinh điều trị viêm tiểu phế quản 7 ngày lúc bé 4 tháng thì cả tháng sau bé đi ngoài 4-5 lần phân sống, nhầy , có khi nước vàng , mỗi lần đi ngoài trong ngày đều khác nhau, trước khi điều trị kháng sinh bé bị bón nhẹ 2-3 ngày đi 1 lần phân hơi khô dẻo chứ không cứng lục cục. lúc bé 1 tháng bú mẹ đi ngoài ngày 7-8 lần hoa cà hoa cải tăng cân chậm 450g , tháng 2 bé đi ngoài 5-7 lần hoa cà hoa cải có khi có nhầy tăng 400g, tháng 3 đi ngoài 4-6 lần hoa cà hoa cải có nhầy tăng 600g, đến tháng thứ 4 bé dùng sữa bột similac total thì bé đi ngày 1-2 lần phân dẻo nhiều xanh và mịn , sau đó bé dùng kháng sinh trị viêm tiểu quản uống kháng sinh thì đi ngoài nhày, sống và có khi nước vàng ngày 4-5 lần , bé có uống men vi sinh bio – life ngày 1 gói 2,4g nhưng vẫn không khỏi! ( bé suy dinh dưỡng bào thai nay bé 5 tháng rưỡi cân nặng chỉ 3kg3 ) cả tháng nay bé ko tăng cân,bé soi phân thì không có ký sinh , bé đã khám xét nghiệm máu rubella, xn máu gót chân , xét nghiệm máu tổng quát , và siêu âm tim , não , phổi tất cả điều bình thường ạ? vậy có phải do đường ruột bé em có vấn đề nên bé kém hấp thu ? vì lúc 2, 3 tháng bé đi ngoài cũng rất nhiều và có nhầy !xin nhờ bs tư vấn dùm !cám ơn ạ !

Bác sĩ Lê Hữu Phước


Xin chào anh/chị,
Với câu hỏi chi tiết và cụ thể này, lời khuyên tốt nhất của tôi lúc này là nên cho bé khám và theo dõi liên tục với 1 bác sĩ chuyên về tiêu hóa Nhi, làm việc ở các bệnh viện Nhi lớn hàng đầu khu vực như Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2…

Nên khám sức khỏe hàng tháng cho tới khi bé đạt chuẩn cân nặng, chiều cao, vận động bình thường theo tuổi. Vì ngoài chuyện sữa, BS có thể chỉ định thêm vitamin và các vi chất cần thiết khác.

Hiện tại, nếu điều kiện chưa cho phép đem bé đi theo dõi ngay, hoặc chưa tìm được BS phù hợp cho con, bạn có thể chăm sóc con như sau:

1/ Khi pha sữa, phải rửa thật sạch và kỹ tất cả dụng cụ liên quan, tốt nhất là dùng xà phòng loãng pha với nước ấm rửa sơ qua, rồi rửa lại với nước ấm 3 lần, đem trụng nước sôi, để ráo nước, rồi mới pha sữa cho con. Tỷ lệ sữa nên theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đừng nên quá đặc hoặc loãng, sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu, dễ gây rối loạn hấp thu.

2/ Vì bé dùng kháng sinh dài ngày, đường ruột sẽ bị rối loạn nhẹ, đi cầu phân sống một thời gian sẽ tự điều chỉnh. Người nhà đừng nên tự ý mua các loại thực phẩm chức năng bổ sung, vì đa phần là quảng cáo nhiều hơn là thực chất. Có thể cho bé uống thêm thuốc men tiêu hóa Enterogemina 1 ống mỗi ngày trong 1 tuần xem sao. Sau khi bé bú 1-2h, dặm thêm ít sữa chua, phần dư mẹ ăn chứ đừng để dành tới đợt sau.

3/ Bé nhẹ cân nhưng đã gần 6 tháng, ăn toàn sữa sẽ không đảm bảo đủ chất để bé tăng cân. Nên dặm thêm bột ngọt Nestle. Nếu có điều kiện nhờ người rang xay bột ngũ cốc rang chín, rồi pha sệt cho bé ăn dặm rất tốt. Miễn là bột được chế biến hợp vệ sinh, làm từng ít một dùng trong 1,2 tuần rồi làm đợt mới. Mỗi ngày dặm 1 cữ cũng được, tuy nhiên nếu bé chịu ăn và ăn không thấy gì lạ qua 2,3 ngày có thể dặm tăng số lần nhưng không tăng số lượng.

4/ Chia nhỏ cữ ăn hoặc bú cách mỗi 3-4h, ăn theo nhu cầu, không ép. Uống nước lọc hoặc nước trái cây ép đầy đủ. Sau khi ăn nên chơi với bé nhẹ nhàng, đừng nên để ngủ ngay. Nếu tập được thói quen con đói, khóc đòi ăn, chờ 1-2 phút rồi hãy cho ăn, là tốt nhất, vì nó giúp kích thích ham muốn và dịch vị của bé giúp hấp thu tốt hơn.

Kiến thức là rất nhiều, không thể qua vài dòng tư vấn mà nói hết được, ngay cả BS học nhiều năm mà vẫn còn phải tự cập nhật liên tục, nên mẹ bé cần kiên nhẫn, chịu khó đi khám, nghe tư vấn, về đọc sách có nguồn gốc rõ ràng (NXB Y Học), rồi áp dụng từ từ mới tốt dần lên được.

Vì là tư vấn online, các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và là kinh nghiệm cá nhân. Để bé được tốt nhất, nên cho bé theo dõi liên tục với BS quen ở các BV lớn và uy tín.

Thân chào.

Trẻ đi ngoài nhiều lần và có bọt có phải rối loạn tiêu hóa?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Con em hai tháng tuổi, cân nặng 5,1 kg, lúc mới sinh cháu đi ngoài hoa cà hoa cải và có bọt. Cháu đi 7 đến 8 lần một ngày. Sang tháng thứ hai thì đi ngoài ít hơn khoảng 3 đến 4 lần/ngày nhưng vẫn sủi bọt. Em đã đưa cháu đi khám bác sĩ có cho thuốc uống nhưng vẫn không khỏi. Em xin hỏi bác sĩ cháu đi ngoài như vậy có phải là do rối loạn tiêu hóa không?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Triệu chứng cháu đi ngoài 3-4 lần/ngày và phân có bọt là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiêu hóa. Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra do loạn khuẩn đường ruột hoặc do nhiễm khuẩn đường ruột. Trẻ 2 tháng, đang bú mẹ nếu trước khi cho trẻ bú bạn không vệ sinh sạch núm vú hoặc các đồ dùng để đựng đồ ăn đồ uống cho trẻ không hợp vệ sinh hoàn toàn có thể gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Đối với những tình huống bị nhiễm khuẩn tiêu hóa thì ngoài việc bù nước và điện giải mất do đi ngoài thì cần phải chữa trị kết hợp với kháng sinh đường ruột thì mới khỏi được. Hoặc tình trạng loạn khuẩn đường ruột cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng này thường xảy ra khi sử dụng kháng sinh phổ rộng hoặc chữa trị kháng sinh kéo dài. Khắc phục bằng cách cho trẻ uống men tiêu hóa để tái lập lại hệ vi khuẩn chí đường ruột. Ngoài ra, nếu những trẻ nào được mẹ cho ăn dặm sớm, nếu không hợp với đồ ăn hoặc dị ứng với đồ ăn cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Chúc bạn khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.