Nên và không nên làm gì khi bị ung thư tuyến giáp


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Bị ung thư tuyến giáp có thể sinh con không? Nên kiêng khem những gì? Tuyển tập sau đây sẽ trả lời giúp bạn.

Bị ưng thư tuyến giáp có nên điều trị iốt phóng xạ liệu hay không?


Câu hỏi bởi: Nguyễn Dũng

Chào bác sĩ!

Em 28 tuổi, đi khám cái hạch dưới cằm (bằng đầu ngón tay út) ở bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh khi siêu âm bác sĩ phát hiện em bị ung thư tuyến giáp, còn hạch chỉ viêm. Hiện em đã cắt bỏ hạch và toàn bộ tuyến giáp.

Thời điểm đó em phát hiện có 1 hạch nhỏ bằng đầu đũa ở dưới lưỡi, bác sĩ đã cắt bỏ, kết quả sinh thiết lành tính. Bác sĩ nói em bị ung thư giai đoạn đầu nên không cần điều trị iốt phóng xạ hay hóa chất mà chỉ uống Levothyroxine bổ sung.

Sau 2 tuần, tái khám thì TSH 25.98, bác sĩ cho tăng liều lượng (Trước 1 viên/ ngày, bây giờ luân phiên 1 viên/ngày và 1.5 viên/ngày).

Bác sĩ ơi, bệnh của em không điều trị iốt phóng xạ liệu có tối ưu? Khả năng tái phát cao không ạ? TSH cao thể hiện điều gì? Em mang virus viêm gan B thì có ảnh hưởng gì không?

Chân thành cảm ơn!

Chào bạn Dũng!

Qua thông tin bạn gửi, bác sĩ nghĩ bạn đã được điều trị tích cực rồi (cắt bỏ hạch và tuyến giáp). Tùy theo kết quả giải phẫu bệnh sau mổ mà bác sĩ điều trị sẽ quyết định phác đồ điều trị.

Kết quả sinh thiết hạch của bạn là lành tính thì hiện tạm ổn, bạn hãy yên tâm uống thuốc và theo dõi sát ở bác sĩ chuyên khoa Ung bướu. Còn vấn đề điều trị bằng Iốt 131 hay xạ trị đối với bạn là không cần thiết. Đúng như bác sĩ điều trị của bạn đã giải thích, hóa trị cũng ít có hiệu quả trong điều trị K tuyến giáp.

Xét nghiệm TSH của bạn cao cũng không có gì phải lo lắng, bởi vì sau cắt tuyến giáp do ung thư, bạn phải bổ sung Levothyroxin (là điều bình thường) để ức chế hay kìm hãm sự phát triển của bướu, và bác sĩ đang chỉnh liều cho phù hợp với bạn đó thôi, bởi vì uống Levothyrox cần phải đánh giá các yếu tố nguy cơ, tránh các tác dụng phụ của thuốc này (dù hiếm gặp).

Khả năng tái phát trong những trường hợp Carcinome tuyến giáp biệt hóa tốt là rất thấp nếu được phát hiện sớm và điều trị triệt để.

Bạn còn “mang virus viêm gan B” nhưng ở dạng nào, dạng hoạt động hay dạng “nằm ngủ, ổn định”…? Bạn nên khám thêm chuyên khoa Tiêu hóa gan mật để kiểm soát tốt căn bệnh này nhé.

Chúc bạn luôn khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Uống thuốc levothyrox trị ung thư tuyến giáp có nên cho con bú không?


Câu hỏi bởi: Dương Thị Hồng

Xin chào bác sĩ.

Tôi bị ung thư tuyến giáp thể nhú năm 2012, được phẫu thuật cắt bỏ toàn phần tuyến giáp, không hóa trị và xạ trị. Tháng 11/2013 tôi mang bầu, hàng ngày vẫn uống thuốc levothyrox, hiện bé được một tháng bú mẹ hoàn toàn. Tôi uống thuốc như vậy có nên cho bé bú không ạ?

Trước khi sinh xét nghiệm TSH: 0.33 MIU/ml, FT4: 18.67pmol/l, FT3: 3.41pmol/l Sau sanh TSH 0.11MIU/ml, FT4 18.67pmol/l, FT3: 4.18pmol/. Sau sinh 4 tuần tôi có hiện tượng nổi mẩn đỏ, giống muỗi đốt, rất ngứa lan rộng thành mảng, xuất hiện từ chiều tối đến sáng hôm sau thì lặn. Tôi uống thuốc mát gan khi đã uống thuốc bố sung tuyến giáp được không, thưa bác sĩ? Mong nhận được câu trả lời.

Chân thành cảm ơn!

Chào bạn.

Sau mổ cắt tuyến giáp do K giáp dạng nhú thì việc sử dụng Levothyrox ( LT4) chỉ nhằm mục đích ức chế nội tiết tố TSH đến mức cực kỳ thấp và để phần tuyến giáp còn lại (nếu còn) nghỉ ngơi hoàn toàn.

Khi có thai và cho con bú, bạn vẫn có thể uống LT4, một lượng rất nhỏ thuốc qua sữa mẹ. Tuy nhiên, bạn cần cho bé khám định kỳ và theo dõi kỹ tại bác sĩ Nhi khoa. Các xét nghiệm hiện nay của bạn tạm ổn, nên vẫn tiếp tục duy trì liều thuốc đang dùng. Còn các vết mẩn đỏ trên da (bạn không nói rõ vị trí nào) có thể do tác dụng phụ của thuốc, cũng có thể là một bệnh lý ngoài da khác kết hợp. Nếu những nốt trên da còn và xuất hiện nhiều hơn, bạn nên khám chuyên khoa Da liễu, nhớ thông báo cho bác sĩ biết bạn cho con bú và đang điều trị Levothyrox. Bạn cho bé bú, không nên uống thêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc dù cho thuốc có tác dụng mát gan, giải độc gan…

Chúc bạn có nhiều sức khỏe và hạnh phúc.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Để hạn chế tái phát ung thư tuyến giáp nên ăn gì?


Câu hỏi bởi: bobeo

Chào bác sĩ.

Tôi là bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm đã mổ cắt thùy trái. Hiện nay hàng ngày tôi đang dùng thuốc nội tiết. Bác sĩ có thể cho biết để hạn chế tái phát ung thư tôi có được ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo không hoặc có được ăn đậu hũ không?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Sau khi chữa trị ung thư tuyến giáp, đặc biệt đối với những người chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh không nên ăn những thực phẩm sau:

Đồ ăn cay nóng.

Những loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, những thực phẩm được chế biến dưới nhiệt độ cao.

Những nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Các loại đồ uống có ga.

Hạn chế những chất đạm có nguồn gốc từ động vật. Bên cạnh đó, người bệnh cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và các vitamin và khoáng chất để có thể giữ trọng lượng, dưới đây là một số nhóm thực phẩm nên bổ sung đối với người bệnh ung thư tuyến giáp:

Muối i-ốt.

Thực phẩm từ sữa, bao gồm phô mai, sữa, sữa chua, kem và bơ.

Bánh mì.

Sôcôla.

Khoai tây.

Cá và hải sản.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu khác.

Lòng đỏ trứng.

Chúc bạn sống khỏe!

Bệnh nhân tuyến giáp có thể chữa khỏi được không, nên kiêng ăn gì và chữa ở đâu?


Câu hỏi bởi: thuy

Chào bác sĩ!

Tôi năm nay 42 tuổi. Tôi bị nhân tuyến giáp cách đây 5 tháng. Tôi đã dùng thuốc ở bệnh viện Ung Bướu 2 tháng nhưng nhân giáp thuỳ phải không giảm mà to lên, tóc bị rụng nhiều, người gầy sụt cân, tức ngực, tê tay, ăn không ngon, hay đau họng và khàn tiếng, kinh nguyệt rối loạn, có tháng có 2 lần. Mới đây tôi xét nghiệm sinh thiết lành tính, TSH giảm mạnh chỉ còn 0.031 còn Free T4 là 1,9, Free T3 là 3.78. Bác sĩ nói tôi bị suy giáp và viêm họng cấp.

Bác sĩ cho đơn thuốc là:

Cefuroxim 500mg, uống ngày 2 lần sáng và chiều sau ăn.

Gomes 16mg (Methylprenisolon 16mg) ngày 1 lần buổi sáng sau ăn.

Berlthyrox (L-thyroxin 100) ngày 2 lần sáng và chiều trước ăn 30 phút.

Tylenol 8Hour (Paracetamol 650mg) ngày 2 lần sáng và chiều sau ăn.

Ebasitin 10mg (Ebastin 10mg) ngày 2 lần sáng và chiều sau ăn.

Tôi phải ăn, uống gì để TSH tăng lên bình thường và phải kiêng ăn gì? Bệnh của tôi có chữa được không? Tôi phải mất mấy năm để điều trị? Bệnh của tôi nên chữa trị ở đâu là tốt nhất? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Nhân giáp là tổn thương dạng khối khu trú nằm trong tuyến giáp, có thể là khối đặc hoặc chứa dịch. Có thể là nhân lành tính hoặc ác tính. Tuyến giáp nằm ở vùng cổ phía trước. Tuyến giáp sản xuất ra hormon tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá quan trọng trong cơ thể. Đa số nhân giáp không gây biểu hiện đặc biệt có thể được phát hiện nhờ cảm nhận của chính bản thân bệnh nhân, người xung quanh hoặc khi bệnh nhân được bác sĩ thăm khám lâm sàng. Một số ít nhân giáp là ung thư. Một số nhân giáp được phát hiện tình cờ khi làm các thăm dò chẩn đoán hình ảnh như siêu âm Doppler mạch cổ, chụp cắt lớp vi tính, IRM cổ ngực… Ung thư giáp gặp trong 5%-10% bệnh nhân có nhân giáp. Ung thư giáp biệt hoá thể nhú và nang chiếm đại đa số khoảng 90% các loại ung thư giáp nói chung.

Điều trị bệnh bướu nhân tuyến giáp, bướu nhân độc tuyến giáp (đơn nhân hoặc đa nhân): nhân giáp gây cường giáp. Đại đa số là nhân lành tính. Nếu cường giáp rõ cần chữa trị nội khoa kháng giáp tổng hợp chuẩn bị trước khi tiến hành chữa trị triệt để bằng phẫu thuật loại bỏ nhân độc lành tính hoặc chữa trị bằng I131. Nếu là bướu đa nhân độc tuyến giáp hoặc bướu xen lẫn nhân nóng và nhân lạnh trên xạ hình bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp. Nhân giáp có chèn ép.

Phẫu thuật: Cắt toàn bộ tuyến giáp nhằm giải phóng chèn ép cũng như nguy cơ tái phát. I131: Nếu không có chỉ định phẫu thuật thì chữa trị I131 giúp cải thiện chèn ép nhờ giảm thể tích tuyến 30-40% sau thời gian khoảng 3 tháng. Nhân giáp không chèn ép và không gây cường giáp.

Chỉ định phẫu thuật khi: Lâm sàng nghi ngờ nguy cơ cao: To trên 3cm, kích thước to nhanh, siêu âm gợi ý nguy cơ ác tính cao, bệnh nhân trẻ tuổi có tiền sử phơi nhiễm phóng xạ, nhân cứng ít di động, tế bào học ác tính điều trị nội bằng Thyroxine. Chỉ định chữa trị ức chế bằng Thyroxine còn nhiều tranh cãi và không phải là chữa trị thường quy vì tỷ lệ có đáp ứng là rất thấp. Có thể chỉ định cho các bệnh nhân sống ở vùng thiếu Iode, bệnh nhân trẻ có nhân tuyến giáp nhỏ, bệnh nhân được chẩn đoán bướu keo (trên tế bào học) với điều kiện không phải là nhân tự chủ và đã loại trừ ác tính.

Có lẽ nhóm bệnh nhân đạt nhiều lợi ích nhất khi áp dụng liệu pháp này là những bệnh nhân sau mổ nhân giáp và có tiền sử bị chiếu xạ chữa trị trứng cá hoặc tuyến ức to lúc còn nhỏ. Trong nhóm này, tỷ lệ tái phát nhân giáp thấp hơn 5 lần nếu được chữa trị Thyroxin sau mổ. Nhiều tác giả gợi ý nên chữa trị Thyroxine với liều đủ để đưa TSH xuống thấp dưới 0,3 MU/l trong thời gian từ 6-12 tháng nhằm ngăn ngừa sự phát triển của các nhân lành tính, và nếu sau 12 tháng có giảm kích thước nhân trên siêu âm thì có thể kéo dài thời gian uống thuốc. Khả năng nhân nhỏ đi cũng cao hơn nếu TSH bị ức chế xuống mức dưới 0,1 so với mức dưới 0,3 MU/l.

Điều trị ức chế Thyroxine có nguy cơ gây rung nhĩ, và giảm mật độ xương. Một nguy cơ khác là nhân phát triển trở lại sau khi ngừng chữa trị. Thyroxine không thấy tác dụng lên sự tái phát của các nang tuyến giáp sau khi chọc hút. Chống chỉ định chữa trị Thyroxine với bệnh nhân bướu nhân trên 60 tuổi, có bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, TSH thấp, bệnh nhân có bướu nhân to hoặc bướu nhân đã được chẩn đoán từ lâu.

Bạn năm nay 42 tuổi, với tình trạng bệnh của bạn, để nâng TSH bạn chỉ cần giảm liều Thyroxin hoặc ngừng là được. Tuy nhiên, việc chữa trị Thyroxine với liều đủ để đưa TSH xuống thấp dưới 0,3 MU/l trong thời gian từ 6-12 tháng nhằm ngăn ngừa sự phát triển của các nhân lành tính. Do đó điều chỉnh liều như thế nào là do bác sĩ trực tiếp chữa trị cho bạn. Bệnh của bạn đã được kết luận là lành tính nên có thể chữa được. Tuy nhiên thời gian điều trị là bao nhiêu thì khó có thể nói trước được. Bệnh của bạn vì không phải ung thư thì bạn nên chữa trị ở bệnh viện Nội tiết là tốt nhất. Ở đó bạn sẽ được giải đáp các phương pháp chữa trị khác như Iod phóng xạ, phẫu thuật, tiêm cồn qua da, chữa trị quang đông bằng lase. Nếu như chữa trị nội khoa không kết quả hay bướu giáp của bạn đã có biến chứng như chèn ép gây khàn giọng.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl