Hỏi Bác Sĩ -
Nấm dạ dày cũng là một dạng tổn thương tiêu hóa thường gặp. Không có nhiều tình trạng nhiễm nấm mà bị nguy hại đến tính mạng nhưng những trường hợp này đều khó trị tận gốc và gây rất nhiều phiền hà trong thời gian bệnh phát triển. Giải đáp của bác sĩ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh.
Nấm dạ dày có lây nhiễm ko? Biện pháp phòng chống như thế nào ?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Hường
Thưa bác sĩ! Tôi nội soi dạ dày tại phòng khám Hoàng Long vi kết quả bị nấm dạ dày và viêm dạ dày. Xin hỏi bác sĩ nấm dạ day chữa trong thoi gian là bao nhieu? Cấn kiêng nhũng gì khi dang điều trị? Nấm dạ dày có lây nhiễm ko? Cánh phòng chống ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Hình ảnh nội soi Nấm dạ dày HÌnh ảnh nội soi Nấm dạ dày
Chào bạn
Chương trình tư vấn vicare xin tư vấn cho bạn thông qua những ý như sau:
1,Một là:
Nấm Candida có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau. Chúng gây sinh sôi và tạo nên các vết thương trên bề mặt da, trong khoang miệng,(bệnh tưa lưỡi) và đường ống tiêu hóa. Nếu sinh bệnh trong các cơ quan tiêu hóa thì những nhân tố thuận lợi cho nấm phát triển là:
– Tình trạng đề kháng của cơ thể: những trọng bệnh khiến hệ miễn dịch tổn hại nghiêm trọng và sức đề kháng suy giảm nhanh chóng như tiểu đường, HIV, bệnh ung thư,…tạo điều kiện cho nhiều lọai vi khuẩn tấn công trong đó có Candida gây nấm dạ dày.
– Sinh lý cơ thể: vi khuẩn này có khả năng tấn công mạnh hơn khi xâm nhập vào ống tiêu hóa, thực quản hay dạ dày của trẻ nhỏ, người cao tuổi hay đối tượng có yếu tố sinh lý, nội tiết tố thất thường như phụ nữ mang thai.
– Uống nhiều thuốc: các nhóm thuốc corticoid hay nhóm thuốc có tính năng ức chế hệ miễn dịch sẽ đẩy lùi sức đề kháng của cơ thể. Dùng nhiều thuốc kháng sinh khiến thế cân bằng sinh thái tại chỗ mất ổn định, diệt khuẩn quá mạnh dẫn dến thể phát triển thuận lợi của nấm.
2, Hai là:
Nấm dạ dày không bộc phát ngay mà thường có thời gian ủ bệnh, thời gian này dài hay ngắn không cố định ở mỗi người. Bệnh nấm dạ dày có thể gây ra những tổn thương sau:
– Khiến người bệnh bị đau bụng sau mỗi lần ăn. Kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, mệt trong người.
– Sinh chứng chướng bụng đầy hơi, sình bụng rất khó chịu
– Gây viêm đau dạ dày, một vị trí bị viêm dễ bị lây lan sang khắp các khu vực xung quanh.
– Từ viêm dẫn đến hình thành nhiều ổ loét trên thành dạ dày, tá tràng.
– Trường hợp nấm dạ dày nặng thậm chí còn gây thủng dạ dày, chảy máu nghiêm trọng.
3,Ba là:
Nấm dạ dày hầu như tồn tại ở khắp mọi nơi do chúng dễ thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau. Muốn phòng tránh bệnh bạn cần chú ý:
– Quan tâm kĩ đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, ăn uống chính là con đường nhanh chóng và thuận tiện nhất để nấm xâm nhập vào dạ dày.
– Hạn chế đường, tăng cường đầy đủ các chất dinh dưỡng mỗi ngày cho cơ thể sẽ giúp bạn phòng được bệnh.
– Các thực phẩm sau có tác dụng kiểm soát sự hoạt động cũng như sự phát triển của nấm dạ dày bạn nên ăn thường xuyên như tỏi, sữa chua, quả hạnh nhân.
– Tránh lạm dụng việc dùng thuốc, nhưng loại thuốc thường được dùng nhiều đó là thuốc an thần, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau.
– Nếu có người thân mắc bệnh cần có bện pháp tránh lây nhiễm phù hợp, nấm có lây qua đường phân ra ngoài. Mỗi người cần có ý thức giúp mình và giúp người phòng tránh lây lan mầm bệnh này.Nhưng đa phần người mắc nấm dạ dày là phơi nhiễm từ môi trường bên ngoài, vì nấm candida tồn tại ở rất nhiều nơi trong môi trường.
4, Bốn là:
Nấm dạ dày gây ra bởi nấm Candida, chúng có thể cư ngụ ở bất cứ bộ phận nào của hệ tiêu hóa và gây nên nhiều tổn thương khác nhau. Bệnh không nguy hại đến tính mạng nhưng nhìn chung những trường hợp này đều khó trị tận gốc và gây rất nhiều phiền hà trong thời gian bệnh phát triển, thời gian chữa thường rất lâu dài nhiều trường hợp chữa không kết quả,
Chúc bạn mạnh khỏe
Uống kháng sinh viêm họng có ảnh hưởng đến nấm dạ dày không?
Câu hỏi bởi: Trần Thị Quỳnh, 24 tuổi, Cao: 1,6
Chào bác sĩ.
Em bị đau bụng dưới rốn 2 năm nay mà không đi khám. Em cũng bị tiêu chảy nhiều lần, đa số là táo bón, ho viêm họng, nước bọt lên miệng, ợ, đầy hơi, trướng bụng, nóng nảy, khó ngủ về đêm, đi tiểu đêm, khoảng 6h tối là cảm giác buồn ngủ.
Tháng 10/2013, em đi khám tổng quát, soi phân phát hiện bị nấm. Bác sĩ cho em uống 11 hộp thuốc Fluconazole nhưng sau đó lại tái phát các triệu chứng cũ. Có đợt tiêu chảy em có thấy ra chất nhày nâu vàng. Em chuyển sang bệnh viện đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh điều trị đợt 2. Đợt này em thấy đi cầu phân lúc cục, lúc rã. Ngoài ra, em có uống thuốc kháng sinh trị viêm họng 5 ngày, có ảnh hưởng đến điều trị nấm không, thưa bác sĩ? Nếu em lại tái phát nấm có phải cần nội soi đại tràng? Mong bác sĩ cho em lời khuyên.
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Qua thư em, chúng tôi nhận thấy, em có các “vấn đề” sau:
Rối loạn đi cầu (bón, tiêu chảy, phân nhớt) kèm đau bụng dưới rốn 2 năm – Có 1 lần soi phân nghi ngờ có nấm.
Đầy hơi, ở nước bọt, đau họng.
Khó ngủ, mệt mỏi.
Chiều cao và cân nặng hiện nay của em là bình thường.
Tôi xin giải thích vài điểm cho em như sau:
Thứ 1, tôi nghĩ nhiều khả năng em đang bị mắc chứng viêm thực quản và viêm họng do trào ngược acid dạ dày. Em cần được nội soi thực quản dạ dày và xét nghiệm tìm vi trùng H.Pylori để có chẩn đoán rõ và hướng điều trị thích hợp cho mục này. Em cũng không nên uống thuốc kháng sinh trị viêm họng thường xuyên vì dễ bị loạn khuẩn đường tiêu hóa, dễ bị lờn thuốc kháng sinh sau này khi điều trị các bệnh nhiễm trùng khác.
Còn việc dùng kháng sinh có ảnh hưởng điều trị nấm không tôi xin giải đáp cụ thể như sau :
Uống kháng sinh làm chúng ta dễ bị loạn khuẩn đường tiêu hóa nên dễ bị mất cân bằng sinh thái trong ruột nên làm nấm dễ phát sinh.
Thuốc kháng sinh và thuốc kháng nấm có thể tương tác với nhau làm tăng nguy cơ gây độc tính cho gan.
Dùng kháng sinh 03 ngày thì về lý thuyết cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị kháng nấm.
Thứ 2, với triệu chứng đau bụng và đi cầu không tốt của em, tôi nghĩ nhiều khả năng em bị viêm đại tràng co thắt vì em đã bị từ lâu và không sụt ký. Tuy nhiên gần đây triệu chứng có vẻ rầm rộ hơn nên không loại trừ khả năng em bị lao ruột hay viêm loét đại tràng hoặc viêm đại tràng mãn do a-míp. Do đó, em cần được nội soi đại tràng, xét nghiệm phân lại và xét nghiệm máu thêm để xác định chính xác.
Thứ 3, với chuyện nóng nảy, khó ngủ về đêm, nhưng mệt mỏi buồn ngủ về chiều của em, tôi dự đoán em bị chứng rối loạn thực kinh thực vật do stress, mệt mỏi hoặc trầm cảm. Tuy nhiên các bệnh lý nội khoa khác như lao phổi, cường tuyến giáp trạng cũng có thể gây nên tình trạng này.
Thứ 4, vấn đề nấm/phân. Thực tế bệnh nấm/ruột gây rối loạn đi cầu như em là cực kỳ hiếm gặp và cá nhân tôi cũng không nghĩ em bị mắc bệnh này khi chỉ dựa vào kết quả soi phân 1 lần có nấm.
Em cần biết những điểm sau:
Trong ruột chúng ta có hàng tỷ tỷ vi sinh vật cùng chung sống chung hòa bình, bao gồm các loại vi khuẩn và nấm. Do đó, việc soi tươi phân thấy một số bào tử nấm là tương đối bình thường. Hơn nữa soi tươi phân thì hình ảnh các bào tử nấm có thể rất giống các thành phần khác lẫn trong phân. Muốn chẩn đoán chính xác thì phải nhuộm phân với kỹ thuật riêng để hiện hình và thấy rõ nấm thậm chí phải cấy phân (nuôi cấy đặc biệt riêng cho nấm chứ không phải nuôi cấy vi trùng như thông thường).
Bệnh nấm ruột gây rối loạn đi cầu kéo dài cực kỳ hiếm gặp, trừ khi em bị suy kiệt rất nặng như nhiễm HIV/SIDA, ung thư giai đoạn cuối, sau phẫu thuật cắt nối ruột ăn uống kém suy dinh dưỡng nặng, dùng nhiều loại thuốc ức chế miễn dịch kèm theo dùng nhiều kháng sinh kéo dài. Sau đây là những gợi ý ban đầu của tôi.
Trường hợp cụ thể của em, tôi cần phải khám bệnh trực tiếp, nắm rõ tiền sử bệnh tật, chế độ sinh hoạt, làm việc của em và gia đình để có một cái nhìn tổng hợp và cho xét nghiệm cần thiết nhằm có chẩn đoán thích hợp toàn diện cho em.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Nhờ tư vấn sử dụng thuốc chữa nấm dạ dày thực quản
Câu hỏi bởi: Tuan Nguyen
Chào bác sĩ, năm nay em 24 tuổi, 2 tháng trước em đi nội soi và được bác sĩ chuẩn đoán là viêm loét nông dạ dày, Nấm dạ dày(+), HP(+) và được cho thuốc Pantoloc/40mg, Fluconazol stada / 150mg, Bioprotein sac (TPCN)/100mg. Đến hôm vừa rồi cách đây 2 ngày em có đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ thì được chuẩn đoán: Viêm dạ dày, nhưng vẫn còn nấm, nên bác sĩ tiếp tục cho uống 40 viên Fluconazol stada / 150mg trong vòng 40 ngày, trước đó em đã uống 30 ngày rồi, em có một số thắc mắc về cách uống thuốc như sau mong bác sĩ diễn đàn gìải đáp:
Sau khi dùng Fluconazol 2 tháng thì em thấy môi em bị khô và nẻ như kiểu ở mùa đông, không biết có phải do tác dụng phụ của thuốc không ạ? Em lo lắng là dùng thuốc này quá nhiều(hết đợt thuốc bác sĩ cho là khoảng 70 ngày) sẽ tác động đến Gan và Thận, nên không biết có nên uống tiếp theo chỉ định của bác sĩ không? Và nếu uống thì có cần uống thêm loại thuốc nào kiểu bổ gan, thận để tránh các tác dụng phụ không mong muốn không ạ? Trong quá trình chữa trị thuốc nấm này, em có cần kiêng gì không? Em có thể sử dụng bột ngệ vàng và mật ong để uống trong khi đang chữa trị nấm dạ dày thực quản bằng thuốc Fluconazol không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Xin được tư vấn những thắc mắc của em như sau:
1.Thuốc fluconazol có một tác dụng phụ hiếm gặp là khiến da bị tróc vảy, tuy nhiên nếu em chỉ thấy khô và nẻ ở môi thì nhiều khả năng đó không phải là do tác dụng phụ của thuốc fluconazol.
2. Bệnh nấm là loại bệnh rất dai dẳng, do đó việc chữa trị thường phải kéo dài. Liều dùng và thời gian chữa trị tùy thuộc vào dạng và mức độ bệnh, loại nấm gây bệnh, chức năng thận và đáp ứng của người bệnh với thuốc. Ðiều trị phải liên tục cho đến khi triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm chứng tỏ bệnh đã khỏi hẳn; chữa trị không đủ thời gian có thể làm cho bệnh tái phát. Do đó em cần dùng thuốc đủ liều và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
3. Bất kỳ loại thuốc nào, thậm chí cả những thuốc được cho là “bổ gan, bổ thận” đều có thể tác động đến gan và thận. Fluconazol cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên fluconazol không bị xem là loại thuốc đặc biệt có hại cho gan và thận. Trong quá trình uống thuốc, các bác sĩ sẽ cho em làm những xét nghiệm máu và nước tiểu để theo dõi chức năng gan và thận, và sẽ có can thiệp kịp thời nếu kết quả cho thấy chức năng gan và thận bị tác động. Do đó em có thể yên tâm. Điều quan trọng nhất là em nên hỏi ý kiến bác sĩ chữa trị cho mình nếu muốn sử dụng thêm những loại thuốc khác, kể cả thuốc bổ, vì những thuốc này có thể tương tác với thuốc mà em đang dùng, gây tác động đến kết quả chữa trị.
4. Em không cần kiêng kị gì trong quá trình chữa trị fluconazol 5. Em có thể uống bột nghệ và mật ong trong khi chữa trị bằng fluconazol, tuy nhiên cần chú ý uống hai loại thuốc này cách xa nhau ít nhất 2 tiếng để không làm tác động đến việc hấp thu thuốc.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Bị vi khuẩn HP và nấm dạ dày, niêm mạc hang vị xung huyết chữa có khỏi không?
Câu hỏi bởi: Lê Thị Hiến
Chào bác sĩ!
Tôi 46 tuổi. Hôm qua tôi đi nội soi dạ dày, xét nghiệm thì có vi khuẩn HP và nấm dạ dày, niêm mạc hang vị xung huyết, bác sĩ kê đơn cho tôi 40 ngày thuốc Fluconazol. Bác sĩ ơi, bệnh này chữa khỏi hẳn được không? Thời gian chữa thường kéo dài bao lâu?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Nấm đường tiêu hóa là bệnh ít gặp do môi trường trong đường tiêu hóa đặc biệt là môi trường của dạ dày, thực quản của người khỏe mạnh ít thuận lợi cho nấm phát triển. Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và gây bệnh của nấm là đái tháo đường, suy dinh dưỡng, ung thư, bệnh máu ác tính, nhiễm HIV/AIDS, dùng kháng sinh phổ rộng kéo dài, Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch. Vi khuẩn Hp gây bệnh lý dạ dày và cả nấm ống tiêu hóa có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng phải kiên trì dùng thuốc và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào đáp ứng của từng cơ thể. Nhưng người bệnh cần kiểm tra xem có các điều kiện thuận lợi gây bệnh như HIV/ AIDS, suy giảm miễn dịch, dùng Corticoid kéo dài hay không vì nếu có các yếu tố này thì bệnh có thể tái phát trở lại.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Nấm dạ dày cũng là một dạng tổn thương tiêu hóa thường gặp. Không có nhiều tình trạng nhiễm nấm mà bị nguy hại đến tính mạng nhưng những trường hợp này đều khó trị tận gốc và gây rất nhiều phiền hà trong thời gian bệnh phát triển. Giải đáp của bác sĩ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh.
Nấm dạ dày có lây nhiễm ko? Biện pháp phòng chống như thế nào ?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Hường
Thưa bác sĩ! Tôi nội soi dạ dày tại phòng khám Hoàng Long vi kết quả bị nấm dạ dày và viêm dạ dày. Xin hỏi bác sĩ nấm dạ day chữa trong thoi gian là bao nhieu? Cấn kiêng nhũng gì khi dang điều trị? Nấm dạ dày có lây nhiễm ko? Cánh phòng chống ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Hình ảnh nội soi Nấm dạ dày HÌnh ảnh nội soi Nấm dạ dày
Chào bạn
Chương trình tư vấn vicare xin tư vấn cho bạn thông qua những ý như sau:
1,Một là:
Nấm Candida có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau. Chúng gây sinh sôi và tạo nên các vết thương trên bề mặt da, trong khoang miệng,(bệnh tưa lưỡi) và đường ống tiêu hóa. Nếu sinh bệnh trong các cơ quan tiêu hóa thì những nhân tố thuận lợi cho nấm phát triển là:
– Tình trạng đề kháng của cơ thể: những trọng bệnh khiến hệ miễn dịch tổn hại nghiêm trọng và sức đề kháng suy giảm nhanh chóng như tiểu đường, HIV, bệnh ung thư,…tạo điều kiện cho nhiều lọai vi khuẩn tấn công trong đó có Candida gây nấm dạ dày.
– Sinh lý cơ thể: vi khuẩn này có khả năng tấn công mạnh hơn khi xâm nhập vào ống tiêu hóa, thực quản hay dạ dày của trẻ nhỏ, người cao tuổi hay đối tượng có yếu tố sinh lý, nội tiết tố thất thường như phụ nữ mang thai.
– Uống nhiều thuốc: các nhóm thuốc corticoid hay nhóm thuốc có tính năng ức chế hệ miễn dịch sẽ đẩy lùi sức đề kháng của cơ thể. Dùng nhiều thuốc kháng sinh khiến thế cân bằng sinh thái tại chỗ mất ổn định, diệt khuẩn quá mạnh dẫn dến thể phát triển thuận lợi của nấm.
2, Hai là:
Nấm dạ dày không bộc phát ngay mà thường có thời gian ủ bệnh, thời gian này dài hay ngắn không cố định ở mỗi người. Bệnh nấm dạ dày có thể gây ra những tổn thương sau:
– Khiến người bệnh bị đau bụng sau mỗi lần ăn. Kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, mệt trong người.
– Sinh chứng chướng bụng đầy hơi, sình bụng rất khó chịu
– Gây viêm đau dạ dày, một vị trí bị viêm dễ bị lây lan sang khắp các khu vực xung quanh.
– Từ viêm dẫn đến hình thành nhiều ổ loét trên thành dạ dày, tá tràng.
– Trường hợp nấm dạ dày nặng thậm chí còn gây thủng dạ dày, chảy máu nghiêm trọng.
3,Ba là:
Nấm dạ dày hầu như tồn tại ở khắp mọi nơi do chúng dễ thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau. Muốn phòng tránh bệnh bạn cần chú ý:
– Quan tâm kĩ đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, ăn uống chính là con đường nhanh chóng và thuận tiện nhất để nấm xâm nhập vào dạ dày.
– Hạn chế đường, tăng cường đầy đủ các chất dinh dưỡng mỗi ngày cho cơ thể sẽ giúp bạn phòng được bệnh.
– Các thực phẩm sau có tác dụng kiểm soát sự hoạt động cũng như sự phát triển của nấm dạ dày bạn nên ăn thường xuyên như tỏi, sữa chua, quả hạnh nhân.
– Tránh lạm dụng việc dùng thuốc, nhưng loại thuốc thường được dùng nhiều đó là thuốc an thần, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau.
– Nếu có người thân mắc bệnh cần có bện pháp tránh lây nhiễm phù hợp, nấm có lây qua đường phân ra ngoài. Mỗi người cần có ý thức giúp mình và giúp người phòng tránh lây lan mầm bệnh này.Nhưng đa phần người mắc nấm dạ dày là phơi nhiễm từ môi trường bên ngoài, vì nấm candida tồn tại ở rất nhiều nơi trong môi trường.
4, Bốn là:
Nấm dạ dày gây ra bởi nấm Candida, chúng có thể cư ngụ ở bất cứ bộ phận nào của hệ tiêu hóa và gây nên nhiều tổn thương khác nhau. Bệnh không nguy hại đến tính mạng nhưng nhìn chung những trường hợp này đều khó trị tận gốc và gây rất nhiều phiền hà trong thời gian bệnh phát triển, thời gian chữa thường rất lâu dài nhiều trường hợp chữa không kết quả,
Chúc bạn mạnh khỏe
Uống kháng sinh viêm họng có ảnh hưởng đến nấm dạ dày không?
Câu hỏi bởi: Trần Thị Quỳnh, 24 tuổi, Cao: 1,6
Chào bác sĩ.
Em bị đau bụng dưới rốn 2 năm nay mà không đi khám. Em cũng bị tiêu chảy nhiều lần, đa số là táo bón, ho viêm họng, nước bọt lên miệng, ợ, đầy hơi, trướng bụng, nóng nảy, khó ngủ về đêm, đi tiểu đêm, khoảng 6h tối là cảm giác buồn ngủ.
Tháng 10/2013, em đi khám tổng quát, soi phân phát hiện bị nấm. Bác sĩ cho em uống 11 hộp thuốc Fluconazole nhưng sau đó lại tái phát các triệu chứng cũ. Có đợt tiêu chảy em có thấy ra chất nhày nâu vàng. Em chuyển sang bệnh viện đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh điều trị đợt 2. Đợt này em thấy đi cầu phân lúc cục, lúc rã. Ngoài ra, em có uống thuốc kháng sinh trị viêm họng 5 ngày, có ảnh hưởng đến điều trị nấm không, thưa bác sĩ? Nếu em lại tái phát nấm có phải cần nội soi đại tràng? Mong bác sĩ cho em lời khuyên.
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Qua thư em, chúng tôi nhận thấy, em có các “vấn đề” sau:
Rối loạn đi cầu (bón, tiêu chảy, phân nhớt) kèm đau bụng dưới rốn 2 năm – Có 1 lần soi phân nghi ngờ có nấm.
Đầy hơi, ở nước bọt, đau họng.
Khó ngủ, mệt mỏi.
Chiều cao và cân nặng hiện nay của em là bình thường.
Tôi xin giải thích vài điểm cho em như sau:
Thứ 1, tôi nghĩ nhiều khả năng em đang bị mắc chứng viêm thực quản và viêm họng do trào ngược acid dạ dày. Em cần được nội soi thực quản dạ dày và xét nghiệm tìm vi trùng H.Pylori để có chẩn đoán rõ và hướng điều trị thích hợp cho mục này. Em cũng không nên uống thuốc kháng sinh trị viêm họng thường xuyên vì dễ bị loạn khuẩn đường tiêu hóa, dễ bị lờn thuốc kháng sinh sau này khi điều trị các bệnh nhiễm trùng khác.
Còn việc dùng kháng sinh có ảnh hưởng điều trị nấm không tôi xin giải đáp cụ thể như sau :
Uống kháng sinh làm chúng ta dễ bị loạn khuẩn đường tiêu hóa nên dễ bị mất cân bằng sinh thái trong ruột nên làm nấm dễ phát sinh.
Thuốc kháng sinh và thuốc kháng nấm có thể tương tác với nhau làm tăng nguy cơ gây độc tính cho gan.
Dùng kháng sinh 03 ngày thì về lý thuyết cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị kháng nấm.
Thứ 2, với triệu chứng đau bụng và đi cầu không tốt của em, tôi nghĩ nhiều khả năng em bị viêm đại tràng co thắt vì em đã bị từ lâu và không sụt ký. Tuy nhiên gần đây triệu chứng có vẻ rầm rộ hơn nên không loại trừ khả năng em bị lao ruột hay viêm loét đại tràng hoặc viêm đại tràng mãn do a-míp. Do đó, em cần được nội soi đại tràng, xét nghiệm phân lại và xét nghiệm máu thêm để xác định chính xác.
Thứ 3, với chuyện nóng nảy, khó ngủ về đêm, nhưng mệt mỏi buồn ngủ về chiều của em, tôi dự đoán em bị chứng rối loạn thực kinh thực vật do stress, mệt mỏi hoặc trầm cảm. Tuy nhiên các bệnh lý nội khoa khác như lao phổi, cường tuyến giáp trạng cũng có thể gây nên tình trạng này.
Thứ 4, vấn đề nấm/phân. Thực tế bệnh nấm/ruột gây rối loạn đi cầu như em là cực kỳ hiếm gặp và cá nhân tôi cũng không nghĩ em bị mắc bệnh này khi chỉ dựa vào kết quả soi phân 1 lần có nấm.
Em cần biết những điểm sau:
Trong ruột chúng ta có hàng tỷ tỷ vi sinh vật cùng chung sống chung hòa bình, bao gồm các loại vi khuẩn và nấm. Do đó, việc soi tươi phân thấy một số bào tử nấm là tương đối bình thường. Hơn nữa soi tươi phân thì hình ảnh các bào tử nấm có thể rất giống các thành phần khác lẫn trong phân. Muốn chẩn đoán chính xác thì phải nhuộm phân với kỹ thuật riêng để hiện hình và thấy rõ nấm thậm chí phải cấy phân (nuôi cấy đặc biệt riêng cho nấm chứ không phải nuôi cấy vi trùng như thông thường).
Bệnh nấm ruột gây rối loạn đi cầu kéo dài cực kỳ hiếm gặp, trừ khi em bị suy kiệt rất nặng như nhiễm HIV/SIDA, ung thư giai đoạn cuối, sau phẫu thuật cắt nối ruột ăn uống kém suy dinh dưỡng nặng, dùng nhiều loại thuốc ức chế miễn dịch kèm theo dùng nhiều kháng sinh kéo dài. Sau đây là những gợi ý ban đầu của tôi.
Trường hợp cụ thể của em, tôi cần phải khám bệnh trực tiếp, nắm rõ tiền sử bệnh tật, chế độ sinh hoạt, làm việc của em và gia đình để có một cái nhìn tổng hợp và cho xét nghiệm cần thiết nhằm có chẩn đoán thích hợp toàn diện cho em.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Nhờ tư vấn sử dụng thuốc chữa nấm dạ dày thực quản
Câu hỏi bởi: Tuan Nguyen
Chào bác sĩ, năm nay em 24 tuổi, 2 tháng trước em đi nội soi và được bác sĩ chuẩn đoán là viêm loét nông dạ dày, Nấm dạ dày(+), HP(+) và được cho thuốc Pantoloc/40mg, Fluconazol stada / 150mg, Bioprotein sac (TPCN)/100mg. Đến hôm vừa rồi cách đây 2 ngày em có đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ thì được chuẩn đoán: Viêm dạ dày, nhưng vẫn còn nấm, nên bác sĩ tiếp tục cho uống 40 viên Fluconazol stada / 150mg trong vòng 40 ngày, trước đó em đã uống 30 ngày rồi, em có một số thắc mắc về cách uống thuốc như sau mong bác sĩ diễn đàn gìải đáp:
Sau khi dùng Fluconazol 2 tháng thì em thấy môi em bị khô và nẻ như kiểu ở mùa đông, không biết có phải do tác dụng phụ của thuốc không ạ? Em lo lắng là dùng thuốc này quá nhiều(hết đợt thuốc bác sĩ cho là khoảng 70 ngày) sẽ tác động đến Gan và Thận, nên không biết có nên uống tiếp theo chỉ định của bác sĩ không? Và nếu uống thì có cần uống thêm loại thuốc nào kiểu bổ gan, thận để tránh các tác dụng phụ không mong muốn không ạ? Trong quá trình chữa trị thuốc nấm này, em có cần kiêng gì không? Em có thể sử dụng bột ngệ vàng và mật ong để uống trong khi đang chữa trị nấm dạ dày thực quản bằng thuốc Fluconazol không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Xin được tư vấn những thắc mắc của em như sau:
1.Thuốc fluconazol có một tác dụng phụ hiếm gặp là khiến da bị tróc vảy, tuy nhiên nếu em chỉ thấy khô và nẻ ở môi thì nhiều khả năng đó không phải là do tác dụng phụ của thuốc fluconazol.
2. Bệnh nấm là loại bệnh rất dai dẳng, do đó việc chữa trị thường phải kéo dài. Liều dùng và thời gian chữa trị tùy thuộc vào dạng và mức độ bệnh, loại nấm gây bệnh, chức năng thận và đáp ứng của người bệnh với thuốc. Ðiều trị phải liên tục cho đến khi triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm chứng tỏ bệnh đã khỏi hẳn; chữa trị không đủ thời gian có thể làm cho bệnh tái phát. Do đó em cần dùng thuốc đủ liều và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
3. Bất kỳ loại thuốc nào, thậm chí cả những thuốc được cho là “bổ gan, bổ thận” đều có thể tác động đến gan và thận. Fluconazol cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên fluconazol không bị xem là loại thuốc đặc biệt có hại cho gan và thận. Trong quá trình uống thuốc, các bác sĩ sẽ cho em làm những xét nghiệm máu và nước tiểu để theo dõi chức năng gan và thận, và sẽ có can thiệp kịp thời nếu kết quả cho thấy chức năng gan và thận bị tác động. Do đó em có thể yên tâm. Điều quan trọng nhất là em nên hỏi ý kiến bác sĩ chữa trị cho mình nếu muốn sử dụng thêm những loại thuốc khác, kể cả thuốc bổ, vì những thuốc này có thể tương tác với thuốc mà em đang dùng, gây tác động đến kết quả chữa trị.
4. Em không cần kiêng kị gì trong quá trình chữa trị fluconazol 5. Em có thể uống bột nghệ và mật ong trong khi chữa trị bằng fluconazol, tuy nhiên cần chú ý uống hai loại thuốc này cách xa nhau ít nhất 2 tiếng để không làm tác động đến việc hấp thu thuốc.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Bị vi khuẩn HP và nấm dạ dày, niêm mạc hang vị xung huyết chữa có khỏi không?
Câu hỏi bởi: Lê Thị Hiến
Chào bác sĩ!
Tôi 46 tuổi. Hôm qua tôi đi nội soi dạ dày, xét nghiệm thì có vi khuẩn HP và nấm dạ dày, niêm mạc hang vị xung huyết, bác sĩ kê đơn cho tôi 40 ngày thuốc Fluconazol. Bác sĩ ơi, bệnh này chữa khỏi hẳn được không? Thời gian chữa thường kéo dài bao lâu?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Nấm đường tiêu hóa là bệnh ít gặp do môi trường trong đường tiêu hóa đặc biệt là môi trường của dạ dày, thực quản của người khỏe mạnh ít thuận lợi cho nấm phát triển. Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và gây bệnh của nấm là đái tháo đường, suy dinh dưỡng, ung thư, bệnh máu ác tính, nhiễm HIV/AIDS, dùng kháng sinh phổ rộng kéo dài, Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch. Vi khuẩn Hp gây bệnh lý dạ dày và cả nấm ống tiêu hóa có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng phải kiên trì dùng thuốc và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào đáp ứng của từng cơ thể. Nhưng người bệnh cần kiểm tra xem có các điều kiện thuận lợi gây bệnh như HIV/ AIDS, suy giảm miễn dịch, dùng Corticoid kéo dài hay không vì nếu có các yếu tố này thì bệnh có thể tái phát trở lại.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare