Hỏi Bác Sĩ -
Thiếu chất gây ra nhiều hiện tượng bất thường có thể gặp phải ở trẻ. Cùng tham khảo những trường hợp sau để chẩn đoán xem bé nhà bạn có đang mắc phải vấn đề này hay không nhé!
Bé 3 tuổi bị rụng tóc có phải do thiếu chất?
Câu hỏi bởi: huongnguyen
Chào bác sĩ.
Con gái tôi hơn 3 tuổi cháu cao 96cm nặng 14kg. Tóc cháu rất mỏng và thưa. Không hiểu sao dạo này tóc cháu rất dễ rụng, tôi buộc tóc cho cháu khá lỏng nhưng tới khi tháo dây buộc tóc ra lần nào tóc cháu cũng rụng bám vào dây buộc. Hay mỗi khi chải đầu tóc cháu cũng rụng. Tôi rất lo không biết liệu cháu có thiếu chất gì hay bị bệnh gì không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Đối với lứa tuổi con bạn thì rụng tóc có thể do những nguyên nhân như sau:
Thói quen hay buộc tóc hoặc buộc tóc quá chật làm tăng nguy cơ rụng tóc.
Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt hoặc kẽm là những yếu tố dễ làm rụng tóc.
Nấm da đầu nhưng tóc sẽ rụng theo từng mảng và có kèm theo bong vảy trắng trên da đầu.
Tình trạng bệnh lý của tuyến yên hoặc tuyến giáp.
Trường hợp con bạn, trước hết bạn không nên buộc tóc cho cháu nữa. Còn về tình trạng sức khỏe của cháu cũng không đáng lo ngại vì với nặng và chiều cao như vậy thì thấy cháu phát triển hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần bổ sung thêm cho cháu kẽm và cho ăn các thức ăn giàu sắt như thịt đỏ, gan lợn, trứng gà, các loại rau có lá sẫm màu. Nếu tình trạng rụng tóc vẫn không cải thiện sau 6 tháng bạn nên đưa cháu đi khám.
Chúc bạn vui vẻ.
Bé ngủ đêm thường tỉnh dậy quấy khóc, lười ăn là thiếu chất gì?
Câu hỏi bởi: thuý hồng
Thưa bác sĩ.
Con em được 22 tháng 20 ngày, là bé trai, lúc sinh bé được 3,2 kg. Hiện nay bé được 11 kg, cao 84 cm. Bé ngủ đêm thường tỉnh dậy quấy khóc, mấy tháng nay bé rất lười ăn (chỉ toàn ngậm), bé ăn ít mà ngủ cũng rất ít. Vậy bác sĩ cho em hỏi bé bị thiếu chất gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn ngủ không ngon giấc có thể do nhiều lí do: Bé ăn quá no trước khi ngủ, điều kiện môi trường không tốt cho giấc ngủ như: Ánh sáng mạnh, tiếng ồn nhiều. Ngoài ra, việc mắc giun kim cũng là một lý do đáng kể khác, giun kim thường xuống lỗ hậu môn đẻ trứng về ban đêm, điều này cũng làm bé quấy khóc, khó ngủ, những trẻ thiếu canxi cũng sẽ thường xuyên bị trằn trọc, khó ngủ. Ngoài những lí do trên, nếu bị thiếu Kẽm, Canxi bé cũng sẽ không thấy được giấc ngủ ngon như những trẻ bình thường. Ngoài việc điều chỉnh môi trường ngủ, bạn có thể bổ sung Kẽm, Canxi cho bé.
Về việc bé ăn chậm bạn cần xem lại cách chế biến thức ăn cho bé. Nếu thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, hàm răng, sở thích… thì bé lại càng trở nên lười nuốt hơn. Vì thế, bạn cần rất chú ý nấu ăn theo đúng độ tuổi của bé. Ở độ tuổi này bạn không thấy thể tập cho bé ăn cơm nát, cháo hạt to. Không ít người con đã lớn 2 – 3 tuổi mà vẫn cho ăn cháo xay, cháo hạt nấu kỹ… vô tình càng làm bé trở nên lười nhai, lười nuốt. Ăn thức ăn được xay nhuyễn kéo dài quá lâu vì sẽ hình thành thói quen lười nhai và bé sẽ ngậm thức ăn. Khi không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm. Bạn cũng không nên ép bé ăn trong một bữa vì thường khi đã hơi lưng dạ trẻ bắt đầu lười nhai. Lúc này không nên cố ép.
Bạn cũng nên đổi món thường xuyên cho bé, bữa mặn, bữa ngọt, bữa thịt, bữa cá và bổ sung nhiều rau xanh. Khi ăn, nên cho bé ăn kèm 1 thìa nước canh để bé nuốt nhanh hơn. Bạn không nên cho bé vừa ăn vừa chơi, lâu dần sẽ thành thói quen. Có thể thời gian đầu, dễ cho bé ăn hơn, bé ăn nhiều hơn nhưng lâu dần, rất dễ tạo thói quen mải chơi, mải xem mà ngậm thức ăn trong miệng, không nhớ nhai nuốt. Bé nhà bạn hiện tại có chiều cao cân nặng như vậy là bé phát triển bình thường. Bạn không nên quá lo lắng.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Biểu hiện của trẻ 2 tuổi bị các bệnh về máu như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con em lúc sinh ra không thấy một chút bớt xanh gi trên cơ thể, lúc nhỏ em quan sát thấy niêm mạc môi và các đầu nón chân tay không được đỏ lắm. Con em đã từng đi xét nghiệm máu mấy lần vì bị sốt, đều tìm ra nguyên nhân bị sốt và chỉ thấy kết quả bạch cầu tăng, còn bác sĩ không thấy nói gì về các chỉ số khác. Vậy cho em hỏi con em có bị thiếu máu không? Hay là bị cách bệnh lý về máu? Biểu hiện của trẻ 2 tuổi bị các bệnh về máu như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào em.
Giới hạn bình thường của các chỉ số xét nghiệm ở trẻ em khác hoàn toàn so với ở người lớn. Ở người lớn, các xét nghiệm như xét nghiệm sinh hóa máu, đông máu hay tế bào máu,… đều có một giới hạn bình thường cố định, áp dụng cho cộng đồng người Việt Nam. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, giới hạn bình thường của các xét nghiệm thay đổi theo độ tuổi của trẻ vì vậy để đánh giá sự bình thường hay không bình thường của trẻ cần phải dựa vào các chỉ số theo tuổi và cần phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Nhi. Do vậy, để đánh giá xem trẻ có bị thiếu máu hay không cần phải làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để xác định: Số lượng hồng cầu, lượng Hemoglobin trong máu, thể tích trung bình hồng cầu và đối chiếu với lứa tuổi của trẻ để đánh giá. Nếu thiếu máu mức độ nhẹ có thể không có rõ khi thăm khám lâm sàng. Nếu thiếu máu rõ, khám trẻ sẽ thấy da xanh, niêm mạc mắt nhợt, đầu ngón chân ngón tay nhợt, móng chân móng tay có thể bị khô nẻ, tóc bị rụng hoặc bị gãy nhiều,…
Cháu nhà em bị sốt là triệu chứng của một tình trạng nhiễm khuẩn hay viêm nhiễm ở trong cơ thể và khi xét nghiệm thấy bạch cầu trong máu tăng là phản ứng bình thường của cơ thể, tăng số lượng bạch cầu để tiêu diệt các tác nhân gây viêm, gây nhiễm trùng. Khi hết viêm, hết nhiễm trùng, hết sốt, số lượng bạch cầu sẽ trở về bình thường.
Các bệnh về máu có thể gặp ở trẻ nhỏ như: Thiếu máu, ung thư máu, các bệnh có rối loạn về đông máu (như bệnh Hemophilia A, B, C; thiếu hụt vitamin K,…). Mỗi bệnh có triệu chứng biểu hiện lâm sàng khác nhau. Bệnh thiếu máu với các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm như đã mô tả ở trên. Bệnh ung thư máu là một tên chung cho một nhóm bệnh có sự tăng sinh bất thường của các tế bào máu. Những trẻ bị bệnh ung thư máu thường có triệu chứng biểu hiện sốt dai dẳng kéo dài không rõ nguyên nhân, có thể có biểu hiện thiếu máu, có thể có xuất huyết dưới da. Khi xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi thấy phần lớn là tế bào bất thường. Khi xét nghiệm tủy đồ thấy tăng sinh một hay một số dòng tế bào, lấn át các dòng tế bào khác.
Trẻ có rối loạn về đông máu, có thể do thiếu hụt yếu tố VIII (bệnh Hemophilia A), thiếu hụt yếu tố IX (bệnh Hemophilia B), thiếu hụt yếu tố XI (bệnh Hemophilia C) hoặc có thể do thiếu hụt vitamin K nên trẻ sẽ có các triệu chứng xuất hiện xuất huyết dưới da, có thể dạng chấm nốt hoặc dạng mảng xuất huyết. Sau những va chạm nhẹ trẻ cũng có thể bị tụ máu dưới da, bị tràn máu các khớp. Ngoài ra trẻ cũng có thể có sốt, có triệu chứng thiếu máu. Vì vậy, nếu trẻ có bất kì dấu hiệu nào bất thường thì em cần đưa trẻ đi khám ngay.
Chúc mẹ con em mạnh khỏe!
Trẻ tháng thứ 3 đã không lên cân có phải do thiếu chất?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Bác ơi con gái cháu sinh 2,8 kg, tháng đầu tăng 1kg, tháng thứ 2 cũng tăng 1 kg, nhưng từ tháng thứ 3 bé không lên lạng nào ạ. Hôm nay bé được 5 tháng 19 ngày mà có hơn 5 kg thôi. Bé bú má hoàn toàn, nhưng cả tuần mới ị 1 lần, phân mềm, bé hay quấy khóc, ra nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc, tóc hình vành khăn ạ! Bác sĩ cho cháu hỏi có phải bé bị thiếu chất không ạ? Và cách xử lý như thế nào ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu.
Con cháu là bé gái, số cân lúc sinh của bé là 2,8 kg là hơi nhỏ hơn so với mức chuẩn (3,2 kg) và hiện nay 4 tháng bé được 5 kg là cũng nhỏ hơn bình thường. Trẻ em cần bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 tháng đầu (nếu mẹ đủ sữa), từ 4 – 5 tháng bắt đầu tập cho bé ăn dặm và từ tháng thứ 6 trở đi cho trẻ ăn dặm thực sự. Con bạn đang ở thời điểm cần phải bắt đầu cho bé nếm thử thức ăn khác ngoài sữa. Trẻ em 1 tuần mới đi 1 lần nhưng phân vẫn thành khuôn , mềm và vẫn đi bình thường thì không phải là táo phân, do ở thời điểm này có trẻ đại tràng dài tương đối so với hệ tiêu hóa , thời gian phân lưu trữ lâu cho nên hàng tuần trẻ mới bài tiết phân. Con cháu có triệu chứng hay quấy khóc, ra nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc , tóc hình vành khăn (rụng tóc vùng sau gáy) là dấu hiệu bị thiếu hụt vitamin D làm tác động đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phospho dẫn đến sự phát triển của xương không bình thường (bệnh còi xương) Ngoài những dấu hiệu trên còn thấy:
Các triệu chứng ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê. Các tình huống còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O. Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón. Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng… Khi trẻ bị còi xương cần: Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không thấy ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D (7dehydrocholesterol), dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng. Thuốc uống (thường dùng các thuốc sau) : thuốc Calcium Corbiere, ống 5ml gồm có: 0.55g Canxi glucoheptonat, 0.05g Vitamin C, 0.025g Vitamin PP trẻ em: 1 – 2 ống/ngày uống vào buổi sáng và buổi trưa .Thời gian uống không nên dài quá 2 tháng. Vì thừa canxi gây sỏi thận mãn tính, canxi hóa động mạch… Khi uống quá liều, lượng canxi thừa ít được hấp thu, nếu được hấp thu sẽ bị thải ra ngoài cùng nước tiểu gây sỏi thận. Lượng canxi trong máu được điều hòa một cách nghiêm ngặt, ít khi có biến đổi dù là thừa hay thiếu. Vì vậy, muốn biết có bị thừa canxi hay không, nên định lượng canxi niệu 24 giờ. Nếu lượng canxi niệu trên 300 mg/24 giờ (7,5mmol/24 giờ) thì phải ngừng chữa trị.
Khi sử dụng canxi, nên uống vào buổi sáng, sau ăn một giờ vì dùng vào buổi tối dễ gây sỏi thận và kích thích mất ngủ. Thuốc Aquadetrim Vitamin D3 có: Cholecalciferol 15.000 IU/ml (1ml khoảng 30 giọt). Mỗi ngày uống 1 giọt. thời gian uống nên duy trì khoảng 1 tháng , theo dõi tiến triển của bệnh, có thể nghỉ 1 tuần rồi lại lặp lại quá trình chữa trị lần trước. Cần tránh dùng quá liều. Dùng liều quá cao trong thời gian dài có thể gây rối loạn thừa canxi. Một điểm chú ý là: Không có xét nghiệm nào có thể xác định được trẻ có còi xương hay không mà chủ yếu là ở các biểu hiện lâm sàng và chỉ ở giai đoạn muộn mới có triệu chứng X-quang ở trên xương.
Chúc cháu khỏe!
Trẻ sơ sinh không mọc tóc sau gáy có phải thiếu chất?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tôi được 4 tháng, nặng 6,5 kg. Lúc 2 tháng tôi có cắt tóc cho cháu rồi đến 4 tháng nay chỉ thấy đằng trước tóc cháu mọc đen và rậm còn đằng sau gáy tóc không lên. Tôi muốn hỏi bác sĩ xem cháu có bị thiếu chất không và cách điều trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn được 4 tháng tuổi và chỉ mọc tóc đằng trước, đằng sau gáy tóc không lên. Bạn có thể tìm hiểu những lí do dưới đây và tham khảo cách xử lý đối với mỗi lí do:
– Các tư thế nằm ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng vì nếu để trẻ nằm thẳng quá lâu, quá nhiều trẻ rất dễ khiến tóc không mọc được hoặc bị rụng tóc ở phần sau gáy và có thể dẫn đến bị hói tạm thời. Nếu là do lí do này thì bạn nên cho trẻ nằm nghiêng (nghiêng trái, nghiêng phải). Có thể cho trẻ nằm sấp trong khoảng thời gian ngắn khi trẻ thức và bụng đói.
– Hiện tượng bé rụng tóc hình vành khăn (tóc đằng sau gáy không mọc) có thể là dấu hiệu sớm của còi xương mà lí do chính là do thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng mà những trẻ mập mạp cũng rất dễ mắc. Ngoài uống vitamin D3, bạn cũng cần cho bé uống thêm canxi và kẽm nữa (canxi uống 1ống 5ml/ngày, còn kẽm uống 5 ml/ngày (zinofa). Ngoài ra cần cho bé ra ngoài tắm nắng 15 – 30 phút/ngày trước 9h sáng.
– Do nấm đầu: Nếu da vùng tóc rụng bị sưng đỏ thì rất có thể trẻ đã mắc bệnh về nấm da đầu.
Trong tình huống này bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có giải pháp chữa trị. Cũng có thể tóc cháu chưa mọc ở vùng gáy do cháu còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ. Bạn không nên quá lo lắng mà cần theo dõi thêm.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Thiếu chất gây ra nhiều hiện tượng bất thường có thể gặp phải ở trẻ. Cùng tham khảo những trường hợp sau để chẩn đoán xem bé nhà bạn có đang mắc phải vấn đề này hay không nhé!
Bé 3 tuổi bị rụng tóc có phải do thiếu chất?
Câu hỏi bởi: huongnguyen
Chào bác sĩ.
Con gái tôi hơn 3 tuổi cháu cao 96cm nặng 14kg. Tóc cháu rất mỏng và thưa. Không hiểu sao dạo này tóc cháu rất dễ rụng, tôi buộc tóc cho cháu khá lỏng nhưng tới khi tháo dây buộc tóc ra lần nào tóc cháu cũng rụng bám vào dây buộc. Hay mỗi khi chải đầu tóc cháu cũng rụng. Tôi rất lo không biết liệu cháu có thiếu chất gì hay bị bệnh gì không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Đối với lứa tuổi con bạn thì rụng tóc có thể do những nguyên nhân như sau:
Thói quen hay buộc tóc hoặc buộc tóc quá chật làm tăng nguy cơ rụng tóc.
Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt hoặc kẽm là những yếu tố dễ làm rụng tóc.
Nấm da đầu nhưng tóc sẽ rụng theo từng mảng và có kèm theo bong vảy trắng trên da đầu.
Tình trạng bệnh lý của tuyến yên hoặc tuyến giáp.
Trường hợp con bạn, trước hết bạn không nên buộc tóc cho cháu nữa. Còn về tình trạng sức khỏe của cháu cũng không đáng lo ngại vì với nặng và chiều cao như vậy thì thấy cháu phát triển hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần bổ sung thêm cho cháu kẽm và cho ăn các thức ăn giàu sắt như thịt đỏ, gan lợn, trứng gà, các loại rau có lá sẫm màu. Nếu tình trạng rụng tóc vẫn không cải thiện sau 6 tháng bạn nên đưa cháu đi khám.
Chúc bạn vui vẻ.
Bé ngủ đêm thường tỉnh dậy quấy khóc, lười ăn là thiếu chất gì?
Câu hỏi bởi: thuý hồng
Thưa bác sĩ.
Con em được 22 tháng 20 ngày, là bé trai, lúc sinh bé được 3,2 kg. Hiện nay bé được 11 kg, cao 84 cm. Bé ngủ đêm thường tỉnh dậy quấy khóc, mấy tháng nay bé rất lười ăn (chỉ toàn ngậm), bé ăn ít mà ngủ cũng rất ít. Vậy bác sĩ cho em hỏi bé bị thiếu chất gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn ngủ không ngon giấc có thể do nhiều lí do: Bé ăn quá no trước khi ngủ, điều kiện môi trường không tốt cho giấc ngủ như: Ánh sáng mạnh, tiếng ồn nhiều. Ngoài ra, việc mắc giun kim cũng là một lý do đáng kể khác, giun kim thường xuống lỗ hậu môn đẻ trứng về ban đêm, điều này cũng làm bé quấy khóc, khó ngủ, những trẻ thiếu canxi cũng sẽ thường xuyên bị trằn trọc, khó ngủ. Ngoài những lí do trên, nếu bị thiếu Kẽm, Canxi bé cũng sẽ không thấy được giấc ngủ ngon như những trẻ bình thường. Ngoài việc điều chỉnh môi trường ngủ, bạn có thể bổ sung Kẽm, Canxi cho bé.
Về việc bé ăn chậm bạn cần xem lại cách chế biến thức ăn cho bé. Nếu thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, hàm răng, sở thích… thì bé lại càng trở nên lười nuốt hơn. Vì thế, bạn cần rất chú ý nấu ăn theo đúng độ tuổi của bé. Ở độ tuổi này bạn không thấy thể tập cho bé ăn cơm nát, cháo hạt to. Không ít người con đã lớn 2 – 3 tuổi mà vẫn cho ăn cháo xay, cháo hạt nấu kỹ… vô tình càng làm bé trở nên lười nhai, lười nuốt. Ăn thức ăn được xay nhuyễn kéo dài quá lâu vì sẽ hình thành thói quen lười nhai và bé sẽ ngậm thức ăn. Khi không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm. Bạn cũng không nên ép bé ăn trong một bữa vì thường khi đã hơi lưng dạ trẻ bắt đầu lười nhai. Lúc này không nên cố ép.
Bạn cũng nên đổi món thường xuyên cho bé, bữa mặn, bữa ngọt, bữa thịt, bữa cá và bổ sung nhiều rau xanh. Khi ăn, nên cho bé ăn kèm 1 thìa nước canh để bé nuốt nhanh hơn. Bạn không nên cho bé vừa ăn vừa chơi, lâu dần sẽ thành thói quen. Có thể thời gian đầu, dễ cho bé ăn hơn, bé ăn nhiều hơn nhưng lâu dần, rất dễ tạo thói quen mải chơi, mải xem mà ngậm thức ăn trong miệng, không nhớ nhai nuốt. Bé nhà bạn hiện tại có chiều cao cân nặng như vậy là bé phát triển bình thường. Bạn không nên quá lo lắng.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Biểu hiện của trẻ 2 tuổi bị các bệnh về máu như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con em lúc sinh ra không thấy một chút bớt xanh gi trên cơ thể, lúc nhỏ em quan sát thấy niêm mạc môi và các đầu nón chân tay không được đỏ lắm. Con em đã từng đi xét nghiệm máu mấy lần vì bị sốt, đều tìm ra nguyên nhân bị sốt và chỉ thấy kết quả bạch cầu tăng, còn bác sĩ không thấy nói gì về các chỉ số khác. Vậy cho em hỏi con em có bị thiếu máu không? Hay là bị cách bệnh lý về máu? Biểu hiện của trẻ 2 tuổi bị các bệnh về máu như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào em.
Giới hạn bình thường của các chỉ số xét nghiệm ở trẻ em khác hoàn toàn so với ở người lớn. Ở người lớn, các xét nghiệm như xét nghiệm sinh hóa máu, đông máu hay tế bào máu,… đều có một giới hạn bình thường cố định, áp dụng cho cộng đồng người Việt Nam. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, giới hạn bình thường của các xét nghiệm thay đổi theo độ tuổi của trẻ vì vậy để đánh giá sự bình thường hay không bình thường của trẻ cần phải dựa vào các chỉ số theo tuổi và cần phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Nhi. Do vậy, để đánh giá xem trẻ có bị thiếu máu hay không cần phải làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để xác định: Số lượng hồng cầu, lượng Hemoglobin trong máu, thể tích trung bình hồng cầu và đối chiếu với lứa tuổi của trẻ để đánh giá. Nếu thiếu máu mức độ nhẹ có thể không có rõ khi thăm khám lâm sàng. Nếu thiếu máu rõ, khám trẻ sẽ thấy da xanh, niêm mạc mắt nhợt, đầu ngón chân ngón tay nhợt, móng chân móng tay có thể bị khô nẻ, tóc bị rụng hoặc bị gãy nhiều,…
Cháu nhà em bị sốt là triệu chứng của một tình trạng nhiễm khuẩn hay viêm nhiễm ở trong cơ thể và khi xét nghiệm thấy bạch cầu trong máu tăng là phản ứng bình thường của cơ thể, tăng số lượng bạch cầu để tiêu diệt các tác nhân gây viêm, gây nhiễm trùng. Khi hết viêm, hết nhiễm trùng, hết sốt, số lượng bạch cầu sẽ trở về bình thường.
Các bệnh về máu có thể gặp ở trẻ nhỏ như: Thiếu máu, ung thư máu, các bệnh có rối loạn về đông máu (như bệnh Hemophilia A, B, C; thiếu hụt vitamin K,…). Mỗi bệnh có triệu chứng biểu hiện lâm sàng khác nhau. Bệnh thiếu máu với các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm như đã mô tả ở trên. Bệnh ung thư máu là một tên chung cho một nhóm bệnh có sự tăng sinh bất thường của các tế bào máu. Những trẻ bị bệnh ung thư máu thường có triệu chứng biểu hiện sốt dai dẳng kéo dài không rõ nguyên nhân, có thể có biểu hiện thiếu máu, có thể có xuất huyết dưới da. Khi xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi thấy phần lớn là tế bào bất thường. Khi xét nghiệm tủy đồ thấy tăng sinh một hay một số dòng tế bào, lấn át các dòng tế bào khác.
Trẻ có rối loạn về đông máu, có thể do thiếu hụt yếu tố VIII (bệnh Hemophilia A), thiếu hụt yếu tố IX (bệnh Hemophilia B), thiếu hụt yếu tố XI (bệnh Hemophilia C) hoặc có thể do thiếu hụt vitamin K nên trẻ sẽ có các triệu chứng xuất hiện xuất huyết dưới da, có thể dạng chấm nốt hoặc dạng mảng xuất huyết. Sau những va chạm nhẹ trẻ cũng có thể bị tụ máu dưới da, bị tràn máu các khớp. Ngoài ra trẻ cũng có thể có sốt, có triệu chứng thiếu máu. Vì vậy, nếu trẻ có bất kì dấu hiệu nào bất thường thì em cần đưa trẻ đi khám ngay.
Chúc mẹ con em mạnh khỏe!
Trẻ tháng thứ 3 đã không lên cân có phải do thiếu chất?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Bác ơi con gái cháu sinh 2,8 kg, tháng đầu tăng 1kg, tháng thứ 2 cũng tăng 1 kg, nhưng từ tháng thứ 3 bé không lên lạng nào ạ. Hôm nay bé được 5 tháng 19 ngày mà có hơn 5 kg thôi. Bé bú má hoàn toàn, nhưng cả tuần mới ị 1 lần, phân mềm, bé hay quấy khóc, ra nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc, tóc hình vành khăn ạ! Bác sĩ cho cháu hỏi có phải bé bị thiếu chất không ạ? Và cách xử lý như thế nào ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu.
Con cháu là bé gái, số cân lúc sinh của bé là 2,8 kg là hơi nhỏ hơn so với mức chuẩn (3,2 kg) và hiện nay 4 tháng bé được 5 kg là cũng nhỏ hơn bình thường. Trẻ em cần bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 tháng đầu (nếu mẹ đủ sữa), từ 4 – 5 tháng bắt đầu tập cho bé ăn dặm và từ tháng thứ 6 trở đi cho trẻ ăn dặm thực sự. Con bạn đang ở thời điểm cần phải bắt đầu cho bé nếm thử thức ăn khác ngoài sữa. Trẻ em 1 tuần mới đi 1 lần nhưng phân vẫn thành khuôn , mềm và vẫn đi bình thường thì không phải là táo phân, do ở thời điểm này có trẻ đại tràng dài tương đối so với hệ tiêu hóa , thời gian phân lưu trữ lâu cho nên hàng tuần trẻ mới bài tiết phân. Con cháu có triệu chứng hay quấy khóc, ra nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc , tóc hình vành khăn (rụng tóc vùng sau gáy) là dấu hiệu bị thiếu hụt vitamin D làm tác động đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phospho dẫn đến sự phát triển của xương không bình thường (bệnh còi xương) Ngoài những dấu hiệu trên còn thấy:
Các triệu chứng ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê. Các tình huống còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O. Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón. Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng… Khi trẻ bị còi xương cần: Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không thấy ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D (7dehydrocholesterol), dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng. Thuốc uống (thường dùng các thuốc sau) : thuốc Calcium Corbiere, ống 5ml gồm có: 0.55g Canxi glucoheptonat, 0.05g Vitamin C, 0.025g Vitamin PP trẻ em: 1 – 2 ống/ngày uống vào buổi sáng và buổi trưa .Thời gian uống không nên dài quá 2 tháng. Vì thừa canxi gây sỏi thận mãn tính, canxi hóa động mạch… Khi uống quá liều, lượng canxi thừa ít được hấp thu, nếu được hấp thu sẽ bị thải ra ngoài cùng nước tiểu gây sỏi thận. Lượng canxi trong máu được điều hòa một cách nghiêm ngặt, ít khi có biến đổi dù là thừa hay thiếu. Vì vậy, muốn biết có bị thừa canxi hay không, nên định lượng canxi niệu 24 giờ. Nếu lượng canxi niệu trên 300 mg/24 giờ (7,5mmol/24 giờ) thì phải ngừng chữa trị.
Khi sử dụng canxi, nên uống vào buổi sáng, sau ăn một giờ vì dùng vào buổi tối dễ gây sỏi thận và kích thích mất ngủ. Thuốc Aquadetrim Vitamin D3 có: Cholecalciferol 15.000 IU/ml (1ml khoảng 30 giọt). Mỗi ngày uống 1 giọt. thời gian uống nên duy trì khoảng 1 tháng , theo dõi tiến triển của bệnh, có thể nghỉ 1 tuần rồi lại lặp lại quá trình chữa trị lần trước. Cần tránh dùng quá liều. Dùng liều quá cao trong thời gian dài có thể gây rối loạn thừa canxi. Một điểm chú ý là: Không có xét nghiệm nào có thể xác định được trẻ có còi xương hay không mà chủ yếu là ở các biểu hiện lâm sàng và chỉ ở giai đoạn muộn mới có triệu chứng X-quang ở trên xương.
Chúc cháu khỏe!
Trẻ sơ sinh không mọc tóc sau gáy có phải thiếu chất?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tôi được 4 tháng, nặng 6,5 kg. Lúc 2 tháng tôi có cắt tóc cho cháu rồi đến 4 tháng nay chỉ thấy đằng trước tóc cháu mọc đen và rậm còn đằng sau gáy tóc không lên. Tôi muốn hỏi bác sĩ xem cháu có bị thiếu chất không và cách điều trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn được 4 tháng tuổi và chỉ mọc tóc đằng trước, đằng sau gáy tóc không lên. Bạn có thể tìm hiểu những lí do dưới đây và tham khảo cách xử lý đối với mỗi lí do:
– Các tư thế nằm ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng vì nếu để trẻ nằm thẳng quá lâu, quá nhiều trẻ rất dễ khiến tóc không mọc được hoặc bị rụng tóc ở phần sau gáy và có thể dẫn đến bị hói tạm thời. Nếu là do lí do này thì bạn nên cho trẻ nằm nghiêng (nghiêng trái, nghiêng phải). Có thể cho trẻ nằm sấp trong khoảng thời gian ngắn khi trẻ thức và bụng đói.
– Hiện tượng bé rụng tóc hình vành khăn (tóc đằng sau gáy không mọc) có thể là dấu hiệu sớm của còi xương mà lí do chính là do thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng mà những trẻ mập mạp cũng rất dễ mắc. Ngoài uống vitamin D3, bạn cũng cần cho bé uống thêm canxi và kẽm nữa (canxi uống 1ống 5ml/ngày, còn kẽm uống 5 ml/ngày (zinofa). Ngoài ra cần cho bé ra ngoài tắm nắng 15 – 30 phút/ngày trước 9h sáng.
– Do nấm đầu: Nếu da vùng tóc rụng bị sưng đỏ thì rất có thể trẻ đã mắc bệnh về nấm da đầu.
Trong tình huống này bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có giải pháp chữa trị. Cũng có thể tóc cháu chưa mọc ở vùng gáy do cháu còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ. Bạn không nên quá lo lắng mà cần theo dõi thêm.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare