Hỏi Bác Sĩ -
Siêu âm là phương pháp hữu hiệu để kiểm tra những vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, nó liệu có phát hiện được những vấn đề này hay không?
Siêu âm có phát hiện sa dạ con không?
Câu hỏi bởi: Nhung Thu
Chào bác sĩ!
Em muốn biết bị sa dạ con hay không thì đi siêu âm có phát hiện ra không ạ?
Em xin cảm ơn và mong tư vấn của bác sĩ!
Chào bạn!
Siêu âm không chẩn đoán sa sinh dục. Chẩn đoán mức độ sa sinh dục bằng khám lâm sàng bởi bác sĩ Phụ khoa hay bác sĩ chuyên khoa Sàn chậu học. Chụp MRI có thể chẩn đoán mức độ cũng như tổn thương cơ sàn chậu, từ đó bác sĩ mới đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Siêu âm có phát hiện thai ngoài tử cung không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em đang nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, nếu mang thai chắc cũng đến tháng thứ 6 rồi, nhưng thử Beta hCG âm tính. Có trường hợp nào Beta HCG thấp bẩm sinh không, và siêu âm có phát hiện thai không? Hiện tại bụng em đã to, ấn vào cứng, ngực căng, nổi nốt sần và tiết sữa, vậy nên khám thế nào?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Chửa ngoài tử cung là tình trạng thai không nằm trong buồng tử cung mà ở ngoài, có thể ở vòi trứng, buồng trứng hoặc trong ổ bụng, nếu chửa ở vòi trứng hoặc buồng trứng thì chỉ được khoảng 2 tháng là có biến chứng (vỡ khối chửa) chứ không thể 6 tháng được. Nếu có thai thì chắc chắn có Beta hCG thai càng lớn thì Beta hCG càng nhiều. Nếu bạn xét nghiệm không thấy Beta hCG thì bạn không có thai. Bạn hãy đi khám siêu âm ổ bụng kiểm tra xem thế nào nhé. Khám siêu âm Sản khoa kiểm tra tử cung phần phụ. Có các kết quả khám mới có hướng chuẩn đoán và chữa trị.
Chúc bạn khỏe.
Siêu âm có biết được bệnh Down không và có chữa khỏi bệnh Down hay không?
Câu hỏi bởi: Mỹ Phượng, 30 t
Chào bác sĩ.
Tôi muốn hỏi hiện nay nước ta có mấy trung tâm sàng lọc trước sinh? Giai đoạn 1 (12-15 tuần) siêu âm có biết được bệnh Down hay không hay phải xét nghiệm máu nữa? Tôi tìm hiểu biết được khi trẻ sinh ra trong vòng 7 ngày thì lấy máu ở gót chân xét nghiệm để biết được trẻ có mắc bệnh Down hay không. Vậy nếu mắc bệnh trong lúc nào thì có thể chữa khỏi bệnh Down?
Cảm ơn bác sĩ!
Bạn Mỹ Phượng thân mến.
Sàng lọc hội chứng Down hiện nay được xem là một phần theo dõi thường quy trong chăm sóc tiền thai. Tuổi người mẹ trước đây được xem là yếu tố quyết định trong sàng lọc hội chứng Down, nhưng hiện nay sàng lọc hội chứng Down được khuyến cáo thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai. Trong tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu của thai kỳ), một xét nghiệm kết hợp sẽ được thực hiện 2 bước khi tuổi thai ở tuần thứ 11-13.
Siêu âm: Đo khoảng sáng vùng da gáy thai nhi
Thử máu: Đo lượng plasma protein-A (PAPP-A) và human chorionic gonadotropin (HCG)
Sự kết hợp siêu âm và xét nghiệm máu cho phép đánh giá nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, chứ không thể cho bạn biết chắc chắn rằng con của bạn có hay không có mắc hội chứng Down. Nếu các xét nghiệm này chỉ ra có nguy cơ cao thì một xét nghiệm xâm nhập được chỉ định là chọc ối để phân tích bộ nhiễm sắc thể của thai nhi. Đây là xét nghiệm chẩn đoán em bé có mắc hội chứng Down hay không. Sau sinh, chẩn đoán hội chứng Down thường dựa vào diện mạo bên ngoài của em bé. Khuôn mặt rất đặc trưng: đầu ngắn, tai đóng thấp hay thiểu sản, mũi nhỏ – thấp (do thiểu sản xương mũi), hai mắt nhỏ, xếch và cách xa nhau, miệng nhỏ, lưỡi thè ra khỏi miệng.
Xét nghiệm lấy máu em bé sau sinh để phân tích bộ nhiễm sắc thể của em bé. Nếu thừa 1 nhiễm sắc thể số 21 (thay vì bình thường là hai thì ở đây là ba nhiễm sắc thể số 21) em bé mắc hội chứng Down. Trẻ sinh ra được lấy máu ở gót chân còn thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh sau khi sinh cho 3 bệnh lý có tỉ lệ cao ở các nước châu Á:
Thiếu men G6PD.
Suy giáp bẩm sinh.
Tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh.
Hội chứng Down do có sự thừa một nhiễm sắc thể số 21 nên hiện nay không thể điều trị được. Do trẻ mắc hội chứng Down có nguy cơ và biến chứng cao về y khoa, cần kiểm tra và theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý và biến chứng liên quan đến hội chứng Down giúp trẻ có tuổi thọ lâu hơn. Hiện nay, các bệnh viện Sản khoa ở các thành phố lớn đều có đơn vị sàng lọc trước sinh.
Chúc bạn khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Siêu âm có biết được tình trạng bệnh thận tái phát không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác sĩ ơi cho cháu hỏi là. Siêu âm có biết được tình trạng của bệnh không. Hôm nay cháu đi khám chuyên khoa thận bác sĩ cho siêu âm và chụp X-quang phổi. Thận không ứ nước không bị gì hết. Cháu có nói với bác sĩ trước cháu bị viêm thận và có chữa trị mà không biết đã khỏi chưa. Sau sinh bác sĩ có tiêm cho cháu 6 ngày kháng sinh loại mạnh thì bác sĩ trả lời cháu nếu có thì siêu âm đã thấy và nói cháu chỉ bị đau cơ vì ngồi cho con bú sai tư thế. Như vậy cháu có còn bệnh không. Có phải khám gì nữa không. Trong lòng cháu vẫn thấy không yên tâm.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Có một số phương pháp kiểm tra đánh giá chức năng thận. Cụ thể: Chụp X-quang nếu phát hiện bờ thận không đều, thận nhỏ hơn bình thường thì nhiều khả năng bị viêm thận – bể thận mãn tính. Nếu thận to thì do ứ nước, ứ mủ.
Chẩn đoán bệnh bằng các biện pháp thăm dò chuyên sâu như chụp động mạch thận, thận đồ phóng xạ, siêu âm thận, chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang… có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác tình hình bệnh đồng thời hỗ trợ tìm ra lí do gây bệnh.
Người mắc bệnh viêm thận – bể thận mãn tính khi xét nghiệm máu sẽ thấy lượng có hồng cầu giảm, bạch cầu tăng cao. Vào giai đoạn viêm, ứ mủ, sẽ phát hiệu thêm những rối loạn về chức năng thận như urê máu cao, creatinin máu cao,… Trường hợp của cháu trước đây bị viêm thận, hiện tại siêu âm không có vấn đề gì, để biết chắc chắn hơn cháu có thể đi làm xét nghiệm máu như kể trên.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Siêu âm có giúp phát hiện bệnh ung thư đường ruột không?
Câu hỏi bởi: Hoang Nhut
Chào bác sĩ.
Em là nam. Bác sĩ cho em hỏi là khi siêu âm ở phòng khám tư thì có giúp phát hiện bệnh ung thư đường ruột không? Vì em ấn vào vùng bụng phải ngang rốn thì thấy có cục cứng, không đau gì cả, nhưng thỉnh thoảng thấy nhói lên vài cái rồi hết ngay, không đau lâu, vị trí đau cũng không xác định. Cách đây nhiều tuần, em đi ngoài thấy phân có dính 1 đốm máu nhỏ, sau ngày đó đến nay thì không còn thấy máu nữa, số lần đại tiện không tăng, không tiêu chảy, nhưng phân có lúc cứng và có mót rặn khi đi, ăn uống vẫn bình thường, không buồn nôn. Cho em hỏi với những biểu hiện trên thì em có đang mắc bệnh gì về đại tràng không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Em bị táo bón cho nên khi ấn vào vùng bụng cảm thấy cục cứng đó là phân cứng ở đại tràng. Trường hợp bị táo bón lâu làm phân đổi màu nên nhiều người tưởng đi ngoài ra máu nhưng thực chất không phải. Có những tình huống ăn một số loại thức ăn như tiết canh nên đi ngoài phân sẫm màu làm bệnh nhân tưởng nhầm đi ngoài ra máu. Vì vậy em yên tâm là không bị bệnh về đại tràng, em có thể uống Sorbitol 2 gói một ngày để giảm tình trạng táo bón. Việc đi siêu âm chỉ phát hiện được khối u chứ không phát hiện được ung thư, muốn phát hiện ung thư thì phải làm nội soi sinh thiết.
Chúc em mạnh khoẻ!
Siêu âm là phương pháp hữu hiệu để kiểm tra những vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, nó liệu có phát hiện được những vấn đề này hay không?
Siêu âm có phát hiện sa dạ con không?
Câu hỏi bởi: Nhung Thu
Chào bác sĩ!
Em muốn biết bị sa dạ con hay không thì đi siêu âm có phát hiện ra không ạ?
Em xin cảm ơn và mong tư vấn của bác sĩ!
Chào bạn!
Siêu âm không chẩn đoán sa sinh dục. Chẩn đoán mức độ sa sinh dục bằng khám lâm sàng bởi bác sĩ Phụ khoa hay bác sĩ chuyên khoa Sàn chậu học. Chụp MRI có thể chẩn đoán mức độ cũng như tổn thương cơ sàn chậu, từ đó bác sĩ mới đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Siêu âm có phát hiện thai ngoài tử cung không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em đang nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, nếu mang thai chắc cũng đến tháng thứ 6 rồi, nhưng thử Beta hCG âm tính. Có trường hợp nào Beta HCG thấp bẩm sinh không, và siêu âm có phát hiện thai không? Hiện tại bụng em đã to, ấn vào cứng, ngực căng, nổi nốt sần và tiết sữa, vậy nên khám thế nào?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Chửa ngoài tử cung là tình trạng thai không nằm trong buồng tử cung mà ở ngoài, có thể ở vòi trứng, buồng trứng hoặc trong ổ bụng, nếu chửa ở vòi trứng hoặc buồng trứng thì chỉ được khoảng 2 tháng là có biến chứng (vỡ khối chửa) chứ không thể 6 tháng được. Nếu có thai thì chắc chắn có Beta hCG thai càng lớn thì Beta hCG càng nhiều. Nếu bạn xét nghiệm không thấy Beta hCG thì bạn không có thai. Bạn hãy đi khám siêu âm ổ bụng kiểm tra xem thế nào nhé. Khám siêu âm Sản khoa kiểm tra tử cung phần phụ. Có các kết quả khám mới có hướng chuẩn đoán và chữa trị.
Chúc bạn khỏe.
Siêu âm có biết được bệnh Down không và có chữa khỏi bệnh Down hay không?
Câu hỏi bởi: Mỹ Phượng, 30 t
Chào bác sĩ.
Tôi muốn hỏi hiện nay nước ta có mấy trung tâm sàng lọc trước sinh? Giai đoạn 1 (12-15 tuần) siêu âm có biết được bệnh Down hay không hay phải xét nghiệm máu nữa? Tôi tìm hiểu biết được khi trẻ sinh ra trong vòng 7 ngày thì lấy máu ở gót chân xét nghiệm để biết được trẻ có mắc bệnh Down hay không. Vậy nếu mắc bệnh trong lúc nào thì có thể chữa khỏi bệnh Down?
Cảm ơn bác sĩ!
Bạn Mỹ Phượng thân mến.
Sàng lọc hội chứng Down hiện nay được xem là một phần theo dõi thường quy trong chăm sóc tiền thai. Tuổi người mẹ trước đây được xem là yếu tố quyết định trong sàng lọc hội chứng Down, nhưng hiện nay sàng lọc hội chứng Down được khuyến cáo thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai. Trong tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu của thai kỳ), một xét nghiệm kết hợp sẽ được thực hiện 2 bước khi tuổi thai ở tuần thứ 11-13.
Siêu âm: Đo khoảng sáng vùng da gáy thai nhi
Thử máu: Đo lượng plasma protein-A (PAPP-A) và human chorionic gonadotropin (HCG)
Sự kết hợp siêu âm và xét nghiệm máu cho phép đánh giá nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, chứ không thể cho bạn biết chắc chắn rằng con của bạn có hay không có mắc hội chứng Down. Nếu các xét nghiệm này chỉ ra có nguy cơ cao thì một xét nghiệm xâm nhập được chỉ định là chọc ối để phân tích bộ nhiễm sắc thể của thai nhi. Đây là xét nghiệm chẩn đoán em bé có mắc hội chứng Down hay không. Sau sinh, chẩn đoán hội chứng Down thường dựa vào diện mạo bên ngoài của em bé. Khuôn mặt rất đặc trưng: đầu ngắn, tai đóng thấp hay thiểu sản, mũi nhỏ – thấp (do thiểu sản xương mũi), hai mắt nhỏ, xếch và cách xa nhau, miệng nhỏ, lưỡi thè ra khỏi miệng.
Xét nghiệm lấy máu em bé sau sinh để phân tích bộ nhiễm sắc thể của em bé. Nếu thừa 1 nhiễm sắc thể số 21 (thay vì bình thường là hai thì ở đây là ba nhiễm sắc thể số 21) em bé mắc hội chứng Down. Trẻ sinh ra được lấy máu ở gót chân còn thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh sau khi sinh cho 3 bệnh lý có tỉ lệ cao ở các nước châu Á:
Thiếu men G6PD.
Suy giáp bẩm sinh.
Tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh.
Hội chứng Down do có sự thừa một nhiễm sắc thể số 21 nên hiện nay không thể điều trị được. Do trẻ mắc hội chứng Down có nguy cơ và biến chứng cao về y khoa, cần kiểm tra và theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý và biến chứng liên quan đến hội chứng Down giúp trẻ có tuổi thọ lâu hơn. Hiện nay, các bệnh viện Sản khoa ở các thành phố lớn đều có đơn vị sàng lọc trước sinh.
Chúc bạn khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Siêu âm có biết được tình trạng bệnh thận tái phát không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác sĩ ơi cho cháu hỏi là. Siêu âm có biết được tình trạng của bệnh không. Hôm nay cháu đi khám chuyên khoa thận bác sĩ cho siêu âm và chụp X-quang phổi. Thận không ứ nước không bị gì hết. Cháu có nói với bác sĩ trước cháu bị viêm thận và có chữa trị mà không biết đã khỏi chưa. Sau sinh bác sĩ có tiêm cho cháu 6 ngày kháng sinh loại mạnh thì bác sĩ trả lời cháu nếu có thì siêu âm đã thấy và nói cháu chỉ bị đau cơ vì ngồi cho con bú sai tư thế. Như vậy cháu có còn bệnh không. Có phải khám gì nữa không. Trong lòng cháu vẫn thấy không yên tâm.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Có một số phương pháp kiểm tra đánh giá chức năng thận. Cụ thể: Chụp X-quang nếu phát hiện bờ thận không đều, thận nhỏ hơn bình thường thì nhiều khả năng bị viêm thận – bể thận mãn tính. Nếu thận to thì do ứ nước, ứ mủ.
Chẩn đoán bệnh bằng các biện pháp thăm dò chuyên sâu như chụp động mạch thận, thận đồ phóng xạ, siêu âm thận, chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang… có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác tình hình bệnh đồng thời hỗ trợ tìm ra lí do gây bệnh.
Người mắc bệnh viêm thận – bể thận mãn tính khi xét nghiệm máu sẽ thấy lượng có hồng cầu giảm, bạch cầu tăng cao. Vào giai đoạn viêm, ứ mủ, sẽ phát hiệu thêm những rối loạn về chức năng thận như urê máu cao, creatinin máu cao,… Trường hợp của cháu trước đây bị viêm thận, hiện tại siêu âm không có vấn đề gì, để biết chắc chắn hơn cháu có thể đi làm xét nghiệm máu như kể trên.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Siêu âm có giúp phát hiện bệnh ung thư đường ruột không?
Câu hỏi bởi: Hoang Nhut
Chào bác sĩ.
Em là nam. Bác sĩ cho em hỏi là khi siêu âm ở phòng khám tư thì có giúp phát hiện bệnh ung thư đường ruột không? Vì em ấn vào vùng bụng phải ngang rốn thì thấy có cục cứng, không đau gì cả, nhưng thỉnh thoảng thấy nhói lên vài cái rồi hết ngay, không đau lâu, vị trí đau cũng không xác định. Cách đây nhiều tuần, em đi ngoài thấy phân có dính 1 đốm máu nhỏ, sau ngày đó đến nay thì không còn thấy máu nữa, số lần đại tiện không tăng, không tiêu chảy, nhưng phân có lúc cứng và có mót rặn khi đi, ăn uống vẫn bình thường, không buồn nôn. Cho em hỏi với những biểu hiện trên thì em có đang mắc bệnh gì về đại tràng không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Em bị táo bón cho nên khi ấn vào vùng bụng cảm thấy cục cứng đó là phân cứng ở đại tràng. Trường hợp bị táo bón lâu làm phân đổi màu nên nhiều người tưởng đi ngoài ra máu nhưng thực chất không phải. Có những tình huống ăn một số loại thức ăn như tiết canh nên đi ngoài phân sẫm màu làm bệnh nhân tưởng nhầm đi ngoài ra máu. Vì vậy em yên tâm là không bị bệnh về đại tràng, em có thể uống Sorbitol 2 gói một ngày để giảm tình trạng táo bón. Việc đi siêu âm chỉ phát hiện được khối u chứ không phát hiện được ung thư, muốn phát hiện ung thư thì phải làm nội soi sinh thiết.
Chúc em mạnh khoẻ!
Theo ViCare