Thai sang tuần 23 và những lưu ý chẳng thể bỏ qua!


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Khi bước sang tuần 23, chị em cũng bắt đầu tiến gần hơn đến những tháng cuối cùng của thai kỳ. Đây là thời điềm mà chúng ta cần trang bị một cách đầy đủ nhất những kiến thức cần thiết để xử lý tốt các vấn đề có thể gặp phải.

33 tuổi mang thai được 23 tuần thì phát hiện thai bị thoát vị hoành


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Tôi 33 tuổi có bầu được 23 tuần thì phát hiện thai bị thoát vị hoành. Bác sĩ chỉ định phải kết thúc thai kỳ sớm. Nay tôi muốn có bầu lại thì cần phải làm gì để kỳ có bầu tiếp theo có được một thai nhi khỏe mạnh, không mang những biểu hiện như trước nữa. Rất mong được sự tư vấn của bác sĩ.

Xin cảm ơn.

Bác sĩ Lê Huy Tuấn


Chào bạn!

Như vậy bạn đã có tiền sử thai bất thường (dị dạng), lần có thai tới bạn hãy đi khám cả 2 vợ chồng nhé, cần đi khám cụ thể như sau:

– Chồng:

Khám chuyên khoa Nam học kiểm tra bộ phận sinh dục nam có gì bất thường hay không. Làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng thế nào. Xét nghiệm soi dịch niệu đạo kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn hoặc virut không?

– Vợ:

Khám phụ khoa xem có mắc bệnh gì không.

Siêu âm đầu dò âm đạo kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng. Chụp tử cung vòi trứng xem có bị tắc hay bán tắc hay không? Xét nghiệm định lượng nội tiết xem có gì bất thường không, làm xét nghiệm máu xem yếu tố RH, xét nghiệm gen như thế nào..vv

Khi có các kết quả mới có thể có hướng chẩn đoán và chữa trị phù hợp được.

Chúc bạn khỏe.

Mang thai tuần 23 bị dư ối, ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cho tôi hỏi, tôi có bầu lần 2 đang ở tuần 23, đi siêu âm bác sĩ bảo bị dư ối, thai vẫn phát triển bình thường. Nếu vẫn dư ối như vậy thì sẽ tác động thế nào đến thai?

Xin cám ơn!

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào bạn!

Nước ối đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của thai nhi với các chức năng: tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tránh sự chèn ép quá mức vào thai nhi, tránh sự xâm nhập của mầm bệnh bên ngoài vào thai nhi,… Thông thường, lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai và giảm dần vào sát ngày sinh. Khi thai được 16-32 tuần, lượng nước ối vào khoảng 300-600ml, tình huống lượng nước ối tăng hơn so với bình thường thì được gọi là dư ối (hay đa ối).

Do vậy, trước hết bạn không nên lo lắng quá mức vì có thể tác động tới sức khoẻ của bạn và của thai nhi. Nên đảm bảo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, và nên tái khám theo hẹn của bác sĩ. Hiện tại thai vẫn phát triển bình thường nhưng cần theo dõi đều đặn thường xuyên qua khám định kỳ trong thời kỳ thai nghén, giúp đảm bảo sức khoẻ người mẹ và thai nhi ổn định, đồng thời giúp phát hiện sớm những bất thường và khắc phục kịp thời. Bạn nên đăng ký quản lý thai nghén tại cơ sở y tế chuyên khoa Sản phụ để được khám và theo dõi định kỳ.

Chúc bạn sức khoẻ!

Mang thai đến tuần thứ 23 xét nghiệm Rubella có IgM âm tính còn IgG dương tính


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em đang có bầu đến tuần thứ 23 thì em bị sốt phát ban. Sau khi ban lặng đi thì em có đi làm xét nghiệm Rubella thì kết quả cho IgM âm tính còn IgG dương tính. Bác sĩ hãy giải đáp dùm em với kết quả như vậy em phải làm gì. Em đang rất lo.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Vì kết quả xét nghiệm Rubella IgM âm tính có thể nghĩ rằng lần sốt phát ban này không phải là triệu chứng của nhiễm vi rút Rubella. Kết quả xét nghiệm Rubella IgG dương tính nói lên 2 khả năng:

Em đã tiêm ngừa Rubella. Em đã nhiễm Rubella ở một thời điểm nào đó trong quá khứ và đã khỏi bệnh nhưng không rõ có phải em nhiễm Rubella trong thời kỳ mang thai hay không.

Vì vậy em cần xem xét lại lịch sử tiêm chủng và bệnh tật, trao đổi với bác sĩ để có đánh giá cụ thể hơn. Em nên yên tâm, không nên lo lắng.

Chúc em mạnh khỏe!

Đau cửa mình, đau nhói vùng bẹn phải khi mang thai tuần thứ 23 có phải dấu hiệu sinh non?


Câu hỏi bởi: lê thương

Chào bác sĩ.

Cháu hiện đang có bầu lần một được 23 tuần. Tuần thứ 22 cháu đi siêu âm và khám thì kết quả cho thấy tất cả mẹ và bé đều ổn, không có gì bất thường. Nhưng mấy hôm qua cháu có hiện tượng đau ở cửa mình, thi thoảng đau nhói vùng bẹn bên phải (mẹ cháu có nói là đau dây chằng). Ngoài đau ra thì không ra máu hay gì khác cả. Và cháu hiện tại đang làm nhân viên bán hàng nên phải đứng và di chuyển khá nhiều. Cháu đang rất lo lắng và không biết hiện tượng đau ở cửa mình có phải là dấu hiệu sinh non hay không? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.

Cháu cảm ơn nhiều ạ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Nếu đau ở cửa mình mà không kèm theo đau bụng, không ra máu âm đạo thì không phải là dấu hiệu của sinh non. Nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm hộ, viêm âm đạo). Vì vậy, trước tiên, bạn nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa ngoài, tuyệt đối không được thụt rửa vào trong kể cả bằng nước bình thường. Nếu sau đó không hết viêm thì bạn nên đi khám phụ khoa để bác sĩ soi tươi tìm lí do gây viêm và kê đơn chữa trị cho bạn.

Chúc bạn khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.