Hỏi Bác Sĩ -
Nhược thị là hiện tượng nhãn khoa có thể dẫn đến việc não “lờ” đi các thông tin ở mắt vĩnh viễn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này ở nhóm người vị thành niên qua các câu hỏi sau đây nhé!
Hỏi về bệnh nhược thị
Câu hỏi bởi: Trịnh Kim Cương
con trai tôi năm nay 13 tuổi, cháu bị bệnh nhược thị mắt trái còn 1/10. xin bác sỹ tư vấn giúp gia đình phương pháp điều trị. xin cảm ơn
Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc
Chào bạn,
Bạn nên đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về cách tập mắt nhược thị nhé.
Thông thường trẻ từ 9-13 tuổi là đã khó chữa nhược thị rồi, vì vậy bạn cần phải đưa cháu đi khám ngay nhé.
Thân ái
Cận thị lệch có gây nhược thị không?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Cháu là nam, năm nay cháu đang học lớp 10. Cháu bị cận mắt phải 2.5 độ, mắt trái 1.25 độ. Cháu chỉ đeo kính khi học ở trên lớp còn nhìn gần thì cháu không đeo. Thưa bác sĩ cháu cận lệch như vậy thì có dẫn đến nhược thị không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Cháu bị cận mắt phải 2.5 độ, mắt trái 1.25 độ. Cận thị với mức độ chênh lệch như cháu mắc phải được gọi là lệch khúc xạ (hay bất đồng khúc xạ). Lệch khúc xạ là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt, có thể có các tình huống như một mắt cận, một mắt viễn hoặc cả hai mắt cùng cận (hoặc cùng viễn) nhưng mức độ khác nhau. Thậm chí, một số tình huống còn bị cận/viễn một mắt, trong khi mắt còn lại vẫn bình thường.
Nếu tình trạng lệch khúc xạ không được phát hiện và điều chỉnh sớm, nó có thể dẫn tới nhược thị, là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác, thị lực bị giảm sút mà không thể chữa trị bằng cách chỉnh số kính. Nguyên nhân là do thị lực của bên mắt có tật khúc xạ lớn hơn sẽ phát triển không bình thường. Sự chênh lệch độ giữa hai mắt càng lớn thì nguy cơ mắc nhược thị càng cao. Trường hợp của cháu không nên quá lo lắng. Cháu nên đeo kính theo chỉ dẫn của bác sĩ theo đúng với độ cận mà từng bên mắt mắc phải. Bên cạnh đó, hãy chăm sóc mắt thường xuyên theo các mẹo nhỏ sau đây:
– Khi học tập hay làm việc, đặc biệt là khi tiếp xúc với máy tính, sách vở, cháu hãy giữ cho mình một khoảng cách an toàn cho mắt (30 – 35cm).
– Ngồi ở tư thế thẳng, cân đối khi học và làm việc không chỉ đảm bảo cho đôi mắt, mà nó còn giúp cháu tập trung hơn rất nhiều. Nếu cháu ngồi không thẳng lưng, đổi tư thế liên tục, mắt của cháu sẽ phải điều tiết rất nhiều, khiến độ cận tăng lên nhanh chóng.
– Sau thời gian hoạt động liên tục từ 45 – 60 phút, cần để cho đôi mắt được thư giãn với những bài tập vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả như nhắm mắt thư giãn, nhìn qua cửa sổ, nhìn tập trung vào một vật bất động dưới ánh sáng, nhìn vào bầu trời trong xanh khoảng 5 phút…
– Ngoài ra, cháu cũng không nên thức quá khuya vì sẽ gây tác động xấu cho đôi mắt.
– Các chất dinh dưỡng tốt nhất cho mắt chính là vitamin A, B, kẽm, beta carotene, crom, selen… Chúng không chỉ có tác dụng làm máu lưu thông dễ dàng, ngăn ngừa sự mệt mỏi, khô rát mà còn giúp đôi mắt khỏe hơn, sáng hơn và giúp ổn định thị lực nữa. Vì vậy, cháu nên ăn nhiều các thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, trứng gà, sữa, thịt bò, thịt gà, rau dền, rau ngót, nấm, thủy hải sản.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bệnh về mắt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, cháu năm nay 18 tuổi, là nam giới, cháu thấy mắt phải của cháu kém hơn mắt trái: mắt phải khoảng 6/10,mắt trái khoảng 8/10. Như vậy có phải nhược thị không,nếu là nhược thì cháu có thể đi mổ không.cháu đang muốn tham gia nghĩa vụ quân sự.cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc
Chào cháu!
Theo như lời cháu kể, cháu chưa nói rõ thông tin là mắt phải 6/10 và mắt trái 8/10 là trước hay sau khi đã chỉnh kính. Nếu mà đã chỉnh kính mà thị lực có chỉ số như trên thì cháu đã bị nhược thị, tuy nhiên, cháu bị nhược thị ở mức độ nhẹ.
Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác, khiến thị lực bị giảm sút mà không thể chữa trị được bằng cách chỉnh số kính. Mắt bị nhược thị sau khi đã chỉnh kính tối ưu cũng chỉ đạt thị lực 7/10 hoặc 8/10.Việc chẩn đoán sớm và chữa trị đúng cách bệnh nhược thị rất quan trọng. Điều trị nhược thị cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Các yếu tố quyết định thành công khi chữa trị nhược thị là tìm ra lí do chính xác, mức độ của bệnh và độ tuổi của bệnh nhân. Sau khi chữa trị ổn định, bệnh nhân và gia đình vẫn phải duy trì theo dõi để tránh nhược thị tái phát. Có nhiều phương pháp khác nhau để chữa nhược thị như bịt mắt, uống thuốc, kích thích thị giác bằng máy, phục thị… nhưng phổ biến nhất và đem lại hiệu quả cao là phương pháp bịt mắt luyện tập. Ở phương pháp này, bệnh nhân bịt mắt lành lại hoặc tra thuốc làm mờ mắt lành để kích thích thị giác ở mắt bệnh. Khi phương pháp bịt mắt không mang lại hiệu quả thì mới dùng đến các phương pháp sau.
Chìa khóa cho việc chữa trị nhược thị là kiên trì luyện tập. Nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện và chữa trị của bác sĩ chuyên khoa Mắt để sớm chữa trị được bệnh, dù có thể mất 2-3 năm. Phẫu thuật chỉ giải quyết các tật khúc xạ, lác…gây nên nhược thị.
Cháu nên đi khám chuyên khoa để bác sĩ điều chỉnh kính và tư vấn cụ thể hơn.
Thân ái.
Điều trị nhược thị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Bảo Châu
Thưa bác sĩ.
Con tôi 6 tuổi. Gần đây, tôi thấy bé hay nghiêng đầu khi nhìn, mắt nheo lại. Tôi đưa đi khám thì bác sĩ cho biết bé bị nhược thị. Xin hỏi, bệnh của con tôi nên điều trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn!
Nhược thị là sự kém phát triển về mặt chức năng của cơ quan thị giác xảy ra ở trẻ em. Trẻ bị nhược thị ngày càng gia tăng nhưng có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị đúng.
Một số nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ: lác mắt, các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lệch khúc xạ), do các bệnh ở mắt (sẹo giác mạc, sụp mi mắt bẩm sinh).
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị nhược thị, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhược, mục đích mang lại thị lực tốt nhất cho mắt, làm cơ sở cho sự phát triển hoàn thiện thị giác của cả hai mắt. Các biện pháp được áp dụng nhiều là bịt mắt (bịt mắt khỏe tập nhìn bằng mắt nhược thị), phẫu thuật, gia hạt quang học, phục thị, dùng thuốc…
Chị đã cho cháu đi khám thì nên tuân thủ chỉ định và tư vấn của bác sĩ, yếu tố quyết định thành công của điều trị là sự phối hợp và hiểu biết của phụ huynh. Tuy nhiên, sau khi điều trị nhược thị, trẻ vẫn cần được theo dõi thị lực thường xuyên để đề phòng nhược thị tái phát.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Nhược thị là hiện tượng nhãn khoa có thể dẫn đến việc não “lờ” đi các thông tin ở mắt vĩnh viễn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này ở nhóm người vị thành niên qua các câu hỏi sau đây nhé!
Hỏi về bệnh nhược thị
Câu hỏi bởi: Trịnh Kim Cương
con trai tôi năm nay 13 tuổi, cháu bị bệnh nhược thị mắt trái còn 1/10. xin bác sỹ tư vấn giúp gia đình phương pháp điều trị. xin cảm ơn
Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc
Chào bạn,
Bạn nên đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về cách tập mắt nhược thị nhé.
Thông thường trẻ từ 9-13 tuổi là đã khó chữa nhược thị rồi, vì vậy bạn cần phải đưa cháu đi khám ngay nhé.
Thân ái
Cận thị lệch có gây nhược thị không?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Cháu là nam, năm nay cháu đang học lớp 10. Cháu bị cận mắt phải 2.5 độ, mắt trái 1.25 độ. Cháu chỉ đeo kính khi học ở trên lớp còn nhìn gần thì cháu không đeo. Thưa bác sĩ cháu cận lệch như vậy thì có dẫn đến nhược thị không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Cháu bị cận mắt phải 2.5 độ, mắt trái 1.25 độ. Cận thị với mức độ chênh lệch như cháu mắc phải được gọi là lệch khúc xạ (hay bất đồng khúc xạ). Lệch khúc xạ là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt, có thể có các tình huống như một mắt cận, một mắt viễn hoặc cả hai mắt cùng cận (hoặc cùng viễn) nhưng mức độ khác nhau. Thậm chí, một số tình huống còn bị cận/viễn một mắt, trong khi mắt còn lại vẫn bình thường.
Nếu tình trạng lệch khúc xạ không được phát hiện và điều chỉnh sớm, nó có thể dẫn tới nhược thị, là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác, thị lực bị giảm sút mà không thể chữa trị bằng cách chỉnh số kính. Nguyên nhân là do thị lực của bên mắt có tật khúc xạ lớn hơn sẽ phát triển không bình thường. Sự chênh lệch độ giữa hai mắt càng lớn thì nguy cơ mắc nhược thị càng cao. Trường hợp của cháu không nên quá lo lắng. Cháu nên đeo kính theo chỉ dẫn của bác sĩ theo đúng với độ cận mà từng bên mắt mắc phải. Bên cạnh đó, hãy chăm sóc mắt thường xuyên theo các mẹo nhỏ sau đây:
– Khi học tập hay làm việc, đặc biệt là khi tiếp xúc với máy tính, sách vở, cháu hãy giữ cho mình một khoảng cách an toàn cho mắt (30 – 35cm).
– Ngồi ở tư thế thẳng, cân đối khi học và làm việc không chỉ đảm bảo cho đôi mắt, mà nó còn giúp cháu tập trung hơn rất nhiều. Nếu cháu ngồi không thẳng lưng, đổi tư thế liên tục, mắt của cháu sẽ phải điều tiết rất nhiều, khiến độ cận tăng lên nhanh chóng.
– Sau thời gian hoạt động liên tục từ 45 – 60 phút, cần để cho đôi mắt được thư giãn với những bài tập vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả như nhắm mắt thư giãn, nhìn qua cửa sổ, nhìn tập trung vào một vật bất động dưới ánh sáng, nhìn vào bầu trời trong xanh khoảng 5 phút…
– Ngoài ra, cháu cũng không nên thức quá khuya vì sẽ gây tác động xấu cho đôi mắt.
– Các chất dinh dưỡng tốt nhất cho mắt chính là vitamin A, B, kẽm, beta carotene, crom, selen… Chúng không chỉ có tác dụng làm máu lưu thông dễ dàng, ngăn ngừa sự mệt mỏi, khô rát mà còn giúp đôi mắt khỏe hơn, sáng hơn và giúp ổn định thị lực nữa. Vì vậy, cháu nên ăn nhiều các thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, trứng gà, sữa, thịt bò, thịt gà, rau dền, rau ngót, nấm, thủy hải sản.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bệnh về mắt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, cháu năm nay 18 tuổi, là nam giới, cháu thấy mắt phải của cháu kém hơn mắt trái: mắt phải khoảng 6/10,mắt trái khoảng 8/10. Như vậy có phải nhược thị không,nếu là nhược thì cháu có thể đi mổ không.cháu đang muốn tham gia nghĩa vụ quân sự.cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc
Chào cháu!
Theo như lời cháu kể, cháu chưa nói rõ thông tin là mắt phải 6/10 và mắt trái 8/10 là trước hay sau khi đã chỉnh kính. Nếu mà đã chỉnh kính mà thị lực có chỉ số như trên thì cháu đã bị nhược thị, tuy nhiên, cháu bị nhược thị ở mức độ nhẹ.
Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác, khiến thị lực bị giảm sút mà không thể chữa trị được bằng cách chỉnh số kính. Mắt bị nhược thị sau khi đã chỉnh kính tối ưu cũng chỉ đạt thị lực 7/10 hoặc 8/10.Việc chẩn đoán sớm và chữa trị đúng cách bệnh nhược thị rất quan trọng. Điều trị nhược thị cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Các yếu tố quyết định thành công khi chữa trị nhược thị là tìm ra lí do chính xác, mức độ của bệnh và độ tuổi của bệnh nhân. Sau khi chữa trị ổn định, bệnh nhân và gia đình vẫn phải duy trì theo dõi để tránh nhược thị tái phát. Có nhiều phương pháp khác nhau để chữa nhược thị như bịt mắt, uống thuốc, kích thích thị giác bằng máy, phục thị… nhưng phổ biến nhất và đem lại hiệu quả cao là phương pháp bịt mắt luyện tập. Ở phương pháp này, bệnh nhân bịt mắt lành lại hoặc tra thuốc làm mờ mắt lành để kích thích thị giác ở mắt bệnh. Khi phương pháp bịt mắt không mang lại hiệu quả thì mới dùng đến các phương pháp sau.
Chìa khóa cho việc chữa trị nhược thị là kiên trì luyện tập. Nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện và chữa trị của bác sĩ chuyên khoa Mắt để sớm chữa trị được bệnh, dù có thể mất 2-3 năm. Phẫu thuật chỉ giải quyết các tật khúc xạ, lác…gây nên nhược thị.
Cháu nên đi khám chuyên khoa để bác sĩ điều chỉnh kính và tư vấn cụ thể hơn.
Thân ái.
Điều trị nhược thị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Bảo Châu
Thưa bác sĩ.
Con tôi 6 tuổi. Gần đây, tôi thấy bé hay nghiêng đầu khi nhìn, mắt nheo lại. Tôi đưa đi khám thì bác sĩ cho biết bé bị nhược thị. Xin hỏi, bệnh của con tôi nên điều trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn!
Nhược thị là sự kém phát triển về mặt chức năng của cơ quan thị giác xảy ra ở trẻ em. Trẻ bị nhược thị ngày càng gia tăng nhưng có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị đúng.
Một số nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ: lác mắt, các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lệch khúc xạ), do các bệnh ở mắt (sẹo giác mạc, sụp mi mắt bẩm sinh).
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị nhược thị, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhược, mục đích mang lại thị lực tốt nhất cho mắt, làm cơ sở cho sự phát triển hoàn thiện thị giác của cả hai mắt. Các biện pháp được áp dụng nhiều là bịt mắt (bịt mắt khỏe tập nhìn bằng mắt nhược thị), phẫu thuật, gia hạt quang học, phục thị, dùng thuốc…
Chị đã cho cháu đi khám thì nên tuân thủ chỉ định và tư vấn của bác sĩ, yếu tố quyết định thành công của điều trị là sự phối hợp và hiểu biết của phụ huynh. Tuy nhiên, sau khi điều trị nhược thị, trẻ vẫn cần được theo dõi thị lực thường xuyên để đề phòng nhược thị tái phát.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare