Hỏi Bác Sĩ -
Khó thở, ho, ho có đờm, đau ngực, thở khò khè, mệt mỏi, da xanh là triệu chứng của tắc nghẽn phổi mãn tính. Cùng đọc những lý giải dưới đây để hiểu thêm về những triệu chứng này.
bệnh thuyên tắc tĩnh mạch phổi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
tôi năm nay 47 tuổi, là nam giới. Trước đây tôi có bị tràn dịch màng phổi và sau đó tôi có điều trị tại BV Phạm Ngọc Thạch TP.HCM đã khỏi bệnh( lúc đó tôi khoảng 25 tuổi). Cách đây khoảng 12 năm tôi bị lao phổi và đã khám và điều trị theo phát đồ của BV đại học y dược TP.HCM và đã khỏi bệnh. Khoảng một năm nay tôi thấy khó thở, lâu lâu có ho và có đàm (không bị khò khè như suyễn). Một tháng nay thì tôi bị cảm sốt siêu vi và đã điều trị hết sốt rồi, nhưng cơn khó thở của tôi lại nặng hơn và lâu lâu thì cảm thấy ớn lạnh thường vào khoảng 9 giờ sáng và 4 giờ chiều, cơ thể tôi có ngày thì rất khỏe, có ngày lai cảm thấy đuối. Trước đây khoảng 10 năm ba tôi cũng bị bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch phổi và có đi khám tại BV Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, bác sĩ có nói là bệnh này chữa không khỏi, nhiều lúc ba tôi khó thở thì phải chụp oxy liền thì mới qua khỏi cơn khó thở và ba tôi đã mất vào năm đó sau một cơn khó thở. Tôi nay cũng có các triệu chứng giống ba tôi lúc đó. Xin hỏi Bác sĩ có thể tôi đã mắc bệnh đó không và hiện nay đã có có hướng điều trị chưa. Tôi định đi khám về chức năng hô hấp có đúng không bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh tắc mạch phổi không phải là bệnh di truyền, không phải là bệnh do bố mẹ truyền sang con cái, bạn không nên lo lắng về tiển sử gia đình bố bị tắc tĩnh mạch phổi thì con sẽ bị, trong thuyên tắc mạch phổi yếu tố gia đình chỉ là yếu tố nguy cơ.
Xem:
Với tình trạng hiện tại bạn có thể bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chứ không phải là thuyên tắc mạch phổi. Xem: http://dieutri.vn/benhhocnoi/7-10-2012/S2635/Benh-hoc-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-COPD.htm
Nhưng cũng không thể loại trừ hoàn toàn bệnh thuyên tắc mạch phổi (bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch phổi), vì vậy bạn nên khám chuyên khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, hoặc khoa hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy tp Hồ Chí Minh hoặc các cơ sở tương đương để xác định bệnh và có phương hướng điều trị tích cực.
Bệnh tắc mạch phổi hiện nay chủ yếu vẫn là thuốc chống đông máu, giải pháp phẫu thuật giải bỏ ách tắc thường ít được áp dụng.
Chúc bạn mạnh khỏe.
HÌnh ảnh X quang của thuyên tắc mạch phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn.
Hình 1, 4,5 là thuyên tắc mạch máu phổi, hình 2,3 là bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Khó thở, mệt mỏi là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em có cảm giác khó thở, mệt mỏi, em bị bệnh gì vậy bác sĩ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Thông tin bạn cung cấp trong thư còn sơ sài: tuổi, giới, nghề nghiệp, tiền sử bệnh, hoàn cảnh xuất hiện biểu hiện khó thở, mệt mỏi… nên rất khó giải đáp cụ thể cho bạn. Mệt mỏi, khó thở là biểu hiện có thể gặp trong mọi bệnh lý của cơ thể, từ suy nhược cơ thể do công việc căng thẳng, suy nhược thần kinh do stress… cho đến những bệnh lý nặng hơn của hệ tim mạch (thiếu máu, suy tim), hệ hô hấp (hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…).
Thậm chí, các biểu hiện này có thể xuất hiện sau một ngày học tập hay làm việc căng thẳng, liên tục, không nghỉ giải lao giữa giờ, nhưng sẽ hết sau khi được nghỉ ngơi, thư giãn. Do đó, chỉ với thông tin bạn có triệu chứng mệt mỏi khó thở thì bác sĩ khó có thể chẩn đoán chính xác được bạn đang mắc bệnh gì.
Tôi khuyên bạn trước tiên nên kiểm tra lại chế độ làm việc xem thời gian biểu đã hợp lý chưa; chế độ ăn uống có cung cấp đầy đủ và cân bằng dưỡng chất, có lạm dụng mì chính (bột ngọt) không để điều chỉnh lại. Nếu sau khi điều chỉnh mà các biểu hiện trên vẫn không đỡ, hoặc có thêm các biểu hiện khác xuất hiện… thì bạn nên đến cơ sở y tế khám và làm các xét nghiệm cần thiết, để có chẩn đoán và chữa trị thích hợp.
Chúc bạn sức khỏe!
Đã điều trị bệnh trào ngược dịch bao tử nhưng còn ho lâu ngày, ho có ít đờm, không đặc
Câu hỏi bởi: Hiệp
Chào bác sĩ.
Năm nay tôi 62 tuổi, nam, bị ho khoảng 3 năm, đi nhiều bệnh viện: Bệnh viện Tai Mũi Họng đã nội soi, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Phạm Ngọc Thạch, và một số bệnh viện khác. Phổi tốt, đã điều trị bệnh trào ngược dịch bao tử, hiện vẫn còn ho (có ít đờm, không đặc, đã bỏ hút thuốc 2 năm sau 35 năm hút). Bác sĩ vui lòng cho biết cách điều trị.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bác!
Bác bị ho khoảng 3 năm đã chữa trị theo hướng trào ngược dạ dày. Hiện tại còn ít đờm và ho ít. Bác đã từng hút thuốc hơn 30 năm tuy rằng bác đã bỏ thuốc được 2 năm nhưng do thời gian hút thuốc quá dài có thể đã gây nên những tổn thương không thể hồi phục.
Các nguy cơ bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động đối với hệ hô hấp bao gồm:
Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mãn tính, viêm họng mãn tính, viêm thanh quản mãn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.
Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phế quản.
Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi do vậy mặc dù bác đã bỏ thuốc 2 năm nhưng hậu quả không lường được có thể sẽ tồn tại đến bây giờ và là lí do ho kéo dài của bác.
Nguyên nhân ho này cũng có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Bác đã đi khám và chữa ở nhiều nơi. Hiện tại bác nên tiếp tục duy trì thuốc chữa trị trào ngược Nexium 40 mg ngày 1 viên, ngậm nước chanh nướng ngâm với muối và mật ong, giữ vệ sinh họng bằng ngậm nước muối. Ngoài ra, bác cần tập hít thở sâu trước khi đi ngủ và sáng sau khi ngủ dậy, tập vỗ rung phổi để tăng cường đẩy khí cặn trong phổi, cải thiện độ đàn hồi của phổi.
Chúc bác mạnh khỏe!
Ho kéo dài lúc nửa đêm và sáng sớm, có đờm, buồn nôn ở người già
Câu hỏi bởi: thanhhoa2015
Thưa bác sĩ.
Bố tôi năm nay 60 tuổi, ông thường ho kéo dài vào lúc nửa đêm và sáng sớm, có lúc bị nôn nữa và có đờm. Tôi có đọc thông tin của 1 người gửi câu hỏi trước đó cũng bị ho như bố tôi và các bác sĩ chẩn đoán là viêm họng mãn tính và có kê đơn thuốc gồm: Dogmatil 50mg, Decontractyl 250mg, Dorithricin, Loratadin 10mg. Tôi có ra hiệu thuốc gần nhà để mua những loại này nhưng cô bán thuốc bảo đó là thuốc đau xương rồi cô ấy bán cho tôi những loại này Erythromycin 500mg, Danzym lysozym 5mg, Cendein, Cetirizine hydrochloride tablets 10mg, Rovamycine 1.5 M.I.U. Còn có 6 viên thuốc rời đề YY và một hộp thuốc ngậm ho Phytotussin. Vậy xin hỏi đơn thuốc này có được không bác sĩ? Vì do từ nhà đến bệnh viện rất xa không có điều kiện khám trực tiếp. Mong được sự trả lời sớm của bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Việc suy luận từ chẩn đoán bệnh của người này để áp sang người khác rồi uống thuốc để chữa trị như của bạn có thể để lại những hậu quả khó lường vì mỗi người mỗi bệnh khác nhau. Đơn thuốc bác sĩ kê không chỉ để chữa trị bệnh viêm họng mà còn phải để chữa trị các bệnh khác phối hợp trên cơ thể bệnh nhân đó và thuốc kê được xem xét dựa trên kết quả chức năng gan và thận của bệnh nhân, chẳng hạn như cũng cùng một bệnh viêm họng nhưng bệnh nhân nghiện rượu, xơ gan thì sẽ không kê thuốc giảm đau, còn bệnh nhân chức năng gan thận tốt có thể kê thuốc giảm đau. Vì vậy, bạn cần phải đưa bố bạn đến bệnh viện khám để bác sĩ kê đơn chữa trị mà không nên tự ý uống thuốc như vậy.
Còn với biểu hiện ho và có đờm như vậy, có thể do bệnh viêm họng hoặc có thể do các bệnh lý mãn tính khác của đường hô hấp như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc có thể do viêm nhiễm cấp tính khác như: viêm phế quản, viêm phổi,… Để chẩn đoán chính xác cần phải có sự thăm khám của bác sĩ kết hợp với các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán. Do đó dù có xa thì bạn cũng nên sắp xếp để đưa bố bạn đi khám càng sớm càng tốt và tôi cũng không thể kê đơn mò như này được.
Chúc bố bạn mạnh khỏe!
Nấc cụt, tức ngực, khó thở là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ ạ!
Cha cháu năm nay 63 tuổi, đang bị bệnh cao huyết áp 140-160. Khoảng tháng trước cha cháu bị nấc cụt ba ngày liền mới hết ạ. Giờ cha cháu hay thấy tức ngực và khó thở, vậy cha cháu đang bị gì ạ? Đi khám sức khoẻ (khám bảo hiểm ở quê) thì bác sĩ bảo không sao ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Bố bạn thấy tức ngực ở bên nào và mức độ khó thở như thế nào? Khi làm các việc gắng sức như: leo cầu thang… thấy khó thở hay bình thường cũng thấy khó thở. Biểu hiện tức ngực và khó thở là hai biểu hiện rất chung của khá nhiều bệnh lý và rối loạn khác nhau, bao gồm:
Biểu hiện đau tức ngực có thể do rối loạn, bệnh lý hệ tim mạch: bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh van tim (hẹp, hở các van tim,…), bệnh các động mạch, thần kinh vùng ngực, bệnh tâm phế mạn,… Ngoài ra, còn các bệnh liên quan gây đau ngực như bệnh phổi, rối loạn nội tiết, các khối u vùng ngực, trung thất,…
Biểu hiện khó thở có thể do rối loạn hoặc bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh hen phế quản, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra cũng có thể do các bệnh lý khác như bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, các khối u vùng lân cận chèn ép đường hô hấp,…
Trong tình huống không thấy các tổn thương thực thể gây bệnh lý, tình huống rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể gây tức ngực, khó thở. Với tình trạng tức ngực và khó thở thường xuyên, bạn nên đưa bố đi khám tại cơ sở y tế trung ương hoặc bệnh viện tuyến tỉnh, họ sẽ có đầy đủ phương tiện để chẩn đoán, tìm lí do và chữa trị cho bố bạn.
Chúc bố bạn sớm khỏi bệnh!
Khó thở, ho, ho có đờm, đau ngực, thở khò khè, mệt mỏi, da xanh là triệu chứng của tắc nghẽn phổi mãn tính. Cùng đọc những lý giải dưới đây để hiểu thêm về những triệu chứng này.
bệnh thuyên tắc tĩnh mạch phổi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
tôi năm nay 47 tuổi, là nam giới. Trước đây tôi có bị tràn dịch màng phổi và sau đó tôi có điều trị tại BV Phạm Ngọc Thạch TP.HCM đã khỏi bệnh( lúc đó tôi khoảng 25 tuổi). Cách đây khoảng 12 năm tôi bị lao phổi và đã khám và điều trị theo phát đồ của BV đại học y dược TP.HCM và đã khỏi bệnh. Khoảng một năm nay tôi thấy khó thở, lâu lâu có ho và có đàm (không bị khò khè như suyễn). Một tháng nay thì tôi bị cảm sốt siêu vi và đã điều trị hết sốt rồi, nhưng cơn khó thở của tôi lại nặng hơn và lâu lâu thì cảm thấy ớn lạnh thường vào khoảng 9 giờ sáng và 4 giờ chiều, cơ thể tôi có ngày thì rất khỏe, có ngày lai cảm thấy đuối. Trước đây khoảng 10 năm ba tôi cũng bị bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch phổi và có đi khám tại BV Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, bác sĩ có nói là bệnh này chữa không khỏi, nhiều lúc ba tôi khó thở thì phải chụp oxy liền thì mới qua khỏi cơn khó thở và ba tôi đã mất vào năm đó sau một cơn khó thở. Tôi nay cũng có các triệu chứng giống ba tôi lúc đó. Xin hỏi Bác sĩ có thể tôi đã mắc bệnh đó không và hiện nay đã có có hướng điều trị chưa. Tôi định đi khám về chức năng hô hấp có đúng không bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh tắc mạch phổi không phải là bệnh di truyền, không phải là bệnh do bố mẹ truyền sang con cái, bạn không nên lo lắng về tiển sử gia đình bố bị tắc tĩnh mạch phổi thì con sẽ bị, trong thuyên tắc mạch phổi yếu tố gia đình chỉ là yếu tố nguy cơ.
Xem:
Thuyên tắc động mạch phổi: dấu hiệu triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán điều trị
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau từ người sang người, nhưng thường bao gồm bất ngờ và không giải thích được khó thở, đau ngực
dieutri.vn
Với tình trạng hiện tại bạn có thể bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chứ không phải là thuyên tắc mạch phổi. Xem: http://dieutri.vn/benhhocnoi/7-10-2012/S2635/Benh-hoc-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-COPD.htm
Nhưng cũng không thể loại trừ hoàn toàn bệnh thuyên tắc mạch phổi (bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch phổi), vì vậy bạn nên khám chuyên khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, hoặc khoa hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy tp Hồ Chí Minh hoặc các cơ sở tương đương để xác định bệnh và có phương hướng điều trị tích cực.
Bệnh tắc mạch phổi hiện nay chủ yếu vẫn là thuốc chống đông máu, giải pháp phẫu thuật giải bỏ ách tắc thường ít được áp dụng.
Chúc bạn mạnh khỏe.
HÌnh ảnh X quang của thuyên tắc mạch phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn.
Hình 1, 4,5 là thuyên tắc mạch máu phổi, hình 2,3 là bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Khó thở, mệt mỏi là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em có cảm giác khó thở, mệt mỏi, em bị bệnh gì vậy bác sĩ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Thông tin bạn cung cấp trong thư còn sơ sài: tuổi, giới, nghề nghiệp, tiền sử bệnh, hoàn cảnh xuất hiện biểu hiện khó thở, mệt mỏi… nên rất khó giải đáp cụ thể cho bạn. Mệt mỏi, khó thở là biểu hiện có thể gặp trong mọi bệnh lý của cơ thể, từ suy nhược cơ thể do công việc căng thẳng, suy nhược thần kinh do stress… cho đến những bệnh lý nặng hơn của hệ tim mạch (thiếu máu, suy tim), hệ hô hấp (hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…).
Thậm chí, các biểu hiện này có thể xuất hiện sau một ngày học tập hay làm việc căng thẳng, liên tục, không nghỉ giải lao giữa giờ, nhưng sẽ hết sau khi được nghỉ ngơi, thư giãn. Do đó, chỉ với thông tin bạn có triệu chứng mệt mỏi khó thở thì bác sĩ khó có thể chẩn đoán chính xác được bạn đang mắc bệnh gì.
Tôi khuyên bạn trước tiên nên kiểm tra lại chế độ làm việc xem thời gian biểu đã hợp lý chưa; chế độ ăn uống có cung cấp đầy đủ và cân bằng dưỡng chất, có lạm dụng mì chính (bột ngọt) không để điều chỉnh lại. Nếu sau khi điều chỉnh mà các biểu hiện trên vẫn không đỡ, hoặc có thêm các biểu hiện khác xuất hiện… thì bạn nên đến cơ sở y tế khám và làm các xét nghiệm cần thiết, để có chẩn đoán và chữa trị thích hợp.
Chúc bạn sức khỏe!
Đã điều trị bệnh trào ngược dịch bao tử nhưng còn ho lâu ngày, ho có ít đờm, không đặc
Câu hỏi bởi: Hiệp
Chào bác sĩ.
Năm nay tôi 62 tuổi, nam, bị ho khoảng 3 năm, đi nhiều bệnh viện: Bệnh viện Tai Mũi Họng đã nội soi, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Phạm Ngọc Thạch, và một số bệnh viện khác. Phổi tốt, đã điều trị bệnh trào ngược dịch bao tử, hiện vẫn còn ho (có ít đờm, không đặc, đã bỏ hút thuốc 2 năm sau 35 năm hút). Bác sĩ vui lòng cho biết cách điều trị.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bác!
Bác bị ho khoảng 3 năm đã chữa trị theo hướng trào ngược dạ dày. Hiện tại còn ít đờm và ho ít. Bác đã từng hút thuốc hơn 30 năm tuy rằng bác đã bỏ thuốc được 2 năm nhưng do thời gian hút thuốc quá dài có thể đã gây nên những tổn thương không thể hồi phục.
Các nguy cơ bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động đối với hệ hô hấp bao gồm:
Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mãn tính, viêm họng mãn tính, viêm thanh quản mãn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.
Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phế quản.
Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi do vậy mặc dù bác đã bỏ thuốc 2 năm nhưng hậu quả không lường được có thể sẽ tồn tại đến bây giờ và là lí do ho kéo dài của bác.
Nguyên nhân ho này cũng có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Bác đã đi khám và chữa ở nhiều nơi. Hiện tại bác nên tiếp tục duy trì thuốc chữa trị trào ngược Nexium 40 mg ngày 1 viên, ngậm nước chanh nướng ngâm với muối và mật ong, giữ vệ sinh họng bằng ngậm nước muối. Ngoài ra, bác cần tập hít thở sâu trước khi đi ngủ và sáng sau khi ngủ dậy, tập vỗ rung phổi để tăng cường đẩy khí cặn trong phổi, cải thiện độ đàn hồi của phổi.
Chúc bác mạnh khỏe!
Ho kéo dài lúc nửa đêm và sáng sớm, có đờm, buồn nôn ở người già
Câu hỏi bởi: thanhhoa2015
Thưa bác sĩ.
Bố tôi năm nay 60 tuổi, ông thường ho kéo dài vào lúc nửa đêm và sáng sớm, có lúc bị nôn nữa và có đờm. Tôi có đọc thông tin của 1 người gửi câu hỏi trước đó cũng bị ho như bố tôi và các bác sĩ chẩn đoán là viêm họng mãn tính và có kê đơn thuốc gồm: Dogmatil 50mg, Decontractyl 250mg, Dorithricin, Loratadin 10mg. Tôi có ra hiệu thuốc gần nhà để mua những loại này nhưng cô bán thuốc bảo đó là thuốc đau xương rồi cô ấy bán cho tôi những loại này Erythromycin 500mg, Danzym lysozym 5mg, Cendein, Cetirizine hydrochloride tablets 10mg, Rovamycine 1.5 M.I.U. Còn có 6 viên thuốc rời đề YY và một hộp thuốc ngậm ho Phytotussin. Vậy xin hỏi đơn thuốc này có được không bác sĩ? Vì do từ nhà đến bệnh viện rất xa không có điều kiện khám trực tiếp. Mong được sự trả lời sớm của bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Việc suy luận từ chẩn đoán bệnh của người này để áp sang người khác rồi uống thuốc để chữa trị như của bạn có thể để lại những hậu quả khó lường vì mỗi người mỗi bệnh khác nhau. Đơn thuốc bác sĩ kê không chỉ để chữa trị bệnh viêm họng mà còn phải để chữa trị các bệnh khác phối hợp trên cơ thể bệnh nhân đó và thuốc kê được xem xét dựa trên kết quả chức năng gan và thận của bệnh nhân, chẳng hạn như cũng cùng một bệnh viêm họng nhưng bệnh nhân nghiện rượu, xơ gan thì sẽ không kê thuốc giảm đau, còn bệnh nhân chức năng gan thận tốt có thể kê thuốc giảm đau. Vì vậy, bạn cần phải đưa bố bạn đến bệnh viện khám để bác sĩ kê đơn chữa trị mà không nên tự ý uống thuốc như vậy.
Còn với biểu hiện ho và có đờm như vậy, có thể do bệnh viêm họng hoặc có thể do các bệnh lý mãn tính khác của đường hô hấp như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc có thể do viêm nhiễm cấp tính khác như: viêm phế quản, viêm phổi,… Để chẩn đoán chính xác cần phải có sự thăm khám của bác sĩ kết hợp với các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán. Do đó dù có xa thì bạn cũng nên sắp xếp để đưa bố bạn đi khám càng sớm càng tốt và tôi cũng không thể kê đơn mò như này được.
Chúc bố bạn mạnh khỏe!
Nấc cụt, tức ngực, khó thở là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ ạ!
Cha cháu năm nay 63 tuổi, đang bị bệnh cao huyết áp 140-160. Khoảng tháng trước cha cháu bị nấc cụt ba ngày liền mới hết ạ. Giờ cha cháu hay thấy tức ngực và khó thở, vậy cha cháu đang bị gì ạ? Đi khám sức khoẻ (khám bảo hiểm ở quê) thì bác sĩ bảo không sao ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Bố bạn thấy tức ngực ở bên nào và mức độ khó thở như thế nào? Khi làm các việc gắng sức như: leo cầu thang… thấy khó thở hay bình thường cũng thấy khó thở. Biểu hiện tức ngực và khó thở là hai biểu hiện rất chung của khá nhiều bệnh lý và rối loạn khác nhau, bao gồm:
Biểu hiện đau tức ngực có thể do rối loạn, bệnh lý hệ tim mạch: bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh van tim (hẹp, hở các van tim,…), bệnh các động mạch, thần kinh vùng ngực, bệnh tâm phế mạn,… Ngoài ra, còn các bệnh liên quan gây đau ngực như bệnh phổi, rối loạn nội tiết, các khối u vùng ngực, trung thất,…
Biểu hiện khó thở có thể do rối loạn hoặc bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh hen phế quản, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra cũng có thể do các bệnh lý khác như bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, các khối u vùng lân cận chèn ép đường hô hấp,…
Trong tình huống không thấy các tổn thương thực thể gây bệnh lý, tình huống rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể gây tức ngực, khó thở. Với tình trạng tức ngực và khó thở thường xuyên, bạn nên đưa bố đi khám tại cơ sở y tế trung ương hoặc bệnh viện tuyến tỉnh, họ sẽ có đầy đủ phương tiện để chẩn đoán, tìm lí do và chữa trị cho bố bạn.
Chúc bố bạn sớm khỏi bệnh!
Theo ViCare