Hỏi Bác Sĩ -
Cùng với ánh mắt, đôi môi không chỉ là điểm sáng tô đẹp cho ngoại hình mà còn là dấu hiệu biểu thị một gương mặt tươi tắn, một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, môi khô được xem là nỗi khổ của tất cả chúng ta.
MÔi khô
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, cháu là con trai, năm nay 25t, thời gian gần đây mặc dù là mùa hè nhưng da môi cháu hay biị khô, bong tróc và thay da thường xuyên. Cháu đã cố găng uống nhiều nước, bổ sung vitamin nhưng tình trạng trên vẫn không khỏi, nó không gây ra đau đớn gì nhưng cháu cảm thấy khó chịu vì môi luôn bị khô và rất mất thẩm mỹ ạ. Thưa bác sỹ như vậy là cháu bị bệnh gì và cách giải quyết như thế nào ạ. Cháu xin cảm ơn bác sỹ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn cần mô tả kỹ hơn nữa về tình trạng bong tróc da môi và khô môi.
Nếu vảy dễ bong, môi nứt nẻ chảy nước, ngứa nhung nhúc là bạn bị dị ứng một loại dị nguyên nào đó, thường là thức ăn. Như vậy ngoài bôi thuốc ra bạn cần tìm hiểu xem dị nguyên là loại gì để kiêng chúng, không sử dụng nữa.
Nếu vảy khó bong, khi bong (hoặc lột ra) để lại một vùng trũng thì đây có thể là bệnh luput ban đỏ thể cục bô, tổn thương chỉ thể hiện ở môi hoặc có thể kèm theo đau viêm khớp thoáng qua.
Cả hai loại tổn thương này thường không có gì là nguy hiểm, bạn cần bôi mỡ Flucina mỗi khi da bong tróc nhiều. Bạn nên mua loại của Ba lan là tốt nhất
Chúc bạn mau lành bệnh.
Bác sĩ Đặng Quốc Dũng
Chào bạn,
Biểu hiện chỉ bị bong tróc ở da môi thường là sinh lý bình thường vào mùa đông do độ ẩm thấp khiến da khô.
Tuy nhiên, bệnh của bạn lại xuất hiện vào mùa hè và bạn cũng đã uống nhiều nước, bổ sung vitamin thì rất có thể là một bệnh lý ngoài da. Bạn có thể đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám ( Bệnh viện Bạch Mai, bệnh Viện Da liễu trung ương).
Chúc bạn sức khỏe!
Môi khô nứt vào mùa hè
Câu hỏi bởi: Mẹ Boon
Thưa bác sĩ!
Không hiểu sao năm nay trời nắng nóng vậy mà môi em bị khô và nứt, như vậy em có bị bệnh gì không? Và cách chữa thế nào ạ?
Em cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Hiện tượng môi khô và nứt nẻ lúc giao mùa thường xảy ra vào mùa đông khi thời tiết khô hanh, tuy nhiên vẫn có thể gặp ở mùa hè do một số lí do như thường xuyên phải ra ngoài trời, thói quen hay thở miệng, cơ thể bị thiếu nước, khoáng chất, dùng mỹ phẩm dưỡng môi không đảm bảo,… Để xử lý tình trạng này, em nên thực hiện một số biện pháp sau:
Luôn nhớ uống nhiều nước hàng ngày để dưỡng ẩm cho làn da và đôi môi. Nếu có thể, nên dùng máy tạo ẩm trong phòng ngủ hoặc nơi em dành nhiều thời gian nhất trong nhà.
Cố gắng thở bằng mũi và hạn chế tối đa thở bằng miệng. Khi phải thở bằng miệng là đã trực tiếp “phơi” môi mình ra gió và không khí, dẫn đến việc đôi môi sẽ càng bị khô.
Tránh liếm và cắn môi: Nhiều người nghĩ rằng liếm môi sẽ làm cho môi ẩm hơn, nhưng thực chất, nước bọt sẽ nhanh chóng bay hơi, kéo theo cả độ ẩm vốn có của môi, và sẽ làm cho môi càng khô hơn.
Tránh để môi bị phơi ra ngoài nắng, nên dùng khẩu trang khi ra ngoài, sử dụng son dưỡng môi có chứa thành phần chống nắng.
Nếu đã áp dụng những cách trên trong vòng 2-3 ngày mà môi vẫn không đỡ khô và nứt nẻ, em nên gặp bác sĩ da liễu để tìm hiểu lí do gốc rễ và có hướng chữa trị thích hợp.
Chúc em vui, khỏe.
Bé gần 3 tháng tuổi môi khô, bên trong miệng bị dộp trắng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em bé 2 tháng 5 ngày. Môi khô, bên trong miệng bị dộp trắng. Bụng sôi hay đánh rắm. Bé đi ị 7 – 8 lần/ ngày. Phân nhầy, nhớt, dạng nước không thành phân. Có lúc chỉ sùn ra bọt không. (Mẹ bị nhiệt). Hỏi bác sĩ bé bị bệnh gì có cần phải đi bệnh viện để khám và chữa trị không? Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Những biểu hiện bạn kể trong thư cho thấy cháu bị tiêu chảy do nhiễm trùng đường tiêu hóa, mà nghi ngờ lớn nhất là do nhiễm nấm Candida. Bạn nên cho cháu đi khám ở bệnh viện chuyên khoa Nhi để được các bác sĩ khám và cho làm các xét nghiệm cần thiết và có hướng chữa trị.
Chúc cháu sớm khỏe!
Môi khô sưng, bong vảy sau khi dùng son
Câu hỏi bởi: Thúy mèo
Em chào các bác sĩ ạ!
Trong khoảng tháng gần đây môi của em có hiện tượng theo thứ tự
Khô môi, bong vảy bên ngoài rồi viền trong
Sưng môi, rát môi, mọc nhưng mụn nước nhỏ li ti, ở xung quanh cả môi chứ không tập trung giống như hình ảnh của bệnh rộp môi Hepers ạ.
Nếu em không bôi sáp nẻ thì môi chỉ khô và rát không thấy mụn nước, nhưng nếu bôi sẽ thấy có mụn nước nhưng không khô và rát nữa (giờ em đang dùng sáp nẻ anh đào)
Em có thay loại son mới vào đầu tháng 7 vừa rồi ạ.
Mong các bác sĩ giúp em với. Em khó chịu cả tháng nay rồi.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo thông tin em cung cấp em bị chàm tiếp xúc ở môi. Em phải đình chỉ dùng các lọai son môi đang dùng và dùng Mouth Past bôi 2 lần/ngày, bôi liên tục 7-10 ngày. Em nên tới bác sĩ Da liễu khám và giải đáp cụ thể.
Chúc em nhanh khỏi!
Làm sao để không khô môi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin hỏi bác sĩ làm thế nào để môi không bị khô vào mùa đông cũng như mùa hè ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Trường hợp của bạn là môi khô bất kể mùa nào trong năm. Bạn cần tìm hiểu lí do do đâu. Môi có đặc điểm không có tuyến mồ hôi và rất ít tuyến dầu. Bên cạnh đó, lớp bảo vệ bên ngoài làn môi rất mỏng nên dễ bị khô nẻ, gây đau đớn. Hiện tượng môi bị khô, nứt nẻ thường là triệu chứng đầu tiên của tình trạng thiếu nước, có thể xuất phát từ những lí do như không khí khô hanh, thở bằng miệng, thói quen liếm môi, nhiệt độ, ánh nắng mặt trời,…
Ngoài những lí do trên, thì thủ phạm gây khô nứt môi còn là do stress, suy nhược cơ thể, sử dụng son môi không phù hợp, dị ứng thực phẩm, tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh, hoặc có thể liên quan đến bệnh eczema (cần được thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác).
Như vậy để chữa trị bệnh khô môi hiệu quả, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu lí do gây bệnh để có cách xử lý phù hợp. Ngoài việc cần tránh các yếu tố gây khô môi như đã kể ở trên, bạn cần đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể, ăn nhiều trái cây chứa chất Carotene như cà chua, cà rốt, sử dụng kem dưỡng môi hàng ngày, nếu dùng son môi nên sử dụng loại có thành phần dưỡng ẩm và chỉ số SPF 15.
Ngoài ra có thể massage nhẹ nhàng môi với kem dưỡng môi vào mỗi sáng và tối trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt… Cuối cùng, nếu mọi nỗ lực đều không đem lại kết quả như mong muốn, bạn nên trực tiếp đến bác sĩ chuyên khoa để tìm ra lí do gây bệnh cụ thể và lựa chọn giải pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Chúc bạn thành công.
Cùng với ánh mắt, đôi môi không chỉ là điểm sáng tô đẹp cho ngoại hình mà còn là dấu hiệu biểu thị một gương mặt tươi tắn, một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, môi khô được xem là nỗi khổ của tất cả chúng ta.
MÔi khô
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, cháu là con trai, năm nay 25t, thời gian gần đây mặc dù là mùa hè nhưng da môi cháu hay biị khô, bong tróc và thay da thường xuyên. Cháu đã cố găng uống nhiều nước, bổ sung vitamin nhưng tình trạng trên vẫn không khỏi, nó không gây ra đau đớn gì nhưng cháu cảm thấy khó chịu vì môi luôn bị khô và rất mất thẩm mỹ ạ. Thưa bác sỹ như vậy là cháu bị bệnh gì và cách giải quyết như thế nào ạ. Cháu xin cảm ơn bác sỹ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn cần mô tả kỹ hơn nữa về tình trạng bong tróc da môi và khô môi.
Nếu vảy dễ bong, môi nứt nẻ chảy nước, ngứa nhung nhúc là bạn bị dị ứng một loại dị nguyên nào đó, thường là thức ăn. Như vậy ngoài bôi thuốc ra bạn cần tìm hiểu xem dị nguyên là loại gì để kiêng chúng, không sử dụng nữa.
Nếu vảy khó bong, khi bong (hoặc lột ra) để lại một vùng trũng thì đây có thể là bệnh luput ban đỏ thể cục bô, tổn thương chỉ thể hiện ở môi hoặc có thể kèm theo đau viêm khớp thoáng qua.
Cả hai loại tổn thương này thường không có gì là nguy hiểm, bạn cần bôi mỡ Flucina mỗi khi da bong tróc nhiều. Bạn nên mua loại của Ba lan là tốt nhất
Chúc bạn mau lành bệnh.
Bác sĩ Đặng Quốc Dũng
Chào bạn,
Biểu hiện chỉ bị bong tróc ở da môi thường là sinh lý bình thường vào mùa đông do độ ẩm thấp khiến da khô.
Tuy nhiên, bệnh của bạn lại xuất hiện vào mùa hè và bạn cũng đã uống nhiều nước, bổ sung vitamin thì rất có thể là một bệnh lý ngoài da. Bạn có thể đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám ( Bệnh viện Bạch Mai, bệnh Viện Da liễu trung ương).
Chúc bạn sức khỏe!
Môi khô nứt vào mùa hè
Câu hỏi bởi: Mẹ Boon
Thưa bác sĩ!
Không hiểu sao năm nay trời nắng nóng vậy mà môi em bị khô và nứt, như vậy em có bị bệnh gì không? Và cách chữa thế nào ạ?
Em cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Hiện tượng môi khô và nứt nẻ lúc giao mùa thường xảy ra vào mùa đông khi thời tiết khô hanh, tuy nhiên vẫn có thể gặp ở mùa hè do một số lí do như thường xuyên phải ra ngoài trời, thói quen hay thở miệng, cơ thể bị thiếu nước, khoáng chất, dùng mỹ phẩm dưỡng môi không đảm bảo,… Để xử lý tình trạng này, em nên thực hiện một số biện pháp sau:
Luôn nhớ uống nhiều nước hàng ngày để dưỡng ẩm cho làn da và đôi môi. Nếu có thể, nên dùng máy tạo ẩm trong phòng ngủ hoặc nơi em dành nhiều thời gian nhất trong nhà.
Cố gắng thở bằng mũi và hạn chế tối đa thở bằng miệng. Khi phải thở bằng miệng là đã trực tiếp “phơi” môi mình ra gió và không khí, dẫn đến việc đôi môi sẽ càng bị khô.
Tránh liếm và cắn môi: Nhiều người nghĩ rằng liếm môi sẽ làm cho môi ẩm hơn, nhưng thực chất, nước bọt sẽ nhanh chóng bay hơi, kéo theo cả độ ẩm vốn có của môi, và sẽ làm cho môi càng khô hơn.
Tránh để môi bị phơi ra ngoài nắng, nên dùng khẩu trang khi ra ngoài, sử dụng son dưỡng môi có chứa thành phần chống nắng.
Nếu đã áp dụng những cách trên trong vòng 2-3 ngày mà môi vẫn không đỡ khô và nứt nẻ, em nên gặp bác sĩ da liễu để tìm hiểu lí do gốc rễ và có hướng chữa trị thích hợp.
Chúc em vui, khỏe.
Bé gần 3 tháng tuổi môi khô, bên trong miệng bị dộp trắng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em bé 2 tháng 5 ngày. Môi khô, bên trong miệng bị dộp trắng. Bụng sôi hay đánh rắm. Bé đi ị 7 – 8 lần/ ngày. Phân nhầy, nhớt, dạng nước không thành phân. Có lúc chỉ sùn ra bọt không. (Mẹ bị nhiệt). Hỏi bác sĩ bé bị bệnh gì có cần phải đi bệnh viện để khám và chữa trị không? Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Những biểu hiện bạn kể trong thư cho thấy cháu bị tiêu chảy do nhiễm trùng đường tiêu hóa, mà nghi ngờ lớn nhất là do nhiễm nấm Candida. Bạn nên cho cháu đi khám ở bệnh viện chuyên khoa Nhi để được các bác sĩ khám và cho làm các xét nghiệm cần thiết và có hướng chữa trị.
Chúc cháu sớm khỏe!
Môi khô sưng, bong vảy sau khi dùng son
Câu hỏi bởi: Thúy mèo
Em chào các bác sĩ ạ!
Trong khoảng tháng gần đây môi của em có hiện tượng theo thứ tự
Khô môi, bong vảy bên ngoài rồi viền trong
Sưng môi, rát môi, mọc nhưng mụn nước nhỏ li ti, ở xung quanh cả môi chứ không tập trung giống như hình ảnh của bệnh rộp môi Hepers ạ.
Nếu em không bôi sáp nẻ thì môi chỉ khô và rát không thấy mụn nước, nhưng nếu bôi sẽ thấy có mụn nước nhưng không khô và rát nữa (giờ em đang dùng sáp nẻ anh đào)
Em có thay loại son mới vào đầu tháng 7 vừa rồi ạ.
Mong các bác sĩ giúp em với. Em khó chịu cả tháng nay rồi.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo thông tin em cung cấp em bị chàm tiếp xúc ở môi. Em phải đình chỉ dùng các lọai son môi đang dùng và dùng Mouth Past bôi 2 lần/ngày, bôi liên tục 7-10 ngày. Em nên tới bác sĩ Da liễu khám và giải đáp cụ thể.
Chúc em nhanh khỏi!
Làm sao để không khô môi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin hỏi bác sĩ làm thế nào để môi không bị khô vào mùa đông cũng như mùa hè ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Trường hợp của bạn là môi khô bất kể mùa nào trong năm. Bạn cần tìm hiểu lí do do đâu. Môi có đặc điểm không có tuyến mồ hôi và rất ít tuyến dầu. Bên cạnh đó, lớp bảo vệ bên ngoài làn môi rất mỏng nên dễ bị khô nẻ, gây đau đớn. Hiện tượng môi bị khô, nứt nẻ thường là triệu chứng đầu tiên của tình trạng thiếu nước, có thể xuất phát từ những lí do như không khí khô hanh, thở bằng miệng, thói quen liếm môi, nhiệt độ, ánh nắng mặt trời,…
Ngoài những lí do trên, thì thủ phạm gây khô nứt môi còn là do stress, suy nhược cơ thể, sử dụng son môi không phù hợp, dị ứng thực phẩm, tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh, hoặc có thể liên quan đến bệnh eczema (cần được thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác).
Như vậy để chữa trị bệnh khô môi hiệu quả, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu lí do gây bệnh để có cách xử lý phù hợp. Ngoài việc cần tránh các yếu tố gây khô môi như đã kể ở trên, bạn cần đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể, ăn nhiều trái cây chứa chất Carotene như cà chua, cà rốt, sử dụng kem dưỡng môi hàng ngày, nếu dùng son môi nên sử dụng loại có thành phần dưỡng ẩm và chỉ số SPF 15.
Ngoài ra có thể massage nhẹ nhàng môi với kem dưỡng môi vào mỗi sáng và tối trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt… Cuối cùng, nếu mọi nỗ lực đều không đem lại kết quả như mong muốn, bạn nên trực tiếp đến bác sĩ chuyên khoa để tìm ra lí do gây bệnh cụ thể và lựa chọn giải pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Chúc bạn thành công.
Theo ViCare