Thuốc Tân Dược - Thuốc ARV ra đời đã giúp người bệnh HIV thoát được án tử và sống như người bình thường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thuốc ARV và những lưu ý khi sử dụng qua bài viết sau.
Công dụng của thuốc ARV là gì?
Dược sĩ tư vấn tuyển sinh cao đẳng dược Sài Gòn chia sẻ, ARV là viết tắt của Antiretrovaral là một loại thuốc được chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của virus HIV trong cơ thể, điều trị ARV hiệu quả thì có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS. Mục đích của việc điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) là:
Đa số bệnh nhân nhiễm HIV thường được điều trị ngoại trú do vậy các hướng dẫn về tuân thủ điều trị (phải dùng thuốc đúng liều, đúng giờ, đều đặn hàng ngày). Với những người được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Trường hợp người bệnh khi phát hiện ra mình quên uống thuốc theo lịch thì phải uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ. Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 tiếng, không được uống liều kế tiếp theo lịch cũ mà phải đợi trên 4 tiếng mới được uống. Nếu quên hơn 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn.
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc ARV
Theo chia sẻ của các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc như:
Tìm hiểu thuốc giúp người HIV/AIDS thoát khỏi án tử
Công dụng của thuốc ARV là gì?
Dược sĩ tư vấn tuyển sinh cao đẳng dược Sài Gòn chia sẻ, ARV là viết tắt của Antiretrovaral là một loại thuốc được chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của virus HIV trong cơ thể, điều trị ARV hiệu quả thì có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS. Mục đích của việc điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) là:
- Ức chế sự nhân lên của virut và kìm hãm lượng virut trong máu ở mức thấp nhất;
- Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội;
- Cải thiện chất lượng sống và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở người nhiễm HIV…
- Người bệnh bị nhiễm HIV giai đoạn 3 (sút cân nặng không rõ nguyên nhân trên 10% trọng lượng cơ thể, tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài trên 1 tháng; sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài trên 1 tháng; nhiễm nấm Candida miệng tái diễn… ) với CD4<350TB/mm3.
- Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 1, 2 với CD4<250 TB/mm3
- Nếu không làm được xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3,4.
Đa số bệnh nhân nhiễm HIV thường được điều trị ngoại trú do vậy các hướng dẫn về tuân thủ điều trị (phải dùng thuốc đúng liều, đúng giờ, đều đặn hàng ngày). Với những người được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Trường hợp người bệnh khi phát hiện ra mình quên uống thuốc theo lịch thì phải uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ. Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 tiếng, không được uống liều kế tiếp theo lịch cũ mà phải đợi trên 4 tiếng mới được uống. Nếu quên hơn 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn.
Thuốc ARV cho người HIV/AIDS
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc ARV
Theo chia sẻ của các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc như:
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Đau đầu
- Đau bụng, khó chịu ở bụng
- Nổi ban đỏ, ngứa: Cũng giống như các thuốc điều trị khác, thuốc ARV cũng có thể gây dị ứng. Nhẹ thì có biểu hiện ban đỏ rải rác, ngứa…
- Thiếu máu: Một số thuốc ARV có tác dụng ức chế tủy xương làm cho tủy xương giảm khả năng sinh ra hồng cầu gây thiếu máu với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt.
- Rối loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng khi ngủ
- Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Người bệnh thường có biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu ở đầu chi, biểu hiện tê bì, rát bỏng hoặc đau. Nếu bị nặng khiến người bệnh đi lại khó khăn, mất cảm giác nhiều nơi.