Hướng dẫn sử dụng thuốc Atropine đúng cách – Tư vấn thuốc


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Tân Dược - Atropine có tác dụng làm giảm co thắt đường tiêu hóa, bàng quang, ống mật, tình trạng viêm đại tràng…Vậy làm sao để sử dụng Atropine đúng cách?




Tìm hiểu tác dụng của thuốc Atropine

Tìm hiểu tác dụng của thuốc Atropine


Atropine được biết đến là thuốc hệ tiêu hóa có tác dụng giảm co thắt bàng quang, viêm túi thừa, đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh, đau co thắt thận và mật, viêm loét dạ dày tá tràng và hội chứng ruột kích thích.

Ngoài ra, thuốc Atropine còn có tác dụng làm giảm sự bài tiết của nhiều cơ quan giúp kiểm soát các tình trạng tăng tiết axit dạ dày quá mức và tăng tiết dịch ở tuyến tụy quá mức; làm giảm dịch tiết của mũi, tuyến nước bọt và làm khô chất nhầy do nhiễm trùng và dị ứng.


Hướng dẫn sử dụng thuốc Atropine đúng cách


Giảng viên cao đẳng điều dưỡng cho biết, người bệnh nên sử dụng atropine theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu dạng uống thì nên uống với một ly nước đầy, nếu dạng nhỏ mắt thì nhỏ đúng hàm lượng, liều dùng của thuốc phụ thuốc vào tình trạng sức khỏe và đáp ứng điều trị của bệnh nhân.

Liều dùng atropine dành cho người lớn

Bệnh chậm nhịp tim:
liều 0,4 – 1 mg tiêm tĩnh mạch /lần. Có thể lặp lại liều sau 1 – 2 giờ khi cần thiết để đạt được nhịp tim thích hợp hoặc trong vòng 5 – 10 phút, nếu nhịp tim không đáp ứng sau liều khởi đầu.

Block nhĩ thất: liều 0,4 – 1 mg tiêm tĩnh mạch/lần, lặp lại mỗi 1 – 2 giờ khi cần thiết để nút nhĩ thất hoạt động bình thường hoặc trong vòng 5 – 10 phút, nếu liều khởi đầu không đủ để vượt qua cơn blốc tim.

Ngộ độc phốt pho hữu cơ hoặc thuốc trừ sâu: liều ban đầu 2 mg/0,7 mL, liều bổ sung 2 mg/0,7 mL trong 10 phút sau khi tiêm mũi đầu tiên cho đến khi các triệu trứng biến mất (hành vi lạ hoặc bối rối, khó thở, tiết dịch từ phổi và đường hô hấp, co giật cơ bắp và suy nhược, tiểu tiện đại tiện không ý thức, co giật hoặc hôn mê).

Liều dùng atropine dành cho trẻ em

Bệnh chậm nhịp tim: liều 0,01 – 0,03 mg/kg, tiêm tĩnh mạch mỗi 5 phút dùng 2 – 3 liều khi cần thiết, để đạt hiệu quả điều trị. Liều tối thiểu là 0,1 mg và liều tối đa là 0,5 mg, tổng liều không quá 1mg.

Đặt nội khí quản: liều 0,04 – 0,06 mg/kg; có thể lặp lại một liều nếu cần thiết.




Tác dụng phụ của atropine gây nên

Tác dụng phụ của atropine gây nên


Trong quá trình sử dụng thuốc tân dược atropine người dùng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

  • Phản ứng dị ứng với các biểu hiện sưng môi, lưỡi, hoặc mặt, khó thở hoặc phát ban nổi mề đay, đỏ da.
  • Loạn nhịp tim, nhịp tim bất thường hoặc nhịp tim nhanh;
  • Mờ mắt, giãn đồng tử, nhạy cảm với ánh sáng hoặc cảm thấy đau mắt
  • Đau đầu chóng mặt, suy nhược căng thẳng, buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng, táo bón, khó tiểu tiện.
  • Buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng, hoặc táo bón;
  • Giảm tiết mồ hôi, nghẹt mũi, khô mắt, khô miệng.
Cảnh báo và thận trọng trước khi sử dụng atropine


Những trường hợp sau đây cần thận trọng, thông báo với bác sĩ và dược sĩ để được tư vấn cân nhắc trước khi sử dụng thuốc:

Người bị dị ứng với atropine, belladonna hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc

Bệnh nhân đang dùng thuốc kháng histamin, thuốc ho, thuốc cảm cúm và các loại vitamin, belladonna, benztropine, dimenhydrinate, methscopolamine, scopolamine; thuốc giãn phế quản như ipratropium hoặc tiotropium; digoxin; mepenzolat…

Bệnh nhân bị tăng nhãn áp.

Phụ nữ có thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Người tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân; người bệnh gan; viêm loét đại tràng; các bệnh đề về tuyến giáp; tăng huyết áp, nhịp tim bất thường; thoát vị đĩa đệm hoặc bệnh trào ngược; phì đại tuyến tiền liệt; hen suyễn, bệnh phổi mãn tính, hoặc dị ứng.

Trong quá trình dùng thuốc thị lực của bệnh nhân có thể bị mờ cần tránh dụi mắt ngay cả khi giảm tầm nhìn. Không lái xe hoặc vận hành máy móc, nếu không nhìn thấy rõ ràng.


Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.