Khi sử dung Aspirin bạn cần chú ý những tác dụng phụ nào? – Tư vấn thuốc


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Tân Dược - Aspirin là loại thuốc khá phổ biến được người dân dùng để điều trị bệnh. Tuy nhiên để tránh tác dụng xấu ảnh hưởng sức khỏe thì bạn cần chú ý những tác dụng phụ gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!




Khi sử dung Aspirin bạn cần chú ý những tác dụng phụ nào?

Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người?


Theo bác sĩ đa khoa Trần Anh Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, Aspirin là thuốc giảm đau và phòng tránh những cơn đau tim, đột quỵ hiệu quả. Aspirin có nhiều loại như dạng thuốc viên, dạng sủi, dạng bột, dạng gel bôi và được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc. Sử dụng aspirin với liều lượng hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp chữa nhiều căn bệnh khác nhau.

Aspirin liều cao có thể giúp làm giảm đau, giảm sưng, giảm sốt, nhức đầu, cảm lạnh, cảm cúm, đau nhức chung cũng như cơn đau bụng kinh. Sử dụng aspirin liều thấp trong thời gian dài giúp ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông, giảm kết dính mạch máu đối với những bệnh nhân bị đau tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên,…

Khi sử dụng các loại thuốc nên lưu ý làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, quá liều hoặc sử dụng liên tục một loại thuốc nào đó có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng, có thể gây ra các biến chứng khác nhau. Dưới đây là những tác dụng phụ khi sử dụng aspirin mà bạn nên biết.


Rối loạn tiêu hóa


Các tác dụng phụ của aspirin đối với hệ tiêu hóa bao gồm chứng đau thượng vị (xảy ra ở những người sử dụng aspirin thường xuyên), đau bụng hoặc khó chịu, buồn nôn, nôn mửa và tổn thương niêm mạc (có thể nhận biết bằng nội soi ổ bụng).

Các vấn đề về thận


Dùng aspirin liều cao dẫn đến suy thận cấp. Tác dụng phụ của aspirin đối với thận bao gồm giảm tỷ lệ lọc cầu thận, giảm lượng máu động mạch, suy tim, tăng ure máu, tiểu ra máu và suy thận hoàn toàn.

Các rối loạn về chuyển hóa


Các vấn đề về chuyển hóa cũng là một trong những tác dụng phụ của aspirin đối với cơ thể, bao gồm mất nước và tăng kali máu, nhiễm toan chuyển hóa và suy hô hấp. Đây là một trong những ảnh hưởng xấu nhất của aspirin.

Tác dụng phụ về huyết học


Các tác dụng phụ của aspirin cũng bao gồm những tác dụng phụ về huyết học như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu sợi huyết, bạch cầu ái toan và thiếu máu bất sản.

Bệnh tim mạch


Các tác dụng phụ về tim mạch bao gồm đau thắt ngực do salicylat gây ra, bất thường dẫn truyền, giảm bạch cầu và hạ huyết áp, nhiễm độc salicylat, suy tim sung huyết cấp tính.

Tác dụng phụ về thần kinh


Tác dụng phụ về thần kinh của aspirin bao gồm nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn, kích động, hôn mê, phù não, xuất huyết não, động kinh.

Các vấn đề hô hấp


Một số vấn đề hô hấp có thể phát sinh là tăng chứng thở nhanh, sâu và phù phổi.



Bạn cần chú ý những tác dụng phụ nào?

Quá mẫn


Một số tác dụng phụ của aspirin bao gồm viêm kết mạc, viêm mũi, co thắt phế quản, sốc phản vệ, nổi mề đay và phù mạch.

Tác dụng phụ nhẹ


Một số tác dụng phụ mà không cần chăm sóc y tế là chóng mặt, lo lắng, ợ hơi, ợ chua, đau dạ dày, buồn nôn, khô miệng, tăng thông khí phế quản, khó ngủ, mệt mỏi bất thường.

Các vấn đề về da liễu


Một số tác dụng phụ về da liễu có liên quan đến aspirin là phát ban dạng liken, hội chứng Stevens-Johnson, xuất hiện nếp nhăn.

Ung thư


Sử dụng aspirin có thể dẫn đến ung thư tuyến tụy. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành tìm hiểu về khả năng mắc ung thư khi sử dụng aspirin.

Chảy máu


Chảy máu cũng là một trong những tác dụng phụ thường gặp và nguy hiểm nhất khi sử dụng aspirin. Một số triệu chứng bao gồm chảy máu mũi, chảy máu do vết thương, vết cắt, vết xước, vết thâm tím … rất khó chữa.

Dị ứng


Một trong những tác dụng phụ của aspirin là phản ứng dị ứng. Các triệu chứng bao gồm sưng lưỡi, môi và mặt, ngứa đột ngột và nghiêm trọng, phát ban da, thở khò khè, hen suyễn, thở dốc,…

Các phản ứng phụ khác


Một trong số đó là hội chứng Reye liên quan đến nôn mửa, rối loạn chức năng, rối loạn chức năng thần kinh … Hơn nữa, những tác dụng phụ của aspirin cũng có thể được nhận thấy ở trẻ em bị ảnh hưởng bởi các bệnh do virus cấp tính.

Nguồn: thuocviet.edu.vn
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl