Dược sĩ chia sẻ công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Decolgen – Tư vấn thuốc


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Tân Dược - Thuốc Decolgen là loại thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng cảm cúm, sốt, nhức đầu… Vậy công dụng, liều dùng và tác dụng phụ cụ thể của thuốc Decolgen như thế nào?



Tìm hiểu công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Decolgen

Thông tin về thuốc Decolgen


Tên hoạt chất: mỗi viên chứa paracetamol 500mg, phenylephrine HCl 10mg, chlorpheniramine maleate 2mg

Tên thương hiệu: Decolgen Forte

Phân nhóm: thuốc ho & cảm

Tên hoạt chất: Decolgen

Thương hiệu: Decolgen.


Công dụng của thuốc Decolgen


Thuốc tân dược Decolgen là một loại thuốc hoạt động tương tự như các thuốc giảm đau – hạ sốt bằng cách làm giảm sự tổng hợp Prostaglandine. Bên cạnh đó, thuốc còn được biết đến với khả năng giảm sự tiết nước mũi cùng chất nhờn ở đường hô hấp trên khá hiệu quả. Các công dụng phổ biến của Decolgen có thể kể đến như:

  • Giảm nhanh các triệu chứng của bệnh cảm cúm như sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, xung huyết mũi do dị ứng thời tiết, viêm xoang, viêm thanh quản và đau nhức cơ khớp.
  • Xử lí hiệu quả các triệu chứng đi kèm của các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp như sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho, đau họng, ớn lạnh, khó chịu ở ổ bụng.
  • Giảm hắt hơi hiệu quả bằng cách tác động làm co mạch máu ở mũi và điều trị dị ứng đường hô hấp.
Decolgen chống chỉ định với những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc đang có bệnh liên quan đến Paracetamol, suy tế bào gan.

Hướng dẫn dùng thuốc Decolgen


Decolgen tuy không phải là một loại thuốc đặc trị nhưng nếu dùng một cách tùy tiện thì nó cũng sẽ đem lại những rắc rối cho người bệnh. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng mình luôn đọc kỹ hướng dẫn được in trên bao bì và hỏi kỹ bác sĩ về bất cứ điều gì mà bạn còn thắc mắc về thuốc.

Một vấn đề nữa, Decolgen có thể bán theo toa hoặc không và vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc Tây. Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên sử dụng theo toa thuốc của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều lượng theo ý nghĩ chủ quan của mình. Và quan trọng hơn là không được đột ngột ngưng dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Trong trường hợp không cẩn thận uống thuốc quá liều, việc bạn nên làm là đến bệnh viện gần nhất. Ngược lại, nếu bỏ lỡ 1 liều Decolgen thì bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy cứ bỏ qua liều đó và tiếp tục uống theo đúng kế hoạch đã được bác sĩ định sẵn. Tuyệt đối không tự ý dùng gấp đôi liều quy định, vì sức khỏe của bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm.




Liều dùng thuốc Decolgen như thế nào?


Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, những thông tin về liều dùng thuốc Decolgen sau đây không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng thuốc Decolgen cho người lớn


Đối với thuốc dạng viên: Bạn dùng 1−2 viên, 3−4 lần/ngày.

Đối với thuốc dạng dung dịch: Bạn dùng 2 muỗng canh, 3−4 lần/ngày.


Liều dùng thuốc Decolgen cho trẻ em


+ Đối với thuốc dạng viên

Từ 7−12 tuổi: 1/2−1 viên, 3−4 lần/ngày.

Từ 2−6 tuổi: 1/2 viên, 3−4 lần/ngày tùy theo tuổi.

+ Đối với thuốc dạng dung dịch

Từ 7−12 tuổi: 1 muỗng canh, 3−4 lần/ngày.

Từ 2−6 tuổi: 1−2 muỗng cafe, 3−4 lần/ngày.

Trẻ đang bú: 1/2−1 muỗng cafe, 3−4 lần/ngày.


Tác dụng phụ của thuốc Decolgen


Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, Decolgen nhìn chung là một loại biệt dược khá lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì việc lạm dụng Decolgen có thể sẽ gây ra một số phản ứng xấu sau đây:

  • Tăng huyết áp kèm theo đau đầu, co giật.
  • Thường xuyên buồn nôn và nôn.
  • Mạch đập chậm.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Đau ngực, chán ăn.
Đây chưa phải là danh mục đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Decolgen, hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi bạn phát hiện ra những triệu chứng bất thường trên cơ thể sau khi dùng thuốc.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl