Thực chất không cần phải lấy ráy tai, mà ráy tai sẽ tự động bị cơ thể đẩy ra ngoài. Chúng ta chỉ lau khi trẻ bị nước vào tai, hay khi ói sữa chảy vào tai.
Ống tai có cấu tạo hơi dốc ra ngoài và xuống dưới, ngoài ra đoạn gần cửa tai lại có lông tai và 2 tuyến là tuyến lông và tuyến ráy tai để bảo vệ tai. Khi có bụi bặm, vật dơ vào tai tuyến ráy tai sẽ tiết ra dịch để giữ chúng ở phía ngoài tai không cho vào sâu. Sau đó, các lông tai sẽ từ từ đẩy chúng ra ngoài cửa tai. Vì vậy, thực chất không cần phải lấy ráy tai, mà ráy tai sẽ tự động bị cơ thể đẩy ra ngoài.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ráy tai chỉ bị đẩy đến gần cửa tai mà không ra tiếp ngoài cửa tai được, lâu dần sẽ đóng cục trong tai, nếu không lấy ra bé sẽ khó chịu và nghe kém. Trường hợp dễ lấy có thể dùng móc tai khều ra.
Nhắm khó lấy thì không nên cố mà phải nhỏ nước muối sinh lý hay glycerinborate vài ngày cho ráy tai mềm ra tự chảy ra ngoài hay nếu phải lấy cũng dễ hơn đỡ gây đau cho bé. Trường hợp ráy tai nằm trong sâu không nên cố lấy mà nên đi bác sĩ tai mũi họng để bác sĩ lấy ra cho bé.
Rất nhiều bà mẹ có thói quen (ngay cả người lớn cũng hay có thói quen này) mỗi lần tắm cho con xong là lấy cây tăm bông lau ống tai cho con. Nếu lau tai thường xuyên như vậy vô tình chúng ta đẩy mỗi lần một ít ráy tai vào sâu hơn. Ráy tai nằm bên ngoài lấy không đau nhưng ráy tai nằm sâu bên trong lấy rất đau.
Ống tai chúng ta gồm 2 đoạn: đoạn trong là ống tai xương và đoạn ngoài là ống tai sụn. Khi lấy ráy tai ở vùng ống tai sụn thì không đau, nhiều người còn thấy đã ngứa, nhưng bắt đầu chạm tới vùng ống tai xương thì rất đau. Tự chúng ta ngoáy tai cho mình không bao giờ chúng ta đi sâu hơn được, vì đau là chúng ta dừng, nhưng nếu chúng ta ngoáy tai cho con, hay cho người khác chúng ta không biết điểm dừng, đến điểm đau người được ngoáy tai bị đau có thể có phản xạ chuyển động đầu dễ gây chấn thương ống tai hoặc chấn thương màng nhĩ.
Ngoài ra, ráy tai mỗi ngày bằng tăm bông sẽ làm rụng lông tai, dẫn đến làm hư chức năng tống chất dơ ra ngoài cửa ống tai, từ đo hay bị viêm ống tai ngoài hay hay có ráy tai hơn.
Chỉ khi nào trẻ bị nước vào tai, hay khi ói sữa chảy vào tai mới cần dùng tăm bông để lau chùi. Bình thường tắm cho bé xong chỉ cần lau khô vành tai và vùng trước cửa tai là được./.
Sức khỏe đời sống
Ống tai có cấu tạo hơi dốc ra ngoài và xuống dưới, ngoài ra đoạn gần cửa tai lại có lông tai và 2 tuyến là tuyến lông và tuyến ráy tai để bảo vệ tai. Khi có bụi bặm, vật dơ vào tai tuyến ráy tai sẽ tiết ra dịch để giữ chúng ở phía ngoài tai không cho vào sâu. Sau đó, các lông tai sẽ từ từ đẩy chúng ra ngoài cửa tai. Vì vậy, thực chất không cần phải lấy ráy tai, mà ráy tai sẽ tự động bị cơ thể đẩy ra ngoài.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ráy tai chỉ bị đẩy đến gần cửa tai mà không ra tiếp ngoài cửa tai được, lâu dần sẽ đóng cục trong tai, nếu không lấy ra bé sẽ khó chịu và nghe kém. Trường hợp dễ lấy có thể dùng móc tai khều ra.
Nhắm khó lấy thì không nên cố mà phải nhỏ nước muối sinh lý hay glycerinborate vài ngày cho ráy tai mềm ra tự chảy ra ngoài hay nếu phải lấy cũng dễ hơn đỡ gây đau cho bé. Trường hợp ráy tai nằm trong sâu không nên cố lấy mà nên đi bác sĩ tai mũi họng để bác sĩ lấy ra cho bé.
Rất nhiều bà mẹ có thói quen (ngay cả người lớn cũng hay có thói quen này) mỗi lần tắm cho con xong là lấy cây tăm bông lau ống tai cho con. Nếu lau tai thường xuyên như vậy vô tình chúng ta đẩy mỗi lần một ít ráy tai vào sâu hơn. Ráy tai nằm bên ngoài lấy không đau nhưng ráy tai nằm sâu bên trong lấy rất đau.
Ống tai chúng ta gồm 2 đoạn: đoạn trong là ống tai xương và đoạn ngoài là ống tai sụn. Khi lấy ráy tai ở vùng ống tai sụn thì không đau, nhiều người còn thấy đã ngứa, nhưng bắt đầu chạm tới vùng ống tai xương thì rất đau. Tự chúng ta ngoáy tai cho mình không bao giờ chúng ta đi sâu hơn được, vì đau là chúng ta dừng, nhưng nếu chúng ta ngoáy tai cho con, hay cho người khác chúng ta không biết điểm dừng, đến điểm đau người được ngoáy tai bị đau có thể có phản xạ chuyển động đầu dễ gây chấn thương ống tai hoặc chấn thương màng nhĩ.
Ngoài ra, ráy tai mỗi ngày bằng tăm bông sẽ làm rụng lông tai, dẫn đến làm hư chức năng tống chất dơ ra ngoài cửa ống tai, từ đo hay bị viêm ống tai ngoài hay hay có ráy tai hơn.
Chỉ khi nào trẻ bị nước vào tai, hay khi ói sữa chảy vào tai mới cần dùng tăm bông để lau chùi. Bình thường tắm cho bé xong chỉ cần lau khô vành tai và vùng trước cửa tai là được./.
Sức khỏe đời sống
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,362
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,136
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,316
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,169