Bạn sẽ phải chuẩn bị rất nhiều thứ để thiên thần của mình chào đời thật khỏe mạnh và thông minh. Làm bài trắc nghiệm sau xem bạn đã đủ kiến thức để sẵn sàng làm cha mẹ chưa nhé.
[h=2]1. Trước khi sinh, bạn cần bổ sung vitamin vào thời điểm nào?[/h] A. Trước khi thụ thai
B. Ngay khi phát hiện mình có thai
C. Từ khi thai được 3 tháng
A đúng. Bạn cần bổ sung ít nhất 400 mcrogram axit folic trước cả khi định có thai. Theo các nghiên cứu, uống axit folic ít nhất một tháng trước khi thụ thai sẽ giúp đứa trẻ sinh ra giảm 70% nguy cơ bị dị tật ống thần kinh.
[h=2]2. Vợ hay chồng sẽ là người phải hạn chế sử dụng chất cafein trước khi định có em bé?[/h] A. Người chồng
B. Người vợ
C. Cả hai
D. Không ai cả
B đúng. Vài nghiên cứu cho thấy nếu dùng hơn 300 mg cafein (khoảng 3 tách cà phê) mỗi ngày, phụ nữ sẽ có ít cơ hội mang thai hơn. Tuy nhiên, những người sắp làm cha lại có thể thoải mái sử dụng cà phê bởi chất này thậm chí còn kích thích sự sản xuất tinh dịch ở họ.
[h=2]3. Chuẩn bị cho việc làm cha, đàn ông nên dùng bao nhiêu chất kẽm mỗi ngày?[/h] A. 5-7 mg
B. 8-10 mg
C.12-15 mg
D. Không xác định số lượng
C đúng. Những người cha tương lai cần dùng ít nhất 12-15 mg chất kẽm mỗi ngày. Theo các nhà nghiên cứu, chỉ cần thiếu kẽm trong thời gian ngắn có thể làm giảm số lượng tinh dịch và mức kích thích tố sinh dục nam. Bạn có thể bổ sung chất kẽm bằng cách ăn thêm lượng thịt nạc, thịt bò, thịt gà ...
[h=2]4. Sau khi ngừng uống thuốc tránh thai, bao lâu là có thể 'dính bầu'?[/h] A. Có thể có ngay sau đó
B. 2-3 tháng
C. 6 tháng
D. 1 năm
A đúng. Bạn có thể thụ thai ngay khi ngừng uống thuốc. Một vài phụ nữ có thể có thai ngay nhưng có những người phải đợi 2-3 tháng để chu kỳ kinh trở lại bình thường.
[h=2]5. Khi đi khám sức khỏe trước khi mang thai, bạn sẽ được kiểm tra xem có mắc:[/h] A. Nhiễm trùng đường tiết niệu
B. Huyết áp cao
C. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
D. Tất cả các bệnh trên
D đúng. Các bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị viêm đường tiết niệu, huyết áp cao, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và vô số tình trạng khác để lường trước những vấn đề có thể xảy ra lúc bạn mang bầu. Việc khám tổng quát sẽ giúp bạn được tư vấn và biết cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị có em bé.
[h=2]6. Theo bạn, sau khi tiêm vắc xin Rubella, bạn phải đợi bao lâu mới được thụ thai?[/h] A. Chẳng cần đợi
B. 1 tháng
C. 2 tháng
D. 3 tháng
B đúng. Các bác sỹ thường khuyên là cần đợi 3 tháng nhưng theo một nghiên cứu của Mỹ, nếu tiêm vắc xin phòng các bệnh do virus gây ra, chẳng hạn như rubella, bạn nên đợi khoảng 28 ngày trước khi thụ thai. Cơ thể bạn sẽ cần thời gian để xử lý và bài tiết các virus được tiêm vào và về mặt lý thuyết, một đứa trẻ chưa chào đời có thể nhiễm virus và bị khuyết tật như điếc, viêm não, tim.
[h=2]7. Việc kiểm soát chứng cao huyết áp trước khi mang thai rất quan trọng bởi phụ nữ mắc chứng này khi mang thai dễ có nguy cơ bị:[/h] A. Bệnh tiểu đường thai nghén
B. Chứng phù
C. Tiền sản giật
D. Không có bệnh nào trong số các bệnh trên
C đúng. Nếu phù chân là hiện tượng bình thường ở đa số phụ nữ mang thai thì những chị em bị cao huyết áp lại dễ có nguy cơ tiền sản giật. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể có thai nếu bạn bị cao huyết áp. Có điều bạn và bác sĩ của mình phải lên kế hoạch để kiểm soát chứng bệnh này trong suốt quá trình thai nghén.
Theo:
Một gia đình, Baby Center
[h=2]1. Trước khi sinh, bạn cần bổ sung vitamin vào thời điểm nào?[/h] A. Trước khi thụ thai
B. Ngay khi phát hiện mình có thai
C. Từ khi thai được 3 tháng
A đúng. Bạn cần bổ sung ít nhất 400 mcrogram axit folic trước cả khi định có thai. Theo các nghiên cứu, uống axit folic ít nhất một tháng trước khi thụ thai sẽ giúp đứa trẻ sinh ra giảm 70% nguy cơ bị dị tật ống thần kinh.
[h=2]2. Vợ hay chồng sẽ là người phải hạn chế sử dụng chất cafein trước khi định có em bé?[/h] A. Người chồng
B. Người vợ
C. Cả hai
D. Không ai cả
B đúng. Vài nghiên cứu cho thấy nếu dùng hơn 300 mg cafein (khoảng 3 tách cà phê) mỗi ngày, phụ nữ sẽ có ít cơ hội mang thai hơn. Tuy nhiên, những người sắp làm cha lại có thể thoải mái sử dụng cà phê bởi chất này thậm chí còn kích thích sự sản xuất tinh dịch ở họ.
[h=2]3. Chuẩn bị cho việc làm cha, đàn ông nên dùng bao nhiêu chất kẽm mỗi ngày?[/h] A. 5-7 mg
B. 8-10 mg
C.12-15 mg
D. Không xác định số lượng
C đúng. Những người cha tương lai cần dùng ít nhất 12-15 mg chất kẽm mỗi ngày. Theo các nhà nghiên cứu, chỉ cần thiếu kẽm trong thời gian ngắn có thể làm giảm số lượng tinh dịch và mức kích thích tố sinh dục nam. Bạn có thể bổ sung chất kẽm bằng cách ăn thêm lượng thịt nạc, thịt bò, thịt gà ...
[h=2]4. Sau khi ngừng uống thuốc tránh thai, bao lâu là có thể 'dính bầu'?[/h] A. Có thể có ngay sau đó
B. 2-3 tháng
C. 6 tháng
D. 1 năm
A đúng. Bạn có thể thụ thai ngay khi ngừng uống thuốc. Một vài phụ nữ có thể có thai ngay nhưng có những người phải đợi 2-3 tháng để chu kỳ kinh trở lại bình thường.
[h=2]5. Khi đi khám sức khỏe trước khi mang thai, bạn sẽ được kiểm tra xem có mắc:[/h] A. Nhiễm trùng đường tiết niệu
B. Huyết áp cao
C. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
D. Tất cả các bệnh trên
D đúng. Các bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị viêm đường tiết niệu, huyết áp cao, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và vô số tình trạng khác để lường trước những vấn đề có thể xảy ra lúc bạn mang bầu. Việc khám tổng quát sẽ giúp bạn được tư vấn và biết cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị có em bé.
[h=2]6. Theo bạn, sau khi tiêm vắc xin Rubella, bạn phải đợi bao lâu mới được thụ thai?[/h] A. Chẳng cần đợi
B. 1 tháng
C. 2 tháng
D. 3 tháng
B đúng. Các bác sỹ thường khuyên là cần đợi 3 tháng nhưng theo một nghiên cứu của Mỹ, nếu tiêm vắc xin phòng các bệnh do virus gây ra, chẳng hạn như rubella, bạn nên đợi khoảng 28 ngày trước khi thụ thai. Cơ thể bạn sẽ cần thời gian để xử lý và bài tiết các virus được tiêm vào và về mặt lý thuyết, một đứa trẻ chưa chào đời có thể nhiễm virus và bị khuyết tật như điếc, viêm não, tim.
[h=2]7. Việc kiểm soát chứng cao huyết áp trước khi mang thai rất quan trọng bởi phụ nữ mắc chứng này khi mang thai dễ có nguy cơ bị:[/h] A. Bệnh tiểu đường thai nghén
B. Chứng phù
C. Tiền sản giật
D. Không có bệnh nào trong số các bệnh trên
C đúng. Nếu phù chân là hiện tượng bình thường ở đa số phụ nữ mang thai thì những chị em bị cao huyết áp lại dễ có nguy cơ tiền sản giật. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể có thai nếu bạn bị cao huyết áp. Có điều bạn và bác sĩ của mình phải lên kế hoạch để kiểm soát chứng bệnh này trong suốt quá trình thai nghén.
Theo:
Một gia đình, Baby Center