Nhiều trẻ thích mút ngón tay cái nhưng điều này có thể gây hại cho răng nếu trẻ tiếp tục mút tay khi đã hơn 4 tuổi.
Việc trẻ hay mút tay có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang lo lắng hoặc trầm cảm nên các bậc cha mẹ nên lưu ý và tìm cách trấn an trẻ. Thư viện y tế quốc gia Mỹ đã đưa ra một số gợi ý sau giúp trẻ từ bỏ thói quen này:
1. Hỏi bác sĩ nhi cách bảo vệ ngón tay cái trẻ.
2. Bôi loại dung dịch vô hại có vị đắng vào ngón cái trẻ, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Bạn và trẻ cùng thỏa thuận. Nếu trẻ đồng ý ngưng mút tay, hãy thưởng cho trẻ.
4. Hãy khen trẻ khi trẻ không mút tay.
5. Nếu răng trẻ bị ảnh hưởng do mút tay, hãy hỏi nha sĩ cách chỉnh sửa răng trẻ.
Vì sao trẻ mút tay?
Trẻ nhỏ mút tay là điều rất bình thường, nhưng đôi khi chúng ta băn khoăn không biết vì sao trẻ thích mút tay đến vậy. Freudian, chuyên gia tâm lý nổi tiếng người Mỹ đã nghiên cứu đặc điểm của trẻ nhỏ dưới một tuổi và tìm ra năm nguyên nhân giải mã hiện tượng này.
Giải tỏa “áp lực”
Theo chuyên gia Freudian, trẻ sơ sinh cũng có sự mẫn cảm đặc biệt với môi trường xung quanh. Cha mẹ nên quan tâm hơn tới cảm giác của bọn trẻ. Những khi con yêu cáu gắt, thậm chí khóc lóc, hành động thường thấy nhất của chúng là cắn mút ngón tay. Thậm chí khi giấc ngủ chập chờn, nhiều bé còn mút ngón tay để tạo cho mình cảm giác an ủi và dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.
Mút tay là hình thức giải tỏa căng thẳng của trẻ
Chuyên gia này cũng cho biết, nếu cha mẹ ngăm cấm trẻ mút tay sẽ khiến chúng nảy sinh tâm lý phản kháng, thậm chí hình thành tính cách “công kích” lại cha mẹ. Mút tay thực chất là một hành vi và nhu cầu tâm lý hết sức bình thường trong quá trình phát triển của trẻ, thậm chí là phương pháp tự an ủi bản thân rất hữu hiệu. Do vậy, các bậc phụ huynh không nên lo lắng và bận tâm quá mức khi trẻ dưới hai tuổi thường xuyên coi ngón tay là “món khoái khẩu” của mình.
Giảm cảm giác khó chịu khi mọc răng
Trùng với ý kiến của chuyên gia Freudian, bác sĩ Dư Lực, chủ nhiệm khoa Nhi, Bệnh viện Nhân dân số 1 tại Quảng Châu, Trung Quốc cũng cho rằng, mút tay là biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường của trẻ sơ sinh. Trẻ 3 – 6 tháng tuổi trở lên, sau khi được ăn bổ sung nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trong thời kỳ mọc răng sữa sẽ càng có biểu hiện thèm mút tay. Do vậy, thói quen này sẽ giúp bé giảm cảm giác khó chịu, bức bối khi những chiếc răng dần nhú lên khỏi lợi.
Tín hiệu đòi đi vệ sinh
Chuyên gia Freudian khẳng định, việc mút tay trong khi tiểu, đại tiện sẽ tăng khoái cảm cho trẻ. Trước hai tuổi rưỡi, việc tiểu, đại tiện của trẻ nhỏ là những phản xạ có điều kiện. Nhưng sau độ tuổi này, hệ tiết niệu của trẻ đã phát triển hoàn thiện. Muốn “giải quyết” nhu cầu sinh lý này, trẻ thường mút tay và đó là một tín hiệu quan trọng tới đại não. Đại não lúc này sẽ phải suy nghĩ và phán đoán rồi quyết định nên “giải tỏa” luôn hay đợi thêm một chút.
Biểu hiện của ăn uống thiếu chất
Nếu trẻ mút tay quá nhiều, kèm theo các biểu hiện ăn giấy vụn, lười ăn uống, tóc vàng hơn, người thấp bé, rất có thể chúng bị thiếu kẽm do khẩu phần ăn không đảm bảo. Chuyên gia Freudian cho biết, giai đoạn 1-3 tuổi là thời điểm phát triển mạnh của trẻ. Trong đó, vi lượng kẽm có vai trò quan trọng hàng đầu. Do vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao để phát hiện kịp thời.
Trẻ từ ba tuổi trở lên tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh. Nếu thói quen mút tay vẫn duy trì, vô hình trung sẽ đem theo vi khuẩn và ấu trùng vào cơ thể. Cha mẹ cần hết sức lưu tâm và tập cho con từ bỏ thói quen này khi bước vào độ tuổi hiếu động.
Khỏe mỗi ngày
Việc trẻ hay mút tay có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang lo lắng hoặc trầm cảm nên các bậc cha mẹ nên lưu ý và tìm cách trấn an trẻ. Thư viện y tế quốc gia Mỹ đã đưa ra một số gợi ý sau giúp trẻ từ bỏ thói quen này:
1. Hỏi bác sĩ nhi cách bảo vệ ngón tay cái trẻ.
2. Bôi loại dung dịch vô hại có vị đắng vào ngón cái trẻ, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Bạn và trẻ cùng thỏa thuận. Nếu trẻ đồng ý ngưng mút tay, hãy thưởng cho trẻ.
4. Hãy khen trẻ khi trẻ không mút tay.
5. Nếu răng trẻ bị ảnh hưởng do mút tay, hãy hỏi nha sĩ cách chỉnh sửa răng trẻ.
Vì sao trẻ mút tay?
Trẻ nhỏ mút tay là điều rất bình thường, nhưng đôi khi chúng ta băn khoăn không biết vì sao trẻ thích mút tay đến vậy. Freudian, chuyên gia tâm lý nổi tiếng người Mỹ đã nghiên cứu đặc điểm của trẻ nhỏ dưới một tuổi và tìm ra năm nguyên nhân giải mã hiện tượng này.
Giải tỏa “áp lực”
Theo chuyên gia Freudian, trẻ sơ sinh cũng có sự mẫn cảm đặc biệt với môi trường xung quanh. Cha mẹ nên quan tâm hơn tới cảm giác của bọn trẻ. Những khi con yêu cáu gắt, thậm chí khóc lóc, hành động thường thấy nhất của chúng là cắn mút ngón tay. Thậm chí khi giấc ngủ chập chờn, nhiều bé còn mút ngón tay để tạo cho mình cảm giác an ủi và dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.
Mút tay là hình thức giải tỏa căng thẳng của trẻ
Chuyên gia này cũng cho biết, nếu cha mẹ ngăm cấm trẻ mút tay sẽ khiến chúng nảy sinh tâm lý phản kháng, thậm chí hình thành tính cách “công kích” lại cha mẹ. Mút tay thực chất là một hành vi và nhu cầu tâm lý hết sức bình thường trong quá trình phát triển của trẻ, thậm chí là phương pháp tự an ủi bản thân rất hữu hiệu. Do vậy, các bậc phụ huynh không nên lo lắng và bận tâm quá mức khi trẻ dưới hai tuổi thường xuyên coi ngón tay là “món khoái khẩu” của mình.
Giảm cảm giác khó chịu khi mọc răng
Trùng với ý kiến của chuyên gia Freudian, bác sĩ Dư Lực, chủ nhiệm khoa Nhi, Bệnh viện Nhân dân số 1 tại Quảng Châu, Trung Quốc cũng cho rằng, mút tay là biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường của trẻ sơ sinh. Trẻ 3 – 6 tháng tuổi trở lên, sau khi được ăn bổ sung nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trong thời kỳ mọc răng sữa sẽ càng có biểu hiện thèm mút tay. Do vậy, thói quen này sẽ giúp bé giảm cảm giác khó chịu, bức bối khi những chiếc răng dần nhú lên khỏi lợi.
Tín hiệu đòi đi vệ sinh
Chuyên gia Freudian khẳng định, việc mút tay trong khi tiểu, đại tiện sẽ tăng khoái cảm cho trẻ. Trước hai tuổi rưỡi, việc tiểu, đại tiện của trẻ nhỏ là những phản xạ có điều kiện. Nhưng sau độ tuổi này, hệ tiết niệu của trẻ đã phát triển hoàn thiện. Muốn “giải quyết” nhu cầu sinh lý này, trẻ thường mút tay và đó là một tín hiệu quan trọng tới đại não. Đại não lúc này sẽ phải suy nghĩ và phán đoán rồi quyết định nên “giải tỏa” luôn hay đợi thêm một chút.
Biểu hiện của ăn uống thiếu chất
Nếu trẻ mút tay quá nhiều, kèm theo các biểu hiện ăn giấy vụn, lười ăn uống, tóc vàng hơn, người thấp bé, rất có thể chúng bị thiếu kẽm do khẩu phần ăn không đảm bảo. Chuyên gia Freudian cho biết, giai đoạn 1-3 tuổi là thời điểm phát triển mạnh của trẻ. Trong đó, vi lượng kẽm có vai trò quan trọng hàng đầu. Do vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao để phát hiện kịp thời.
Trẻ từ ba tuổi trở lên tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh. Nếu thói quen mút tay vẫn duy trì, vô hình trung sẽ đem theo vi khuẩn và ấu trùng vào cơ thể. Cha mẹ cần hết sức lưu tâm và tập cho con từ bỏ thói quen này khi bước vào độ tuổi hiếu động.
Khỏe mỗi ngày
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167