Bạn có thể không lạ với hình ảnh người mới 30 tuổi đã tóc bạc đầy đầu. Phải chăng họ già sớm, máu xấu hay đó là dấu hiệu bệnh tật? Bác sỹ Dương Bích Liên - Phó Chủ nhiệm khoa Da liễu, bệnh viện Đông Phương thuộc Đại học Y dược Bắc Kinh - Trung Quốc đưa ra một vài lý giải về hiện tượng này.
- Bác sỹ có cho rằng, sớm bạc tóc là một loại bệnh?
- Bác sỹ Dương Bích Liên: Sớm bạc tóc không thể cho là một loại bệnh, phải tuỳ trường hợp mà nhận xét, nếu do gene di truyền thì không thể coi như bệnh, còn nếu do thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến tóc bạc sớm thì thuộc về dấu hiệu bệnh, cần trị liệu.
Tóc từ đen chuyển màu trắng, thông thường do chức năng tế bào sắc tố của sợi tóc suy yếu không thể sản sinh được hạt sắc tố. Người bình thường từ 35 tuổi, tế bào sắc tố tóc bắt đầu suy yếu, tóc bị bạc. Còn người 20 tuổi mà tóc đã bạc, thì mới xem xét như bệnh lý.
- Sớm bạc tóc có phải là dấu hiệu lão hoá?
- Nếu tóc bạn bạc sớm do di truyền thì không phải là tiêu chí để đánh giá sự lão hoá, còn nếu vì chức năng dinh dưỡng cơ thể rối loạn mà trong đông y cho rằng can thận suy yếu, tinh huyết thiếu hụt, thì đó là biểu hiệu các cơ quan trong cơ thể bạn bắt đầu “già” đi.
- Tây y cho rằng, tóc bạc sớm liên quan đến nhân tố như tinh thần quá căng thẳng, não làm việc quá độ?
- Thực tế, có nhiều điểm tương đồng trong việc lý giải tóc bạc sớm của đông y và tây y. Chẳng hạn, căng thẳng tinh thần thuộc về tình trạng tâm trí không được điều hoà, dẫn đến u uất mà phát hoả, và xuất hiện hiện tượng bệnh “huyết nhiệt” (máu nóng) trong đông y. Còn dùng não quá độ trong đông y chính là hiện tượng suy nghĩ lao lực, dễ hại tâm tỳ (hại tâm huyết, hại tỳ khí); từ đó dẫn đến khí huyết thiếu hụt, tóc bị mất đi sự nuôi dưỡng. Những lý giải trên bất luận là của đông y hay tây y đều là nguyên nhân bệnh bạc tóc sớm thường gặp.
- Có người từ mười mấy tuổi đã có tóc bạc, có người lại từ khoảng 20-30 tuổi, và bạc nhiều ít khác nhau, nguyên nhân gì gây nên?
- Với mỗi người biểu hiện bạc tóc không giống nhau, người bình thường dù ở lứa tuổi nào cũng có thể có vài sợi tóc bạc, nếu không có hiện tượng bạc tóc nhiều hoặc có xu hướng tăng lên thì không gọi là mắc chứng sớm bạc tóc. Hơn nữa, những vấn đề như dinh dưỡng bất hợp lý, bệnh bạch tạng, bệnh bạch biến rối loạn miễn dịch, bệnh về tuyến yên cũng có thể khiến tóc đổi màu trắng. Ngoài dựa vào tuổi tác còn cần kết hợp với triệu chứng riêng biệt hoặc tiền sử bệnh từ trước của bệnh nhân để chẩn đoán.
- Ăn nhiều thực phẩm màu đen giúp tóc lâu bạc hơn, điều này có đúng không?
- Trên góc độ của đông y, thực phẩm màu đen có công dụng bổ thận ích tinh, mà những người bạc tóc sớm thường là người can thận tinh huyết suy nhược. Tuy nhiên, lý luận nào cũng có tính điều kiện nhất định, không thể bao quát mọi trường hợp mắc chứng tóc sớm bạc.
Đối với thực phẩm, những vi lượng nguyên tố, vitamin, tyrosine có quan hệ mật thiết với sắc tố của tóc. Vì thế, để có mái tóc đen và khoẻ, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt và đồng như gan, nấm, rong biển, vừng, các loại thực phẩm hạt; bổ sung vitamin nhóm B như các loại đậu, rau xanh; bổ sung tyrosine bằng các thực phẩm như cá, thịt. Đặc biệt, nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng, không cần “chạy theo” các thực phẩm có màu đen.
Nguồn: An Ninh Thủ Đô
- Bác sỹ có cho rằng, sớm bạc tóc là một loại bệnh?
- Bác sỹ Dương Bích Liên: Sớm bạc tóc không thể cho là một loại bệnh, phải tuỳ trường hợp mà nhận xét, nếu do gene di truyền thì không thể coi như bệnh, còn nếu do thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến tóc bạc sớm thì thuộc về dấu hiệu bệnh, cần trị liệu.
Tóc từ đen chuyển màu trắng, thông thường do chức năng tế bào sắc tố của sợi tóc suy yếu không thể sản sinh được hạt sắc tố. Người bình thường từ 35 tuổi, tế bào sắc tố tóc bắt đầu suy yếu, tóc bị bạc. Còn người 20 tuổi mà tóc đã bạc, thì mới xem xét như bệnh lý.
- Sớm bạc tóc có phải là dấu hiệu lão hoá?
- Nếu tóc bạn bạc sớm do di truyền thì không phải là tiêu chí để đánh giá sự lão hoá, còn nếu vì chức năng dinh dưỡng cơ thể rối loạn mà trong đông y cho rằng can thận suy yếu, tinh huyết thiếu hụt, thì đó là biểu hiệu các cơ quan trong cơ thể bạn bắt đầu “già” đi.
- Tây y cho rằng, tóc bạc sớm liên quan đến nhân tố như tinh thần quá căng thẳng, não làm việc quá độ?
- Thực tế, có nhiều điểm tương đồng trong việc lý giải tóc bạc sớm của đông y và tây y. Chẳng hạn, căng thẳng tinh thần thuộc về tình trạng tâm trí không được điều hoà, dẫn đến u uất mà phát hoả, và xuất hiện hiện tượng bệnh “huyết nhiệt” (máu nóng) trong đông y. Còn dùng não quá độ trong đông y chính là hiện tượng suy nghĩ lao lực, dễ hại tâm tỳ (hại tâm huyết, hại tỳ khí); từ đó dẫn đến khí huyết thiếu hụt, tóc bị mất đi sự nuôi dưỡng. Những lý giải trên bất luận là của đông y hay tây y đều là nguyên nhân bệnh bạc tóc sớm thường gặp.
- Có người từ mười mấy tuổi đã có tóc bạc, có người lại từ khoảng 20-30 tuổi, và bạc nhiều ít khác nhau, nguyên nhân gì gây nên?
- Với mỗi người biểu hiện bạc tóc không giống nhau, người bình thường dù ở lứa tuổi nào cũng có thể có vài sợi tóc bạc, nếu không có hiện tượng bạc tóc nhiều hoặc có xu hướng tăng lên thì không gọi là mắc chứng sớm bạc tóc. Hơn nữa, những vấn đề như dinh dưỡng bất hợp lý, bệnh bạch tạng, bệnh bạch biến rối loạn miễn dịch, bệnh về tuyến yên cũng có thể khiến tóc đổi màu trắng. Ngoài dựa vào tuổi tác còn cần kết hợp với triệu chứng riêng biệt hoặc tiền sử bệnh từ trước của bệnh nhân để chẩn đoán.
- Ăn nhiều thực phẩm màu đen giúp tóc lâu bạc hơn, điều này có đúng không?
- Trên góc độ của đông y, thực phẩm màu đen có công dụng bổ thận ích tinh, mà những người bạc tóc sớm thường là người can thận tinh huyết suy nhược. Tuy nhiên, lý luận nào cũng có tính điều kiện nhất định, không thể bao quát mọi trường hợp mắc chứng tóc sớm bạc.
Đối với thực phẩm, những vi lượng nguyên tố, vitamin, tyrosine có quan hệ mật thiết với sắc tố của tóc. Vì thế, để có mái tóc đen và khoẻ, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt và đồng như gan, nấm, rong biển, vừng, các loại thực phẩm hạt; bổ sung vitamin nhóm B như các loại đậu, rau xanh; bổ sung tyrosine bằng các thực phẩm như cá, thịt. Đặc biệt, nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng, không cần “chạy theo” các thực phẩm có màu đen.
Nguồn: An Ninh Thủ Đô
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,567
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,116
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,528