Chống lại bệnh trầm cảm sau sinh


Sau 9 tháng mang nặng đẻ đau, bao nỗi vất vả của người phụ nữ đã được đền bù xứng đáng bằng đứa con kháu khỉnh, khỏe mạnh. Tuy nhiên, giai đoạn sau sinh cũng gây ra rất nhiều thay đổi không chỉ trong cơ thể mà còn ở tâm lý các bà mẹ. Hãy cùng Viet-care tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống chứng trầm cảm sau sinh.



1. Sau khi sinh, tâm lý người mẹ có thay đổi không?

Nhiều công trình nước ngoài đã nghiên cứu cho rằng có khoảng 50% các bà mẹ sau sinh bị thay đổi tính tình nhưng thường là nhẹ như: người cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, sợ hãi, hồi hộp, buồn rầu và kèm theo mất ngủ. Sau một vài tuần, nếu người mẹ cảm thấy không khí trong gia đình mọi người đều vui vẻ và được thương yêu thực sự thì tình hình sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu không khí trong gia đình căng thẳng, người mẹ không được chăm sóc, bị thờ ơ, lạnh nhạt thì người mẹ sẽ suy nghĩ và mất ngủ, cơ thể chóng suy sụp và dễ mắc bệnh trầm cảm, thường gọi là bệnh trầm cảm sau khi sinh.

Do vậy, để tâm lí các bà mẹ được ổn định, thoải mái nhằm đảm bảo việc tiết sữa cho con bú và có sức khỏe để chăm con, cần tạo không khí thoải mái, hạnh phúc trong gia đình. Sau khi sinh con, người mẹ cần có môi trường nghỉ ngơi yên tĩnh, dễ chịu và tràn đầy tình yêu. Các thành viên trong gia đình cần quan tâm, động viên và giúp để tinh thần người mẹ luôn vui vẻ, dồi dào sức sống.




2. Bệnh trầm cảm sau khi sinh
Sau khi sinh, một số phụ nữ có thể chợt vui, chợt buồn hoặc tự nhiên khóc không lí do, lo âu, dễ bị kích thích, khó tập trung, mất cảm giác ngon miệng hoặc khó ngủ…đó là dấu hiểu của chứng trầm cảm sau khi sinh.
Bệnh trầm cảm sau sinh là một trạng thái bệnh lý tâm thần tiềm tang hoặc có sẵn dễ bị nặng thêm do tâm trạng căng thẳng (stress) trong lúc mang thai và chuyển dạ. Bệnh này còn gọi là bệnh tâm thần sau sinh nở, chỉ xảy ra trong vòng 3 đến 6 tháng sau sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu ngoài 6 tháng mà bị thì không gọi là bệnh trầm cảm sau sinh.
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh:
- Luôn cảm thấy buồn
- Không quan tâm đến những việc xung quanh, không còn cảm thấy thích thú với những hoạt động mà trước kia yêu thích như xem phim, nghe nhạc
- Ăn không ngon miệng dẫn đến sụt cân
- Khó ngủ
- Luôn cảm thấy mệt mỏi (không phải do làm việc quá sức)
- Dễ khóc, dễ tủi thân vô cớ
- Cảm thấy bản thân vô giá trị hoặc có tội lỗi gì ghê gớm
- Cảm thấy bồn chồn, lo âu và dễ tức giận
- Cảm thấy bi quan về tương lai
- Có ý nghĩ về cái chết
- Không muốn chăm sóc con hay sợ mình sẽ làm hại đứa bé


Nguyên nhân nào khiến bà mẹ bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh?
Bệnh thường do nhiều yếu tố hợp thành như:
- Có tiền sử mắc bệnh tâm thần
- Có lối sống cá biệt như: Hay buồn phiền, lo lắng, quá nhạy cảm v..v…
- Tâm trạng thường xuyên bị căng thẳng như: khó khăn về kinh tế, khó khăn về điều kiện chăm sóc con v..v..
- Những thay đổi về sinh lý như: nội tiết hoặc dùng các thuốc trong lúc mang thai, khi sinh đẻ…
- Quan hệ gia đình không bình thường. Ở nước ta, đây là yếu tố rất quan trọng, như gia đình nhà chồng mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, hoặc đã có con trai rồi lại muốn có con gái, do đó trong lúc mang thai người mẹ luôn phải lo âu không biết lần này sinh có đáp ứng được nhu cầu của gia đình không, nếu không thì phải sống và chịu đựng như thế nào v.v… Có trường hợp đẻ xong không có người nhà đến thăm và chăm sóc trong lúc xung quanh các bà mẹ khác được đón mừng và chúc tụng… Tất cả những điều đó đều dễ đẩy sản phụ trở nên trầm cảm sau sinh.


Các triệu chứng trầm cảm bắt đầu xuất hiện và chấm dứt trong khoảng mười ngày. Nếu tình trạng đó kéo dài hơn hoặc các triệu chứng ngày càng nặng hơn thì có thể người mẹ đã bị rối loạn trầm cảm sau sinh




Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh trầm cảm sau khi sinh như thế nào?
Bệnh lý trầm cảm ở người mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển tình cảm, xã hội, ngôn ngữ, nhận thức…ở trẻ, vì một đứa bé 3 tháng tuổi đã có thể cảm nhận và đáp ứng lại các biểu hiện tình cảm của người mẹ. Ảnh hưởng này sẽ không dễ phát hiện nếu không có sự quan tâm của những người xung quanh. Điều đáng ngại nhất là trường hợp trầm cảm sau sinh kèm hoang tưởng (ví dụ: người mẹ nghĩ rằng con mình bị ma quỷ nhập vào, con mình chắc chắn sẽ có số phận bi thảm…), hoặc ảo thanh mệnh lệnh (bệnh nhân nghe một giọng nói bắt mình phải làm một điều gì đó), dẫn đến hậu quả là bệnh nhân sẽ làm hại con.
Ngoài ra, người mẹ thường ít khi chủ động đi khám tâm thần sớm vì một số nguyên nhân như:
- Thiếu hiểu biết về loại bệnh này
- Xấu hổ, sợ người xung quanh phê phán vì đã có ý nghĩ không muốn chăm sóc đứa con hoặc muốn làm hại con
- Sợ rằng nếu mình khai bệnh ra, cán bộ y tế sẽ “nhốt vào bệnh viện tâm thần hoặc sẽ có người đến bắt con mình đi”


· Nguyên tắc điều trị bệnh trầm cảm sau khi sinh:
Điều trị trầm cảm sau sinh cũng giống như điều trị các trường hợp trầm cảm khác, gồm phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý liệu pháp (điều trị bằng cách nói chuyện). Bệnh nhân cần được tham vấn bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại thuốc chống trầm cảm và xác định liều thuốc thích hợp, vì đa số thuốc trị trầm cảm có thể tiết qua sữa mẹ.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl