Chế độ ăn uống đối với người bệnh đái tháo đường hết sức quan trọng, vì các thức ăn khi ăn vào sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Việc chọn loại thức ăn vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh, vừa không làm tăng đường huyết phải được xem xét đối với từng người bệnh. Bác sĩ điều trị sẽ xem thói quen, nhu cầu ăn uống của người bệnh để tư vấn thích hợp. Nhiều người chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn đã có thể làm hạ lượng đường trong máu xuống mức bình thường mà không cần dùng thuốc.
Điều chỉnh chế độ ăn cũng giúp hạ đường huyết
Lời khuyên giảm ăn chất bột, đường đã được nhiều người hiểu không đúng nên kiêng ăn quá mức. Tất cả các chất bột, đường ăn vào đều có khả năng làm tăng lượng đường trong máu, khả năng đó gọi là chỉ số đường máu (CSĐM) của thực phẩm. Lấy CSĐM của bánh mì làm chuẩn: =100, thì CSĐM của một số thực phẩm như sau:
Cách ăn không phải là kiêng ăn chất bột, đường, mà chỉ cần ăn hạn chế các chất có CSĐM cao, ăn bình thường các chất có CSĐM trung bình và thấp (nhỏ hơn 100).
Ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng: Mức năng lượng để bảo đảm đủ dinh dưỡng, tùy theo lao động nhẹ hoặc nặng cần khoảng từ 1.800-2.200 KCal/người 50kg/ngày, tương đương với mức ăn trung bình của đa số người Việt Nam. Trong đó, năng lượng do chất bột, đường cung cấp nên chiếm khoảng 60%, tương đương 300-400g gạo/ngày; chất béo chiếm khoảng 25%, tương đương khoảng 60g dầu mỡ; chất đạm chiếm khoảng 15%, tương đương 200-300g thịt, cá, đậu, mè/ngày.
Quan điểm hiện nay về ăn uống đối với người bệnh đái tháo đường là cho phép sử dụng bột đường + chất béo như người bình thường, nhưng có tăng thêm nhiều chất xơ. Chia bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ; ăn nhiều rau cung cấp nhiều chất xơ sẽ góp phần làm giảm CSĐM.
Điều chỉnh chế độ ăn cũng giúp hạ đường huyết
Lời khuyên giảm ăn chất bột, đường đã được nhiều người hiểu không đúng nên kiêng ăn quá mức. Tất cả các chất bột, đường ăn vào đều có khả năng làm tăng lượng đường trong máu, khả năng đó gọi là chỉ số đường máu (CSĐM) của thực phẩm. Lấy CSĐM của bánh mì làm chuẩn: =100, thì CSĐM của một số thực phẩm như sau:
Cơm 68 | Chuối 84 | Đường trái cây 26 |
Bắp nấu 80 | Cam 59 | Đường mía 83 |
Mì sợi 67 | Bánh qui bơ 88 | Sữa nguyên kem 44 |
Khoai lang 70 | Yaourt 52 | Sữa bột gầy 46 |
Cách ăn không phải là kiêng ăn chất bột, đường, mà chỉ cần ăn hạn chế các chất có CSĐM cao, ăn bình thường các chất có CSĐM trung bình và thấp (nhỏ hơn 100).
Ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng: Mức năng lượng để bảo đảm đủ dinh dưỡng, tùy theo lao động nhẹ hoặc nặng cần khoảng từ 1.800-2.200 KCal/người 50kg/ngày, tương đương với mức ăn trung bình của đa số người Việt Nam. Trong đó, năng lượng do chất bột, đường cung cấp nên chiếm khoảng 60%, tương đương 300-400g gạo/ngày; chất béo chiếm khoảng 25%, tương đương khoảng 60g dầu mỡ; chất đạm chiếm khoảng 15%, tương đương 200-300g thịt, cá, đậu, mè/ngày.
Quan điểm hiện nay về ăn uống đối với người bệnh đái tháo đường là cho phép sử dụng bột đường + chất béo như người bình thường, nhưng có tăng thêm nhiều chất xơ. Chia bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ; ăn nhiều rau cung cấp nhiều chất xơ sẽ góp phần làm giảm CSĐM.