Xử trí khi uống nhầm thuốc, hóa chất gây ngộ độc


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Cụ X nhập viện trong tình trạng tính mạng rất nguy kịch, hôn mê sâu, cơ thể mất các phản xạ do bị ngộ độc thuốc...


Cụ P.T.H.X., (80 tuổi, trú tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) được người nhà đem đến nhập viện cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch, hôn mê sâu, cơ thể mất các phản xạ, gọi hỏi không trả lời.
Sau khi thăm khám và từ lời kể của người nhà, các bác sỹ cho biết cụ X bị ngộ độc thuốc.


Theo người nhà kể lại, trong khi cụ X ở nhà một mình, do mắt mờ, lại không biết nên cụ đã lấy lọ thuốc ngủ con mình để trên bàn và uống vào bụng vì tưởng là … thuốc bổ.


Sau khi được cấp cứu, súc ruột kịp thời, cụ đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn đang trong tình trạng nặng và phải tiếp tục điều trị.


Đối tượng chủ yếu là người già và trẻ nhỏ


Các bác sỹ khoa Cấp cứu – BV Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cho biết đã tiếp nhận nhiều trường hợp nguy kịch do uống nhầm thuốc hay hóa chất, đây không phải là những trường hợp hiếm gặp, đối tượng chủ yếu là người già và trẻ em.


Như trường hợp cháu P.V.Q (2 tuổi, trú tại TP. Đồng Hới) được người nhà đem đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, suy hô hấp, bụng chướng, người lơ mơ, miệng nồng nặc mùi dầu hỏa vì đã uống một lượng lớn dầu hỏa vào bụng.


Theo bố mẹ cháu cho biết, nguyên nhân là trong khi cháu tự chơi một mình, bố mẹ không để ý trông coi nên cháu đã tự tay lấy chai trà xanh không độ trong đó đựng dầu hỏa và uống vào miệng.


Cháu N.G.B., 3 tuổi (trú tại TP. Đồng Hới) cũng tương tự, trong khi cả nhà đang chuẩn bị cúng tất niên, mẹ cháu cầm chai dầu hỏa đổ vào đèn, không để ý nên cháu đứng bên cạnh đã cầm chai dầu hỏa đem lên miệng rồi sau đó … uống vào bụng.






Cháu N., (2 tuổi) được cấp cứu tại BV Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa

Ở người già, tâm trí thường lú lẫn, mắt lại mờ nên chuyện uống nhầm thuốc hay hóa chất sẽ xảy ra nếu con cháu chủ quan trong quá trình chăm sóc.


Ngoài trường hợp cụ X đang được điều trị tại bệnh viện như trên, trường hợp cụ bà L.T. N., (88 tuổi, trú tại xã Quang Phú, Đồng Hới) là một ví dụ. Cụ N nhập viện cấp cứu khi đã suy hô hấp, hôn mê sâu, khó thở, phổi bị tổn thương do uống nhầm nước lau sàn nhà hiệu V.S.


Nguyên nhân là do cụ ở nhà một mình, mắt lại mờ, khi sờ thấy chai nước lau sàn nhà để ở góc tủ, cụ tưởng là chai nước và mở nắp ra … uống.


Cách xử trí khi uống nhầm thuốc hay hóa chất


Các bác sỹ khoa Cấp cứu và khoa Điều trị tích cực – Chống độc cho biết, việc đầu tiên khi bắt gặp người uống nhầm thuốc là cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý được chính xác.


Bởi vì khi gặp trường hợp trên mà sơ cứu không tốt sẽ khiến người bệnh càng đau đớn hơn, không kịp thời có thể để lại di chứng hoặc nguy hiểm đến tính mạng.


Việc đầu tiên là phải tìm hiểu xem người bệnh đã uống nhầm nhầm loại thuốc gì và số lượng bao nhiêu. Bởi vì tương ứng với từng loại thuốc, hóa chất sẽ gây nên biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau.


Thuốc có độc tính mạnh có thể gây co giật, hôn mê, uống nhầm thuốc có tính kích thích dạ dày gây đau bụng, nôn mửa. Uống nhầm thuốc giảm đau, kháng sinh có thể gây tổn hại tới hệ thống tạo máu…


Để dễ nhận biết điều đó, chúng ta có thể căn cứ vào vỏ thuốc để bên cạnh người uống nhầm để có cách xử lý kịp thời và báo cho bác sỹ biết khi nhập viện cấp cứu.


Việc đầu tiên, bất kể là đã uống nhầm loại gì thì cũng phải nhanh chóng gây nôn nhằm bằng cách móc họng, sau đó cho uống nhiều nước ấm, rồi lại tiếp tục móc họng gây nôn nhằm rửa sạch dạ dày và giải độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt tác hại của thuốc hay hóa chất.


Cần mang theo vỏ loại thuốc (hoặc chai hóa chất) mà người bệnh đã uống nhầm khi đến cấp cứu để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác...
Việc này cấn tiến hành khẩn trương và ngay tại chỗ vì cứ để vậy mà đem đến viện cấp cứu sẽ mất một thời gian dài, khi đó thuốc hoặc hóa chất sẽ ngấm vào cơ thể và gây tác hại rất lớn đến người bệnh.
Điều lưu ý là phải đặt người bệnh nằm nghiêng nhằm tránh để chất nôn, dịch tiết hay nước chảy vào khí quản gây tắc thở.


Thực hiện biện pháp sơ cứu xong cần nhanh chóng đưa nạn nhân nhập viện cấp cứu để các bác sỹ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Cần mang theo vỏ loại thuốc (hoặc chai hóa chất) mà người bệnh đã uống nhầm khi đến cấp cứu để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác.


Có một cách đơn giản để phòng tránh hậu quả của việc uống nhầm thuốc, đó là hãy để các loại thuốc và hóa chất xa tầm tay của trẻ hoặc nơi có khóa an toàn nhằm phòng tránh trường hợp các cụ già uống nhầm phải, đồng thời, không nên đựng hóa chất trong vỏ chai nước nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra.


AloBacsi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl