(TTVN) - Đau ngực là một triệu chứng thường gặp ở các cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt là các phòng khám chuyên khoa tim mạch.
TS. BS. Phạm Hữu Hòa
Bệnh viện Nhi Trung ương
1. Sinh bệnh học và nguyên nhân gây đau ngực ở trẻ em
Ba nguyên nhân chính gây đau ngực ở trẻ em là viêm sụn sườn, tình trạng bệnh lý của thành ngực (do chấn thương hoặc tình trạng căng cơ) và các bệnh đường hô hấp (chiếm 45-65%, trong khi đau ngực do các bệnh tim mạch chỉ chiếm khoảng dưới 4%). Đau ngực ở trẻ em thường thấy ở mọi lứa tuổi: trẻ dưới 12 tuổi đau ngực thường do các bệnh phổi (viêm phổi, viêm màng phổi, hen, ho kéo dài…) và các bệnh tim (viêm màng ngoài tim, hở van động mạch chủ…) đau ngực do căn nguyên tâm lý thường gặp ở trẻ trên 12 tuổi. Theo một số nghiên cứu ở nước ngoài, tần suất các nguyên nhân đau ngực ở trẻ em được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Tần suất tương đối các nguyên nhân gây đau ở trẻ em
Nguyên nhân | Tỉ lệ (%) |
Các yếu tố tự phát | 12-45 |
Viêm sụn sườn | 9-22 |
Chấn thương cơ xương | 21 |
Viêm phổi, hen | 15-21 |
Các yếu tố tâm lý | 5-9 |
Các bệnh tiêu hóa | 4-9 |
Các bệnh tiêu hóa | 0-4 |
Các bệnh tim mạch | 0 – 4 |
Cơn kịch phát bệnh tế bào hình liềm | 2 |
Các nguyên nhân khác | 9 - 21 |
2. Các biểu hiện lâm sàng đau ngực tự phát
Khoảng 12-45% trẻ em đau ngực không tìm thấy nguyên nhân, mặc dù đã được khám và thăm dò kĩ lưỡng. Số còn lại, đau ngực thường do các lý do:
Các nguyên nhân không do tim mạch: phần lớn đau ngực ở trẻ em khởi nguồn từ các cơ quan khác mà không phải từ tim. Đau ngực không do tim chiếm tới 56%-86% các trường hợp đau ngực được ghi nhận.
Viêm sụn sườn: thường đau ngực mức độ nhẹ hoặc vừa, đau chủ yếu bên tổn thương song đôi khi lan sang cả bên kia hoặc lan rộng ra sau lưng hoặc xuống bụng. Đau tăng lên khi vận động hay khi mắc thêm các bệnh đường hô hấp. Triệu chứng đau ngực có thể kéo dài nhiều tuần đến hàng tháng, tham khám thấy đau nhói khi sờ nắn vào các điểm tiếp nối sụn-sườn hay sụn-ức. Hội chứng Tietze là một thể viêm sụn sườn hiếm gặp gồm có các triệu chứng: ưng dạng hình thoi tại điểm tiếp nối sụn-ức hoặc sụn-sườn của xương sườn thứ 2 hoặc thứ 3 và đau ngực lan rộng.
Đau ngực do nguyên nhân cơ xương: thường đau vừa phải và kéo dài do sự căng quá mức của các cơ ngực, lưng, vai sau vận động hoặc chấn thương do đánh nhau, thể thao hoặc tai nạn. Một bệnh nhân có triệu chứng đau vùng ngực khi thăm khám có tiền sử vận động hay tập luyện quá sức, nâng các vật quá nặng hoặc chấn thương trực tiếp vào vùng ngực phải nghĩ tới nguyên nhân đau ngực do căng cơ hoặc do chấn thương. Các bất thường về cấu trúc lồng ngực, cột sống cũng có thể gây nên các triệu chứng đau ngực kéo dài.Đau ngực do nguyên nhân hô hấp:
(Còn tiếp) click vào đây http://thaythuocvietnam.vn/vn/Dau-nguc-o-tre-em-di1226-Dau-nguc-o-tre-em-n4996
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,362
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,136
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,316
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,169