Phát hiện và điều trị vô sinh ở nam giới nguyên nhân tại tinh hoàn
Vô sinh do nhiều nguyên nhân, tỉ lệ thụ thai phụ thuộc
Độ tuổi hoạt động tình dục và khả năng sinh sản: phụ thuộc nhiều vào tuổi của cả hai vợ chồng, khả năng sinh con cao nhất ở nam giới vào lứa tuổi 24- 25, sau đó giảm dần sau tuổi 30. Khả năng sinh con cao nhất ở nữ giới vào lứa tuổi 24-30, sau đó khả năng sinh con giảm đột ngột và nhanh chóng sau tuổi 30.
- Nhịp độ giao hợp của hai vợ chồng vài ba lần trong một tuần có khả năng thụ thai cao nhất.
- Nên giao hợp gần những ngày rụng trứng của phụ nữ có khả năng thụ thai cao.
Tỉ lệ vô sinh chiếm khoảng 3-8% số cặp vợ chồng tùy theo từng thống kê, tỉ lệ vô sinh có xu hướng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế. Trong tổng số các nguyên nhân gây vô sinh thì nguyên nhân do nữ giới chiếm khoảng 40-50%, nguyên nhân do nam giới chiếm 40-50%, nguyên nhân do cả nam và nữ chiếm khoảng 10-20%.
Phân loại nguyên nhân vô sinh nam giới
Phân loại theo sinh lý tinh hoàn gồm: vô sinh do quá trình tạo tinh trùng và vô sinh do đường bài tiết tinh trùng.
Phân loại theo mức độ vô sinh, gồm vô sinh tuyệt đối như trường hợp teo cả hai tinh hoàn không có tinh trùng, hầu như không điều trị được, vô sinh tương đối do chất lượng tinh trùng yếu có thể điều trị được.
Phân loại theo tiên lượng gồm: vô sinh nguyên phát vì chưa bao giờ có con, vô sinh thứ phát vì đã có con lần trước.
Phân loại theo đối chiếu với tinh hoàn (trước tinh hoàn, tại tinh hoàn và sau tinh hoàn).
Trong đó cách phân loại thứ 4 này được nhiều tác giả sử dụng vì nó dựa vào sinh lý bệnh và nguyên nhân bệnh để có phương pháp điều trị cụ thể. Từ đây ta để cập tới cách phân loại này.
Các nguyên nhân vô sinh trước tinh hoàn
Các nguyên nhân do rối loạn chức năng chục dưới đồi- tuyến yên như hội chứng thiểu giảm hormon: GnRH của vùng dưới đồi.
Nguyên nhân giảm chức năng tuyến yên, cụ thể là thùy trước tuyến yên, gây giảm hormon LH, FSH.
Các nguyên nhân không do rối loạn chức năng trục dưới đồi- tuyến yên như suy gan, u tuyến thượng thận tiết nhiều estrogen.
Các nguyên nhân sau tinh hoàn
Các nguyên nhân làm cản trở của đường dẫn tinh như sau triệt sản, sau mổ thoát vị bẹn thắt phải ống dẫn tinh hai bên.
Do bất lực không đưa được dương vật vào âm đạo.
Do rối loạn phóng tinh như phóng tinh ngược dòng sau mổ u tuyến tiền liệt hay tạo hình cổ bàng quang, xuất tinh sớm hay không xuất tinh.
Nguyên nhân vô sinh nam giới tại tinh hoàn
Tinh hoàn người trưởng thành có khối lượng 15-25gam, kích thước khoảng 4,5-5 x 3cm. Tinh hoàn là một tuyến vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết. Chức năng nội tiết của tinh hoàn được thể hiện do tế bào Leydig nằm trong tổ chức kẽ giữa các ống sinh tinh, sản xuất testosteron, hormon này quyết định các đặc điểm của nam như hình thái và sức cương của dương vật, trọng lượng cơ…Chức năng này được kích thích bởi hormon LH của tuyến yên. Chức năng ngoại tiết là sản suất tinh trùng: tế bào Sertoni được kích thích hoạt do testosteron và hormon FSH của tuyến yên. Nhờ đó, các tế bào mầm biệt hóa thành tinh trùng qua nhiều giai đoạn phức tạp, được kích thích bởi hormon LH và FSH.
Tinh hoàn không xuống bìu
Tinh hoàn không xuống bìu có thể là bệnh tinh hoàn ẩn do tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển bình thường (Undescanded tertiche) hoặc bệnh tinh hoàn lạc chỗ do tinh hoàn di chuyển lạc chỗ nhưng không nằm đúng bìu (Et0pic testicle), đây là một bệnh tương đối phổ biến ở trẻ trai. Tỉ lệ tinh hoàn không xuống bìu ở trẻ mới đẻ đủ tháng là 3,4% ở trẻ mới đẻ thiếu tháng là 30%. Có nhiều cơ chế tham gia vào quá trình di chuyển hay hạn chế sự di chuyển của tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu đó là: vai trò của dây kéo tinh hoàn, vai trò của nội tiết mà cụ thể là gonatropin và testosteron, vai trò của thần kinh đùi sinh dục, vai trò của áp lực trong ổ bụng, vai trò của mào tinh, các yếu tố cơ giới như: mạch máu của tinh hoàn quá ngắn, vùng ống bẹn bị tổ chức xơ che mất cũng được coi là những yếu tố làm cho tinh hoàn không di chuyển xuống bìu.
Tổ chức học của tinh hoàn không xuống bìu
Walker thấy có bất thường về tổ chức học của tinh hoàn không xuống bìu có liên quan đến tuổi bệnh nhân và vị trí của tinh hoàn. Bất thường về tổ chức học không chỉ xảy ra ở tinh hoàn không xuống bìu mà còn thấy cả ở tinh hoàn bên đối diện đã xuống bìu. Gaudio và cộng sự nghiên cứu siêu cấu trúc của các tinh hoàn của bệnh nhân có tinh hoàn một bên không xuống bìu đã thấy cả hai bên tinh hoàn đểu có tổn thương tổ chức học.
(còn tiếp) click vào http://thaythuocvietnam.vn/vn/Phat-hien-va-dieu-tri-vo-sinh-o-nam-gioi-nguyen-nhan-tai-tinh-hoan-di1220-Phat-hien-va-dieu-tri-vo-sinh-o-nam-gioi-nguyen-nhan-tai-tinh-hoan-n4806
(TTVN) - Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng chung sống có quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng các biện pháp tránh thai trong một năm mà không có thai gọi là vô sinh.
Vô sinh là vấn đề tương đối phức tạp cả về chẩn đoán, nguyên nhân và điều trị, do đó cần có sự phối hợp của các chuyên khoa đặc biệt là phụ khoa, nam học và mô phôi học.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân, tỉ lệ thụ thai phụ thuộc
Độ tuổi hoạt động tình dục và khả năng sinh sản: phụ thuộc nhiều vào tuổi của cả hai vợ chồng, khả năng sinh con cao nhất ở nam giới vào lứa tuổi 24- 25, sau đó giảm dần sau tuổi 30. Khả năng sinh con cao nhất ở nữ giới vào lứa tuổi 24-30, sau đó khả năng sinh con giảm đột ngột và nhanh chóng sau tuổi 30.
- Nhịp độ giao hợp của hai vợ chồng vài ba lần trong một tuần có khả năng thụ thai cao nhất.
- Nên giao hợp gần những ngày rụng trứng của phụ nữ có khả năng thụ thai cao.
Tỉ lệ vô sinh chiếm khoảng 3-8% số cặp vợ chồng tùy theo từng thống kê, tỉ lệ vô sinh có xu hướng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế. Trong tổng số các nguyên nhân gây vô sinh thì nguyên nhân do nữ giới chiếm khoảng 40-50%, nguyên nhân do nam giới chiếm 40-50%, nguyên nhân do cả nam và nữ chiếm khoảng 10-20%.
Phân loại nguyên nhân vô sinh nam giới
Phân loại theo sinh lý tinh hoàn gồm: vô sinh do quá trình tạo tinh trùng và vô sinh do đường bài tiết tinh trùng.
Phân loại theo mức độ vô sinh, gồm vô sinh tuyệt đối như trường hợp teo cả hai tinh hoàn không có tinh trùng, hầu như không điều trị được, vô sinh tương đối do chất lượng tinh trùng yếu có thể điều trị được.
Phân loại theo tiên lượng gồm: vô sinh nguyên phát vì chưa bao giờ có con, vô sinh thứ phát vì đã có con lần trước.
Phân loại theo đối chiếu với tinh hoàn (trước tinh hoàn, tại tinh hoàn và sau tinh hoàn).
Trong đó cách phân loại thứ 4 này được nhiều tác giả sử dụng vì nó dựa vào sinh lý bệnh và nguyên nhân bệnh để có phương pháp điều trị cụ thể. Từ đây ta để cập tới cách phân loại này.
Các nguyên nhân vô sinh trước tinh hoàn
Các nguyên nhân do rối loạn chức năng chục dưới đồi- tuyến yên như hội chứng thiểu giảm hormon: GnRH của vùng dưới đồi.
Nguyên nhân giảm chức năng tuyến yên, cụ thể là thùy trước tuyến yên, gây giảm hormon LH, FSH.
Các nguyên nhân không do rối loạn chức năng trục dưới đồi- tuyến yên như suy gan, u tuyến thượng thận tiết nhiều estrogen.
Các nguyên nhân sau tinh hoàn
Các nguyên nhân làm cản trở của đường dẫn tinh như sau triệt sản, sau mổ thoát vị bẹn thắt phải ống dẫn tinh hai bên.
Do bất lực không đưa được dương vật vào âm đạo.
Do rối loạn phóng tinh như phóng tinh ngược dòng sau mổ u tuyến tiền liệt hay tạo hình cổ bàng quang, xuất tinh sớm hay không xuất tinh.
Nguyên nhân vô sinh nam giới tại tinh hoàn
Tinh hoàn người trưởng thành có khối lượng 15-25gam, kích thước khoảng 4,5-5 x 3cm. Tinh hoàn là một tuyến vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết. Chức năng nội tiết của tinh hoàn được thể hiện do tế bào Leydig nằm trong tổ chức kẽ giữa các ống sinh tinh, sản xuất testosteron, hormon này quyết định các đặc điểm của nam như hình thái và sức cương của dương vật, trọng lượng cơ…Chức năng này được kích thích bởi hormon LH của tuyến yên. Chức năng ngoại tiết là sản suất tinh trùng: tế bào Sertoni được kích thích hoạt do testosteron và hormon FSH của tuyến yên. Nhờ đó, các tế bào mầm biệt hóa thành tinh trùng qua nhiều giai đoạn phức tạp, được kích thích bởi hormon LH và FSH.
Tinh hoàn không xuống bìu
Tinh hoàn không xuống bìu có thể là bệnh tinh hoàn ẩn do tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển bình thường (Undescanded tertiche) hoặc bệnh tinh hoàn lạc chỗ do tinh hoàn di chuyển lạc chỗ nhưng không nằm đúng bìu (Et0pic testicle), đây là một bệnh tương đối phổ biến ở trẻ trai. Tỉ lệ tinh hoàn không xuống bìu ở trẻ mới đẻ đủ tháng là 3,4% ở trẻ mới đẻ thiếu tháng là 30%. Có nhiều cơ chế tham gia vào quá trình di chuyển hay hạn chế sự di chuyển của tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu đó là: vai trò của dây kéo tinh hoàn, vai trò của nội tiết mà cụ thể là gonatropin và testosteron, vai trò của thần kinh đùi sinh dục, vai trò của áp lực trong ổ bụng, vai trò của mào tinh, các yếu tố cơ giới như: mạch máu của tinh hoàn quá ngắn, vùng ống bẹn bị tổ chức xơ che mất cũng được coi là những yếu tố làm cho tinh hoàn không di chuyển xuống bìu.
Tổ chức học của tinh hoàn không xuống bìu
Walker thấy có bất thường về tổ chức học của tinh hoàn không xuống bìu có liên quan đến tuổi bệnh nhân và vị trí của tinh hoàn. Bất thường về tổ chức học không chỉ xảy ra ở tinh hoàn không xuống bìu mà còn thấy cả ở tinh hoàn bên đối diện đã xuống bìu. Gaudio và cộng sự nghiên cứu siêu cấu trúc của các tinh hoàn của bệnh nhân có tinh hoàn một bên không xuống bìu đã thấy cả hai bên tinh hoàn đểu có tổn thương tổ chức học.
(còn tiếp) click vào http://thaythuocvietnam.vn/vn/Phat-hien-va-dieu-tri-vo-sinh-o-nam-gioi-nguyen-nhan-tai-tinh-hoan-di1220-Phat-hien-va-dieu-tri-vo-sinh-o-nam-gioi-nguyen-nhan-tai-tinh-hoan-n4806