Làm sao để gọt đu đủ mà không bị nát? Bổ và bày dưa hấu vừa hấp dẫn lại thuận tiện cho người ăn... Xin chia sẻ một số bí quyết giúp bạn có đĩa quả thật ngon, đẹp mắt.
Thanh Long
Cách 1:
Bổ cau bình thường nhưng có thể gập phần vỏ lại. Thao tác đơn giản này sẽ khiến đĩa thanh long thêm lạ mắt, hấp dẫn.
Cách 2:
Tận dụng lớp vỏ màu đỏ của thanh long nhằm tạo ra những lớp điểm xuyết đẹp mắt trên nền trắng.
Trước tiên các bạn bổ đôi dọc theo quả thanh long, dùng mũi dao lách dọc trên lớp vỏ, lưu ý không cắt quá sâu vào phần thịt của thanh long.
Tiếp theo dùng mũi dao lột bỏ phần vỏ to, để lại 3 đường chỉ trên nửa quả thanh long. Dùng dao xắt thanh long thành từng lát dày khoảng 1cm, dàn chéo thanh long.
Dưa hấu, dưa bở
Cách 1:
Bổ dọc quả dưa hấu, tạo thành miếng cau dài, lưu ý nên dùng dao sắc, dài và to bản, đường cắt cần dứt khoát, chính xác.
Sau đó dùng lưỡi dao lách đứt lìa phần vỏ và phần thịt. Vẫn đặt dưa hấu trên vỏ, xắt dưa thành từng miếng vừa ăn. Dùng lưỡi dao đẩy cho các miếng dưa lệch so le nhau. Lưu ý tránh chạm tay vào. Chúng ta đã có một đĩa dưa hấu ngon, đẹp mắt mà vẫn thuận tiện cho người ăn.
Lưu ý: để thêm dĩa ăn bên cạnh.
Cách 2:
Bổ đôi quả dưa hấu theo chiều ngang, đặt mặt dưa xuống thớt hoặc đĩa. Một tay giữ dưa, một tay dùng dao gọt bỏ vỏ dưa, tiếp đến bổ dưa thành miếng cau, xắt dưa thành từng miếng rồi dùng lưỡi dao đưa toàn bộ dưa hấu vào đĩa.
Đu đủ
Có 2 cách có thể gọt đu đủ mà không bị nát.
Cách 1:
Gọt vỏ từng lát dài, sau đó dùng dao tách từng miếng và đặt lên đĩa, cách gọt này đặc biệt phù hợp với những loại đu đủ không có hạt.
Các bạn chú ý tách từng miếng xong đặt đu đủ vào đĩa và không chỉnh sửa sắp xếp nhiều để hạn chế chạm và làm nát đu đủ.
Cách 2:
Trước tiên bổ đôi quả đu đủ theo chiều ngang, nếu đu đủ có hạt dùng thìa nạo bỏ hạt. Đặt đu đủ lên mặt thớt sạch hoặc đĩa.
Một tay giữ đu đủ, một tay bạn dùng dao gọt vỏ đu đủ từ trên xuống, xoay đĩa để tiếp tục gọt hết toàn bộ vỏ đu đủ. Như vậy là quả đu đủ đã được gọt sạch mà tay bạn không hề chạm vào phần thịt của đu đủ.
Tiếp theo là cắt đu đủ thành từng miếng, cắt như thế nào hoàn toàn có thể do cách riêng của bạn, nhưng bạn cần nhớ hạn chế tối đa việc chạm tay vào đu đủ sẽ đảm bảo nhìn đĩa hoa quả tươi ngon hấp dẫn.
Bạn có thể dùng dao bổ đôi từ trên xuống, sau đó chia thành nhiều miếng nhỏ và đặt các miếng vào đĩa theo hình đối xứng hoặc theo hàng đều nhau.
Dứa
Cách 1:
Bạn không cần gọt vỏ. Dứa có thể rửa sạch, giữ nguyên phần lá. Dùng dao chẻ quả dứa làm 4. Tiếp đó dùng dao lưỡi mỏng, bản nhỏ lách vào phần thịt phía trên và phía dưới sẽ có phần thịt dứa. Với cách này phần tay sẽ không chạm chút nào vào phần thân dứa nên đảm bảo dứa không nát
Cách 2:
Cách thứ hai sử dụng dụng cụ bỏ lõi dứa. Dụng cụ này cũng có thể dùng với các loại hoa quả có ruột lõi như táo, lê... Với cách này, sau khi gọt vỏ bỏ mắt như thông thường, dứa được lấy bỏ phần lõi.
Sau đó cắt khoanh tròn và xếp lên đĩa, thêm một vài quả dâu tây hoặc quả sơ ri là ta đã có một đĩa hoa quả đẹp mắt rất phù hợp mỗi khi nhà có khách.
Thanh Long
Cách 1:
Bổ cau bình thường nhưng có thể gập phần vỏ lại. Thao tác đơn giản này sẽ khiến đĩa thanh long thêm lạ mắt, hấp dẫn.
Cách 2:
Tận dụng lớp vỏ màu đỏ của thanh long nhằm tạo ra những lớp điểm xuyết đẹp mắt trên nền trắng.
Trước tiên các bạn bổ đôi dọc theo quả thanh long, dùng mũi dao lách dọc trên lớp vỏ, lưu ý không cắt quá sâu vào phần thịt của thanh long.
Tiếp theo dùng mũi dao lột bỏ phần vỏ to, để lại 3 đường chỉ trên nửa quả thanh long. Dùng dao xắt thanh long thành từng lát dày khoảng 1cm, dàn chéo thanh long.
Dưa hấu, dưa bở
Cách 1:
Bổ dọc quả dưa hấu, tạo thành miếng cau dài, lưu ý nên dùng dao sắc, dài và to bản, đường cắt cần dứt khoát, chính xác.
Sau đó dùng lưỡi dao lách đứt lìa phần vỏ và phần thịt. Vẫn đặt dưa hấu trên vỏ, xắt dưa thành từng miếng vừa ăn. Dùng lưỡi dao đẩy cho các miếng dưa lệch so le nhau. Lưu ý tránh chạm tay vào. Chúng ta đã có một đĩa dưa hấu ngon, đẹp mắt mà vẫn thuận tiện cho người ăn.
Lưu ý: để thêm dĩa ăn bên cạnh.
Cách 2:
Bổ đôi quả dưa hấu theo chiều ngang, đặt mặt dưa xuống thớt hoặc đĩa. Một tay giữ dưa, một tay dùng dao gọt bỏ vỏ dưa, tiếp đến bổ dưa thành miếng cau, xắt dưa thành từng miếng rồi dùng lưỡi dao đưa toàn bộ dưa hấu vào đĩa.
Đu đủ
Có 2 cách có thể gọt đu đủ mà không bị nát.
Cách 1:
Gọt vỏ từng lát dài, sau đó dùng dao tách từng miếng và đặt lên đĩa, cách gọt này đặc biệt phù hợp với những loại đu đủ không có hạt.
Các bạn chú ý tách từng miếng xong đặt đu đủ vào đĩa và không chỉnh sửa sắp xếp nhiều để hạn chế chạm và làm nát đu đủ.
Cách 2:
Trước tiên bổ đôi quả đu đủ theo chiều ngang, nếu đu đủ có hạt dùng thìa nạo bỏ hạt. Đặt đu đủ lên mặt thớt sạch hoặc đĩa.
Một tay giữ đu đủ, một tay bạn dùng dao gọt vỏ đu đủ từ trên xuống, xoay đĩa để tiếp tục gọt hết toàn bộ vỏ đu đủ. Như vậy là quả đu đủ đã được gọt sạch mà tay bạn không hề chạm vào phần thịt của đu đủ.
Tiếp theo là cắt đu đủ thành từng miếng, cắt như thế nào hoàn toàn có thể do cách riêng của bạn, nhưng bạn cần nhớ hạn chế tối đa việc chạm tay vào đu đủ sẽ đảm bảo nhìn đĩa hoa quả tươi ngon hấp dẫn.
Bạn có thể dùng dao bổ đôi từ trên xuống, sau đó chia thành nhiều miếng nhỏ và đặt các miếng vào đĩa theo hình đối xứng hoặc theo hàng đều nhau.
Dứa
Cách 1:
Bạn không cần gọt vỏ. Dứa có thể rửa sạch, giữ nguyên phần lá. Dùng dao chẻ quả dứa làm 4. Tiếp đó dùng dao lưỡi mỏng, bản nhỏ lách vào phần thịt phía trên và phía dưới sẽ có phần thịt dứa. Với cách này phần tay sẽ không chạm chút nào vào phần thân dứa nên đảm bảo dứa không nát
Cách 2:
Cách thứ hai sử dụng dụng cụ bỏ lõi dứa. Dụng cụ này cũng có thể dùng với các loại hoa quả có ruột lõi như táo, lê... Với cách này, sau khi gọt vỏ bỏ mắt như thông thường, dứa được lấy bỏ phần lõi.
Sau đó cắt khoanh tròn và xếp lên đĩa, thêm một vài quả dâu tây hoặc quả sơ ri là ta đã có một đĩa hoa quả đẹp mắt rất phù hợp mỗi khi nhà có khách.
Bài viết cùng chủ đề
- Để thức ăn không bị dính chảo
- 0
- 1,407
- Vỏ cam quýt, đừng vội vứt đi
- 0
- 1,434
- Vì sao khí gas gây ngộ độc?
- 0
- 1,454
- Vệ sinh thớt gỗ đúng cách
- 0
- 1,589