Tuyển dụng tỉnh Hà Nam


tinnhanh12

New Member
[h=2]Tuyển dụng tỉnh Hà Nam[/h]Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội. Diện tích: 823,1 km²
lượng mưa trung bình hàng năm: 1.900 mm, Nhiệt độ trung bình: 23-24 °C, số giờ nắng trong năm: 1.300-1.500 giờ, Độ ẩm tương đối trung bình: 85%, Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Phía Tây của tỉnh (chủ yếu ở huyện Kim Bảng) có địa hình đồi núi. Phía Đông là đồng bằng với nhiều điểm trũng.
Công nghiệp: chủ chốt là ximăng, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến. 6 nhà máy xi măng 1,8 triệu tấn/năm đang phấn đấu đạt 4–5 triệu tấn /năm. Đá khai thác 2, 5 triệu m3 (2005) tăng 2,26 lần so với năm 2000, Bia - nước giải khát đạt 25 triệu lít gấp 4,18 lần, vải lụa gấp 7 lần, quần áo may sẵn gấp 2 lần, ...
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Hà Nam xếp ở vị trí thứ 62/63 tỉnh thành
1. Cung - cầu lao động của tỉnh
1.1. Khả năng cung lao động:
- Đến năm 2015 dân số của tỉnh có khoảng 825.700 người, đến năm 2020 có khoảng 867.800 người.
- Đến năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 511.934 người, lực lượng lao động trong độ tuổi là 435.879 người; đến năm 2020 dân số trong độ tuổi lao động là 564.070 người, lực lượng lao động trong độ tuổi là 480.275 người.
Khả năng cung lao động toàn tỉnh đến năm 2015 là 503.822 người, đến năm 2020 cung lao động toàn tỉnh khoảng 558.657 người.
1.2. Nhu cầu tuyển dụng lao động:
- Đến năm 2015: Nhu cầu tuyển dụng nhận sự toàn tỉnh là 492.888 người.
- Đến năm 2020: Nhu cầu tuyển dụng toàn tỉnh là 545.326 người.
1.3. Nhu cầu lao động qua đào tạo:
a) Trình độ đào tạo của lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 đến 60:
Đến năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 55%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 45%; đến năm 2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là từ 55% trở lên.
Căn cứ vào mục tiêu đã nêu trên, trong giai đoạn 2011 - 2020, trình độ đào tạo của lực lượng lao động như sau:
- Đến năm 2015: Có 239.733 lao động qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề là 196.145 người.
- Đến năm 2020: Có 336.193 lao động qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề là 279.057 người.
b) Nhu cầu lao động cần đào tạo và kế hoạch đào tạo của tỉnh:
Trong giai đoạn 2011 - 2020 khả năng đào tạo tại các cơ sở của tỉnh quản lý là 339.210 lượt người. Trong đó: Giai đoạn 2011 - 2015: 137.510 lượt người; giai đoạn 2016 - 2020: 201.700 lượt người.
c) Nhu cầu lao động đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nhân lực:
Trong giai đoạn 2011 - 2020, dự kiến nhu cầu lao động đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nhân lực là 30.413 lượt người. Trong đó: Giai đoạn 2011 - 2015: 12.113 lượt người; giai đoạn 2016 - 2020: 18.300 lượt người.
2. Nâng cao trình độ học vấn của nguồn nhân lực
Tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng giáo dục toàn diện của các cấp học, ngành học. Thực hiện chuyển đổi 112 trường mầm non bán công sang công lập trong năm 2012. Từ năm học 2011 - 2012 đưa môn học tiếng Anh vào dạy đại trà cho học sinh lớp 3 trong các trường tiểu học, đồng thời nâng cao chất lượng học ngoại ngữ trong các trường phổ thông. Khuyến khích cán bộ, công chức, cán bộ các doanh nghiệp học ngoại ngữ; đẩy mạnh phong trào khuyến học, học tập suốt đời để không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng lao động của nguồn nhân lực.
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về chuyên môn kỹ thuật
Tạo chuyển biến về chất lượng công tác đào tạo nghề; đảm bảo liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động, tăng cường đào tạo theo địa chỉ. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện đào tạo chuẩn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, công chức theo chức danh, đảm bảo chất lượng.
Thực hiện tốt việc đào tạo cán bộ quản trị doanh nghiệp, cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp với hình thức đa dạng.
4. Tạo việc làm bền vững, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Tạo việc làm bền vững, giải quyết việc làm mới trong giai đoạn 2011 - 2020 từ 150.000 lao động trở lên; giải quyết việc làm thêm từ 190.000 lao động trở lên; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm xuống còn khoảng dưới 3% vào năm 2020.
Sử dụng hợp lý đi đôi với với sắp xếp lao động, chú ý đến lao động ở nông thôn bị mất đất nông nghiệp do phát triển công nghiệp, đô thị. Tăng cường các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư.
Lựa chọn các dự án có hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều lao động, thân thiện với môi trường đầu tư vào tỉnh; phát huy hiệu quả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có; phát triển doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. Hợp lý hoá phân bố nhân lực theo lãnh thổ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020
Dân số thành thị chiếm 10,45 % năm 2010, 20% năm 2015 và 35% năm 2020. Dân số nông thôn, nông nghiệp giảm dần trong thời kỳ 2011 - 2020 do việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Phủ Lý và hình thành một số thị trấn mới hoặc di dân ra các đô thị mở rộng.
Tiếp tục phát huy và sử dụng tối đa nguồn nhân lực tuyển dụng tại Hà Nam hiện có để thu hút lao động vào các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhằm giảm thiểu chi phí ăn ở đi lại của người lao động. Chú ý ưu tiên phân bổ nguồn lực cho một số địa bàn vùng sâu vùng xa, phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp…ở địa bàn này.
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng truy cập website: www.timviecnhanh.com có hàng ngàn công việc đượctuyển dụng tại Hà Nam
Xerm chi tiết; http://quangcao.thegioicongso.vn
http://vinadesign.vn/


 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl