Tuyển chọn câu hỏi hay về việc sử dụng vitamin B1


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Vitamin B1 là một chất thông dụng được nhiều người dùng. Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu rõ các vấn đề xung quanh nó.

Khó ngủ vì chân tay bứt rứt như kiến bò chữa thế nào?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Thưa bác sĩ! Em năm nay 28 tuổi hầu như đêm nào em ngủ cũng cảm thấy bứt rứt khó chịu nó cứ giống như kiến bò trong người, thi thoảng em còn cảm thấy nhức trong xương. Đêm em rất khó ngủ. Mong bác sĩ cho em biết em đang gặp vấn đề gì về sức khoẻ? Hiện tại em lập gia đình và đẻ con được hơn 15 tháng rồi.

Em cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Phụ nữ nếu trước, trong và sau quá trình mang thai không được bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất thì sau khi sinh có thể bị thiếu hụt các vi chất và có thể có một số rối loạn. Trường hợp của bạn có thể là do thiếu hụt các vitamin nhóm B (vitamin B1, B6, B12), chủ yếu là vitamin B1. Bạn có thể uống bổ sung các viên vitamin tổng hợp này kết hợp với chế độ ăn tăng cường vitamin B1. Vitamin B1 có nhiều ở gạo, các loại ngũ cốc khác (nếu vo gạo quá kĩ sẽ làm mất một lượng đáng kể vitamin B1) và các loại thịt động vật,…

Chúc bạn khỏe!

Tê cứng chân ngày càng nặng phải làm sao?


Câu hỏi bởi: thanh phuong

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 20 tuổi là nữ. Cháu hay bị tê cứng tay chân. Ngồi hoặc quỳ gối cháu bị vậy được 6 năm nay rồi. Lúc trước cháu chỉ bị tê thôi. Càng ngày cháu càng nặng. Cháu không biết nên dùng thuốc gì. Cháu cũng đang bị viêm amidan. Bác sĩ tư vấn cho cháu với.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Ngay cả với một người hoàn toàn khỏe mạnh, khi ngồi hoặc quỳ lâu ở một tư thế gây chèn ép các dây thần kinh nên cũng có thể bị tê chân và tê tay.

Tuy nhiên, nếu tình trạng tê chân, tê tay này kéo dài và xảy ra thường xuyên thì có thể là do bệnh lý của dây thần kinh, mà lí do thường gặp là thiếu vitamin B1. Ngày nay, tình trạng thiếu vitamin B1 ít gặp nhưng có thể mắc phải nếu chế độ ăn uống không hợp lý hoặc rối loạn hấp thu tại đường tiêu hóa gây thiếu vitamin B1.

Vitamin B1 có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại thịt, cá, trứng,… Vitamin B1 tập trung chủ yếu ở lớp vỏ ngoài của ngũ cốc vì vậy, khi nấu cơm, thói quen vo gạo quá kĩ làm mất đi một lượng lớn vitamin B1. Ngoài ra, khi giữ cơ thể ở một tư thế nhất định trong thời gian dài như ngồi hay quỳ gối sẽ làm giảm lưu lượng máu lưu thông tới phần cơ thể góp phần làm tăng thêm tình trạng tê cứng tay chân.

Vì vậy, tình huống của bạn, để xử lý tình trạng tê cứng tay chân thì không nên ngồi làm việc hay giữ cơ thể ở một tư thế quá lâu mà nên thay đổi tư thế, vận động các khớp giúp máu lưu thông tốt sau đó trở lại làm việc. Khi nấu cơm, bạn không nên vo gạo quá kĩ, khẩu phần ăn cân đối giữa lượng tinh bột và các loại thịt, cá, trứng,… Ngoài ra, bạn có thể uống bổ sung thêm vitamin B1 hoặc vitamin tổng hợp (B1, B6, B12).

Chúc bạn khỏe!

Tay chân em thường xuyên bị tê cứng khi ngủ


Câu hỏi bởi: xíu thảo

Chào bác sĩ.

Tay chân em thường xuyên bị tê cứng. Gần đây thì bị tê nhiều hơn và có lần ngủ dậy em bị mất cảm giác chân trái, lúc đó chân không có bị tê nhưng chân phải thì đi bình thường, bước chân trái đi thì ngã khuỵu xuống đất. Cứ tiếp tục như thế khoảng vài phút thì chân em trở lại trạng thái bình thường. Vậy em bị bệnh gì ạ? Biện pháp cứu chữa thế nào bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Duyên


Chào em.

Em thường xuyên bị tê tay chân. Nếu chân bị rối loạn cảm giác như mất cảm giác hoặc cảm thấy bị tê tê như kim châm, kiến bò thì có nhiều khả năng bạn bị thiếu Vitamin B1. Vitamin B1 có trong cám gạo, với những tình huống gạo bị say sát quá kỹ, gạo vo kỹ hoặc gạo để lâu bị ẩm mốc sẽ mất thành phần Vitamin B1. Vitamin B1 có vai tròng quan trọng trong chuyển hóa đường và đạm của cơ thể; ngoài ra nó còn cần cho cấu tạo bao Myelin của dây thần kinh. Điều trị, sử dụng Vitamin B1 liều cao đường uống hoặc tiêm. Hiện tượng em bị tê chân khi ngủ dậy, khoảng vài phút mới đỡ là do chân bị đè ép trong khi ngủ làm thiếu máu xuống chân, phải vài phút mới trở lại bình thường. Em cần chú ý tư thế nằm ngủ. Trường hợp bệnh của em cũng không loại trừ khả năng em bị thiếu canxi hoặc các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như đường máu, mỡ máu hoặc viêm dây thần kinh ngoại vi. Em nên đến bệnh viện khám để phát hiện bệnh và chữa trị.

Chúc em mạnh khỏe.

Bị tê ngón tay, đầu gối nhức là bị làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em năm nay 22 tuổi gần đây em thấy 10 đầu ngón tay bị tê, cảm giác như bị kiến cắn, đầu gối 1 bên thì nhức. Vậy xin hỏi bác sĩ em bị bệnh gì? Nên ăn uống như thế nào và hướng chữa trị ra làm sao? Mong chuyên mục giải đáp cho em.

Em cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào em!

Hiện tượng tê bì chân tay khá thường gặp, có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc có thể là biểu hiện của một số bệnh lý.

Tê bì chân tay sinh lý có thể do ngồi hay làm việc ở một tư thế quá lâu làm cho máu khó lưu thông, ứ đọng, chuyển hóa yếm khí sinh ra acid lactic, lắng đọng ở cơ và tổ chức gây đau mỏi, tê bì chân tay. Khắc phục tình trạng này bằng cách khi làm việc lâu, em nên thay đổi tư thế, vận động chân tay.

Tê bì chân tay bệnh lý có thể gặp trong các bệnh: thiếu các vitamin và khoáng chất (vitamin B1, B12, canxi, kali, acid folic,…), các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu nhưng nhóm bệnh này ít gặp ở độ tuổi của em, có thể do dây thần kinh chi phối bị tổn thương có thể do chèn ép ống cổ tay, thoái hóa cột sống cổ,…

Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gặp trong một số bệnh khác như: nhiễm độc thạch tín, thủy ngân,các nhiễm trùng mãn tính,… Trong đó, tê bì do thiếu vitamin B1 là thường gặp nhất và xử lý chủ yếu bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường các đồ ăn giàu vitamin B1. Vitamin B1 có nhiều trong gạo, lúa mì, đậu đỗ, các thức ăn động vật,… Vì vậy, gạo nấu cơm không nên xay xát quá kĩ vì sẽ làm mất một lượng lớn vitamin B1.

Mỗi lí do gây tê bì chân tay có hướng chữa trị và xử trí khác nhau nên trước tiên em cần chú ý không nên làm việc quá lâu ở một tư thế, ăn chế độ ăn giàu vitamin B1. Sau một thời gian nếu tình trạng tê bì chân tay không đỡ giảm thì em nên đi khám để bác sĩ trực tiếp thăm khám tìm ra lí do và chữa trị cho em!

Chúc em khỏe!

Đau nhói từ cổ lên gần mép tai phải là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Nhựt

Thưa bác sĩ!

Em năm nay 22 tuổi, nam giới, đang là sinh viên. Em thường xuyên bị đau nhói ở cổ bên phải. Đau nhói từ dưới cổ nhói lên gần mép tai phải. Đau rất thường xuyên, không nổi hạch vậy em bị bệnh gì?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào em!

Với biểu hiện đau như của em nghĩ nhiều tới đau do lí do thần kinh. Nguyên nhân thường gặp là do viêm dây thần kinh có thể do virus hoặc do thiếu hụt vitamin B1 (nhưng hiện nay lí do thiếu hụt vitamin B1 hiếm gặp) hoặc có thể do tổn thương chèn ép các rễ thần kinh của đám rối cổ,… Để chẩn đoán được lí do tổn thương cần phải dựa trên thăm khám lâm sàng và dựa vào kết quả chụp phim cột sống cổ (X-quang, MRI tùy thuộc vào kết quả khám lâm sàng của bác sĩ). Vì vậy, em nên đi khám chuyên khoa Thần kinh để bác sĩ sẽ khám và chữa trị cho em.

Chúc em mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl