TÌM HIỂU VỀ NHƯỢC THỊ - PHẦN 2:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT TRẺ BỊ NHƯỢC THỊ
Các bậc phụ huynh cần ghi nhớ rằng không phải bất cứ chứng suy giảm thị lực nào cũng được coi là bệnh nhược thị, nhất là đối với trẻ em.
Các phương pháp nghiên cứu sau có thể đưa ra những chẩn đoán chuẩn xác về bệnh: kiểm tra thị lực, đo khúc xạ, xác định trạng thái của hệ thống vận động mắt, xác định định vị, phương pháp dùng công cụ nghiên cứu về mắt.
1. Kiểm tra thị lực
Thị lực trẻ em còn đang ở trong giai đoạn phát triển, và bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc chứng suy giảm thị lực. Tuy nhiên một chuyên viên đo mắt lúc nào cũng mong muốn đo được thị lực cao nhất không qua hiệu chỉnh hay cần hiệu chỉnh, ngay cả khi kết quả đo khúc xạ cho thấy mắt bị viễn thị do tuổi tác hay loạn thị sinh lý.
***Khi đo thị lực của trẻ em cần lưu ý những điểm sau:
Trước khi tiến hành kiểm tra thị lực cần chắc chắn rằng các em đã làm quen với những bức tranh hay hình vẽ trên bảng. Trước đó các phụ huynh phải được phát các tập sách hay chính các em phải được đưa lại làm quen với bảng.
Quá trình kiểm tra phải được thực hiện trong nhịp độ nhanh, chyên viên đo mắt cần khen khi các em trả lời đúng.
Nếu kiểm tra thị lực lần đầu và xác định là bị suy giảm thị lực thì tốt nhất là nên đến kiểm tra lại sau vài ngày, ngoài ra nên kiểm tra bên mắt kém hơn trước ( thường thì đó là mắt trái ). Trong lần kiểm tra đầu tiên bắt đầu từ mắt phải thì sau đó trẻ em sẽ không còn hứng thú nữa.
Một thao tác rất quan trọng khi tiến hành kiểm tra thị lực là để ý xem trẻ có nheo mắt, ngó đến gần bảng hay ngó chộm bằng mắt kia không.
Khi kiểm tra thị lực trong điều kiện phải điều chỉnh mắt bằng kính thử, thì điều quan trọng phải nhớ rằng bộ thấu kính lắp trong gọng thử không được sao chép một cách máy móc việc đo khúc xạ mắt nói trên ( trước khi làm liệt điều tiết). Sau khi làm liệt điều tiết và xác định được độ khúc xạ của mắt, thì tốt nhất nên kiểm tra lại thị lực sau khi chỉnh vào ngay ngày hôm sau.
Nếu như trẻ cắt kính lần đầu mà kết quả kiểm tra thị lực vẫn không phù hợp với các quy định về tuổi tác thì sau khi đeo kính được 2 đến 4 tuần nên đi kiểm tra lại. Nếu như sau khi đeo kính thị lực vẫn tiếp tục suy giảm, Bác sĩ có quyền chẩn đoán đây là bệnh nhược thị do khúc xạ.
2. Đo khúc xạ của mắt
Việc kiểm tra độ khúc xạ của mắt được tiến hành nhờ áp dụng các phương pháp kiểm tra bằng vật kính ( khúc xạ kế đo mắt, khúc xạ kế đo giác mạc ) và các phương pháp có liên quan đến vật kính ( đo khúc xạ kiểu soi bóng đồng tử). Khi tiến hành đo khúc xạ bằng vật kính thì một điều hết sức quan trọng là phải đặt bệnh nhân nằm đúng vị trí sau thiết bị đo. Đồng thời tạo điều kiện cho việc di chuyển dễ dàng các tâm điểm như: Tâm điểm nhìn, tâm của đầu thiết bị đo phản xạ mắt nhằm loại trừ sự phát sinh hiện tượng loạn thị do cảm ứng, và xác định một cách chính xác hơn đối với bệnh loạn thị đang hiện hữu.
Do có tính đến dung sai khi đo trên thiết bị khúc xạ kế đo mắt và kết quả kiểm tra thu được ở cùng một bệnh nhân trên một số thiết bị đo có sự khác nhau rất lớn, vì thế nên cần phải tiến hành đo nhiều lần, và tốt hơn hết là đo kiểm tra trên một vài thiết bị khác nhau thì mới có kết quả chính xác được.
Điều kiện bắt buộc là phải tiến hành nghiên cứu độ khúc xạ của mắt trong điều kiện phụ thuộc vào sinh lý và có dùng thuốc làm liệt điều tiết.
Đo khúc xạ mắt kiểu soi bóng đồng tử ngày nay không bị mất đi tính thời sự của nó ( đặc biệt là khi đo cho các bệnh nhân là trẻ sơ sinh và ở tuôi đi nhà trẻ), tuy nhiên đo khúc xạ mắt theo cách này vẫn đồi hỏi phải có sự tích lũy kinh nghiệm nhất định. Một khi đã thực hiện đúng phương pháp trên thì kết quả thu được sẽ chính xác hơn khi nghiên cứu điều trị bệnh khúc xạ mắt.
Trẻ em là sự quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, khi chọn điều trị nhược thị cho các cháu, các bậc phụ huynh nên chọn cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao để mắt của các cháu có thể được phục hồi thị lực ở mức cao nhất.
Phần sau: Bệnh nhược thị điều trị như thế nào, mời các bạn đón đọc tiếp theo
Biên tập : Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga
Để được tư vấn kỹ hơn xin liên hệ về số máy 04 3793 1969 hoặc 0962 97 6869
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT TRẺ BỊ NHƯỢC THỊ
Các bậc phụ huynh cần ghi nhớ rằng không phải bất cứ chứng suy giảm thị lực nào cũng được coi là bệnh nhược thị, nhất là đối với trẻ em.
Các phương pháp nghiên cứu sau có thể đưa ra những chẩn đoán chuẩn xác về bệnh: kiểm tra thị lực, đo khúc xạ, xác định trạng thái của hệ thống vận động mắt, xác định định vị, phương pháp dùng công cụ nghiên cứu về mắt.
1. Kiểm tra thị lực
Thị lực trẻ em còn đang ở trong giai đoạn phát triển, và bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc chứng suy giảm thị lực. Tuy nhiên một chuyên viên đo mắt lúc nào cũng mong muốn đo được thị lực cao nhất không qua hiệu chỉnh hay cần hiệu chỉnh, ngay cả khi kết quả đo khúc xạ cho thấy mắt bị viễn thị do tuổi tác hay loạn thị sinh lý.
***Khi đo thị lực của trẻ em cần lưu ý những điểm sau:
Trước khi tiến hành kiểm tra thị lực cần chắc chắn rằng các em đã làm quen với những bức tranh hay hình vẽ trên bảng. Trước đó các phụ huynh phải được phát các tập sách hay chính các em phải được đưa lại làm quen với bảng.
Quá trình kiểm tra phải được thực hiện trong nhịp độ nhanh, chyên viên đo mắt cần khen khi các em trả lời đúng.
Nếu kiểm tra thị lực lần đầu và xác định là bị suy giảm thị lực thì tốt nhất là nên đến kiểm tra lại sau vài ngày, ngoài ra nên kiểm tra bên mắt kém hơn trước ( thường thì đó là mắt trái ). Trong lần kiểm tra đầu tiên bắt đầu từ mắt phải thì sau đó trẻ em sẽ không còn hứng thú nữa.
Một thao tác rất quan trọng khi tiến hành kiểm tra thị lực là để ý xem trẻ có nheo mắt, ngó đến gần bảng hay ngó chộm bằng mắt kia không.
Khi kiểm tra thị lực trong điều kiện phải điều chỉnh mắt bằng kính thử, thì điều quan trọng phải nhớ rằng bộ thấu kính lắp trong gọng thử không được sao chép một cách máy móc việc đo khúc xạ mắt nói trên ( trước khi làm liệt điều tiết). Sau khi làm liệt điều tiết và xác định được độ khúc xạ của mắt, thì tốt nhất nên kiểm tra lại thị lực sau khi chỉnh vào ngay ngày hôm sau.
Nếu như trẻ cắt kính lần đầu mà kết quả kiểm tra thị lực vẫn không phù hợp với các quy định về tuổi tác thì sau khi đeo kính được 2 đến 4 tuần nên đi kiểm tra lại. Nếu như sau khi đeo kính thị lực vẫn tiếp tục suy giảm, Bác sĩ có quyền chẩn đoán đây là bệnh nhược thị do khúc xạ.
2. Đo khúc xạ của mắt
Việc kiểm tra độ khúc xạ của mắt được tiến hành nhờ áp dụng các phương pháp kiểm tra bằng vật kính ( khúc xạ kế đo mắt, khúc xạ kế đo giác mạc ) và các phương pháp có liên quan đến vật kính ( đo khúc xạ kiểu soi bóng đồng tử). Khi tiến hành đo khúc xạ bằng vật kính thì một điều hết sức quan trọng là phải đặt bệnh nhân nằm đúng vị trí sau thiết bị đo. Đồng thời tạo điều kiện cho việc di chuyển dễ dàng các tâm điểm như: Tâm điểm nhìn, tâm của đầu thiết bị đo phản xạ mắt nhằm loại trừ sự phát sinh hiện tượng loạn thị do cảm ứng, và xác định một cách chính xác hơn đối với bệnh loạn thị đang hiện hữu.
Do có tính đến dung sai khi đo trên thiết bị khúc xạ kế đo mắt và kết quả kiểm tra thu được ở cùng một bệnh nhân trên một số thiết bị đo có sự khác nhau rất lớn, vì thế nên cần phải tiến hành đo nhiều lần, và tốt hơn hết là đo kiểm tra trên một vài thiết bị khác nhau thì mới có kết quả chính xác được.
Điều kiện bắt buộc là phải tiến hành nghiên cứu độ khúc xạ của mắt trong điều kiện phụ thuộc vào sinh lý và có dùng thuốc làm liệt điều tiết.
Đo khúc xạ mắt kiểu soi bóng đồng tử ngày nay không bị mất đi tính thời sự của nó ( đặc biệt là khi đo cho các bệnh nhân là trẻ sơ sinh và ở tuôi đi nhà trẻ), tuy nhiên đo khúc xạ mắt theo cách này vẫn đồi hỏi phải có sự tích lũy kinh nghiệm nhất định. Một khi đã thực hiện đúng phương pháp trên thì kết quả thu được sẽ chính xác hơn khi nghiên cứu điều trị bệnh khúc xạ mắt.
Trẻ em là sự quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, khi chọn điều trị nhược thị cho các cháu, các bậc phụ huynh nên chọn cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao để mắt của các cháu có thể được phục hồi thị lực ở mức cao nhất.
Phần sau: Bệnh nhược thị điều trị như thế nào, mời các bạn đón đọc tiếp theo
Biên tập : Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga
Để được tư vấn kỹ hơn xin liên hệ về số máy 04 3793 1969 hoặc 0962 97 6869
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,361
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,135
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,315
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,168