Nếu cha mẹ không để ý đến việc tạo cho trẻ thói quen tốt về ăn uống và tập ăn nhiều loại thức ăn thì trẻ sẽ thường ăn theo sở thích của mình.
Nếu cha mẹ không để ý đến việc tạo cho trẻ thói quen tốt về ăn uống và tập ăn nhiều loại thức ăn thì trẻ sẽ thường ăn theo sở thích của mình. Điều này gây cho trẻ thói quen xấu: hễ nhìn thấy các món ăn không thích sẽ khó chịu. Việc ăn thiên lệch thức ăn sẽ làm giảm sự cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy cha mẹ cần “huấn luyện” giúp bé ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau.
Cha mẹ phải làm gương cho trẻ, trước mặt trẻ không nên bình luận món
này ngon, món kia không ngon, hoặc mình thích món gì và không thích món gì… vì trẻ thường hay bắt chước cha mẹ. Trong bữa ăn, cha mẹ nên thường xuyên khen ngợi món này ngon, món kia ngon và bổ, tạo hứng thú cho trẻ.
Trong chế biến món ăn ngay từ nhỏ, cha mẹ cần chú ý đến sự đa dạng về các loại đồ ăn và cách chế biến đúng kĩ thuật và hấp dẫn. Trong một bữa ăn không cần nhiều món nhưng mỗi bữa ăn khác nhau thì cha mẹ cố gắng tạo ra các món khác nhau để cho trẻ đổi khẩu vị. Khả năng nhai của trẻ còn kém, trẻ không thích ăn những đồ thô, nhiều bã khó nhai cho nên cha mẹ cần chọn các loại rau, thực phẩm tươi, các món ăn nấu cho trẻ cần nấu mềm và nhừ.
Khi thấy trẻ kén ăn cha mẹ không nên nóng vội, căng thẳng ép buộc trẻ ăn vì sẽ làm trẻ thấy sợ đồ ăn đó hơn. Cha mẹ cần kiên trì hướng dẫn trẻ và tập cho trẻ dần dần, lúc đầu cha mẹ chỉ khuyến khích trẻ ăn 1 miếng và khen ngợi trẻ, đến bữa sau lại khuyến khích trẻ ăn 1 miếng và khen ngợi trẻ, những bữa sau đó thì khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn và khen ngợi trẻ.
Trước bữa ăn không nên cho trẻ ăn vặt như ăn bánh kẹo, đồ ngọt làm trẻ no bụng và mất cảm giác thèm ăn của trẻ, khi chế biến món ăn nên tạo mùi thơm và màu sắc lôi cuốn trẻ, làm cho trẻ có cảm giác đói và thèm ăn thì sẽ không kén ăn.
Cha mẹ cũng cần chú ý tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn. Bên bàn ăn gia đình, bố thì kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà mình như thế nào, còn mẹ kể về một chuyện thật vui khi đang mua thức ăn ở chợ…làm cho bé vui vẻ vừa ăn vừa nghe chuyện quên đi cảm giác khó chịu với những món không khoái khẩu.
Bạn đừng xúc cho trẻ, hãy để trẻ tự ăn. Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn cơm nhiều hơn nếu bố mẹ để trẻ tự xúc. Nếu mẹ cứ xúc mãi, dần dần bé cho rằng ăn cơm là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc. Mẹ hãy làm sao để bé thấy việc ăn uống như một niềm vui hay chơi trò thú vị vậy.
Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Khi thấy rau muống mà bé đã tự tay nhặt, hay món thịt mình tự trộn gia vị bé sẽ cảm thấy muốn hưởng thụ thành quả lao động của mình và khi ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.
Khi trẻ kén ăn cha mẹ không nên sốt ruột, sợ trẻ yếu mà mua thuốc bổ hoặc các loại thuốc, bột dinh dưỡng kích thích trẻ ăn vì những biện pháp đó nhiều khi không có lợi cho sức khoẻ của trẻ.
AloBacsi.
Nếu cha mẹ không để ý đến việc tạo cho trẻ thói quen tốt về ăn uống và tập ăn nhiều loại thức ăn thì trẻ sẽ thường ăn theo sở thích của mình. Điều này gây cho trẻ thói quen xấu: hễ nhìn thấy các món ăn không thích sẽ khó chịu. Việc ăn thiên lệch thức ăn sẽ làm giảm sự cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy cha mẹ cần “huấn luyện” giúp bé ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau.
Cha mẹ phải làm gương cho trẻ, trước mặt trẻ không nên bình luận món
này ngon, món kia không ngon, hoặc mình thích món gì và không thích món gì… vì trẻ thường hay bắt chước cha mẹ. Trong bữa ăn, cha mẹ nên thường xuyên khen ngợi món này ngon, món kia ngon và bổ, tạo hứng thú cho trẻ.
Trong chế biến món ăn ngay từ nhỏ, cha mẹ cần chú ý đến sự đa dạng về các loại đồ ăn và cách chế biến đúng kĩ thuật và hấp dẫn. Trong một bữa ăn không cần nhiều món nhưng mỗi bữa ăn khác nhau thì cha mẹ cố gắng tạo ra các món khác nhau để cho trẻ đổi khẩu vị. Khả năng nhai của trẻ còn kém, trẻ không thích ăn những đồ thô, nhiều bã khó nhai cho nên cha mẹ cần chọn các loại rau, thực phẩm tươi, các món ăn nấu cho trẻ cần nấu mềm và nhừ.
Khi thấy trẻ kén ăn cha mẹ không nên nóng vội, căng thẳng ép buộc trẻ ăn vì sẽ làm trẻ thấy sợ đồ ăn đó hơn. Cha mẹ cần kiên trì hướng dẫn trẻ và tập cho trẻ dần dần, lúc đầu cha mẹ chỉ khuyến khích trẻ ăn 1 miếng và khen ngợi trẻ, đến bữa sau lại khuyến khích trẻ ăn 1 miếng và khen ngợi trẻ, những bữa sau đó thì khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn và khen ngợi trẻ.
Trước bữa ăn không nên cho trẻ ăn vặt như ăn bánh kẹo, đồ ngọt làm trẻ no bụng và mất cảm giác thèm ăn của trẻ, khi chế biến món ăn nên tạo mùi thơm và màu sắc lôi cuốn trẻ, làm cho trẻ có cảm giác đói và thèm ăn thì sẽ không kén ăn.
Cha mẹ cũng cần chú ý tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn. Bên bàn ăn gia đình, bố thì kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà mình như thế nào, còn mẹ kể về một chuyện thật vui khi đang mua thức ăn ở chợ…làm cho bé vui vẻ vừa ăn vừa nghe chuyện quên đi cảm giác khó chịu với những món không khoái khẩu.
Bạn đừng xúc cho trẻ, hãy để trẻ tự ăn. Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn cơm nhiều hơn nếu bố mẹ để trẻ tự xúc. Nếu mẹ cứ xúc mãi, dần dần bé cho rằng ăn cơm là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc. Mẹ hãy làm sao để bé thấy việc ăn uống như một niềm vui hay chơi trò thú vị vậy.
Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Khi thấy rau muống mà bé đã tự tay nhặt, hay món thịt mình tự trộn gia vị bé sẽ cảm thấy muốn hưởng thụ thành quả lao động của mình và khi ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.
Khi trẻ kén ăn cha mẹ không nên sốt ruột, sợ trẻ yếu mà mua thuốc bổ hoặc các loại thuốc, bột dinh dưỡng kích thích trẻ ăn vì những biện pháp đó nhiều khi không có lợi cho sức khoẻ của trẻ.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,353
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,128
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,306
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,142