Những vết thâm tím có thể xuất hiện trên da là “kết quả” của quá trình tụ máu do tai nạn, va đập, ngã… Không chỉ gây nên cảm giác đau đớn mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da. Những mẹo nhỏ đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng “thổi bay” những vết thâm tím xấu xí.
Chườm lạnh
Chườm lạnh là việc bạn nên làm đầu tiên khi bị bầm tím, nó không những giúp bạn có cảm giác dễ chịu, thoải mái thay vì đau đớn như trước đó mà chườm lạnh còn kích thích các mạch máu bị tổn thương co bóp lại, giảm nguy cơ sưng phồng. Đồng nghĩa làm mờ vết bầm tím và hạn chế nguy cơ này.
Chườm nóng
Một ngày sau khi chườm lạnh sử dụng khăn nóng để đắp lên vùng da bị bầm tím. Cách này sẽ giúp cho máu dễ dàng lưu thông.
Bơ thực vật
Một số trẻ nhỏ cảm thấy sợ hãi vì cảm giác lạnh buốt khi chườm lạnh thì bạn đừng nên gượng ép bé mà thay vào đó hãy dùng bơ thực vật thoa lên vùng thâm tím. Bơ thực vật cũng sẽ giúp bé hạn chế nguy cơ bị sưng phồng vết thương.
Cải bắp
Dùng lá cải bắp giã nát, ép lấy nước và dùng bông gòn thấm lên vùng da thâm tím. Ngoài khả năng làm giảm vết thâm tím thì cải bắp còn có chứa những hợp chất chống viêm nhiễm.
Hành tươi
Không chỉ là thứ gia vị làm dậy mùi món ăn mà bạn còn có thể dùng củ hành giã nát đắp lên vùng da bị thâm tím nhưng không phải là vết thương hở.
Cây mùi tây
Rất giàu vitamin và có khả năng chữa lành vết thương do bầm tím nhưng không phải vết thương hở. Hãy lấy nước của cây mùi tây đắp lên vùng da bị thâm tím bạn sẽ thấy vùng da nơi đây sớm được cải thiện tình hình.
Mù tạt
Có khả năng đánh tan vết máu bầm, tụ máu gây nên tình trạng thâm tím. Chỉ cần dùng mù tạt đắp lên vùng da thâm tím là đủ.
Giấm
Cắt một vài lát hành khô trộn chung với dấm rượu táo và thoa lên vùng da bị thâm tím.
Vitamin C
Rất có lợi trong việc làm tan những vết máu bầm. Cho nên trong thời gian bị thâm tím bạn nên bổ sung các loại rau xanh và trái cây, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt như cam, quýt, bưởi vào trong chế độ ăn uống hàng ngày vì đây là nguồn cung cấp cho cơ thể đa dạng các loại vitamin đặc biệt là vitamin C.
Kẽm
Kẽm giúp phát triển các tế bào một cách lành mạnh, giúp các vết thương nhanh lành và phòng tránh tình trạng sưng phù. Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung khoảng 50 – 100 mg kẽm mỗi ngày.
Bột cà phê
Dùng bột cà phê đắp lên vùng da bị thâm tím, sau đó băng gạc lại khoảng 1 giờ đồng hồ.
Tinh dầu dừa
Bạn cũng có thể dùng tinh dầu dừa để thoa lên vùng da bị bầm tím cũng rất hiệu quả.
Mật gấu
Dân gian thường dùng mật gấu để xoa bóp rất hiệu quả trong việc điều trị các vết thâm tím. Nên pha loãng trước khi sử dụng bởi tính năng của mật gấu rất cao, nếu dùng trực tiếp và quá đặc sẽ gây kích ứng cho da. Không dùng mật gấu trên vết thương hở vì nó sẽ đi ngược lại mong muốn của bạn.
Rượu gấu tàu hoặc rượu hạt gấc
Hai loại rượu này cũng có thể dùng để xoa bóp sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực, giúp giảm đau, nhanh tan máu bầm. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý không được uống loại rượu này sẽ cực độc và cần để xa tầm tay trẻ em phòng ngộ độc.
(VTC)
Chườm lạnh
Chườm lạnh là việc bạn nên làm đầu tiên khi bị bầm tím, nó không những giúp bạn có cảm giác dễ chịu, thoải mái thay vì đau đớn như trước đó mà chườm lạnh còn kích thích các mạch máu bị tổn thương co bóp lại, giảm nguy cơ sưng phồng. Đồng nghĩa làm mờ vết bầm tím và hạn chế nguy cơ này.
Chườm nóng
Một ngày sau khi chườm lạnh sử dụng khăn nóng để đắp lên vùng da bị bầm tím. Cách này sẽ giúp cho máu dễ dàng lưu thông.
Bơ thực vật
Một số trẻ nhỏ cảm thấy sợ hãi vì cảm giác lạnh buốt khi chườm lạnh thì bạn đừng nên gượng ép bé mà thay vào đó hãy dùng bơ thực vật thoa lên vùng thâm tím. Bơ thực vật cũng sẽ giúp bé hạn chế nguy cơ bị sưng phồng vết thương.
Cải bắp
Dùng lá cải bắp giã nát, ép lấy nước và dùng bông gòn thấm lên vùng da thâm tím. Ngoài khả năng làm giảm vết thâm tím thì cải bắp còn có chứa những hợp chất chống viêm nhiễm.
Hành tươi
Không chỉ là thứ gia vị làm dậy mùi món ăn mà bạn còn có thể dùng củ hành giã nát đắp lên vùng da bị thâm tím nhưng không phải là vết thương hở.
Cây mùi tây
Rất giàu vitamin và có khả năng chữa lành vết thương do bầm tím nhưng không phải vết thương hở. Hãy lấy nước của cây mùi tây đắp lên vùng da bị thâm tím bạn sẽ thấy vùng da nơi đây sớm được cải thiện tình hình.
Mù tạt
Có khả năng đánh tan vết máu bầm, tụ máu gây nên tình trạng thâm tím. Chỉ cần dùng mù tạt đắp lên vùng da thâm tím là đủ.
Giấm
Cắt một vài lát hành khô trộn chung với dấm rượu táo và thoa lên vùng da bị thâm tím.
Vitamin C
Rất có lợi trong việc làm tan những vết máu bầm. Cho nên trong thời gian bị thâm tím bạn nên bổ sung các loại rau xanh và trái cây, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt như cam, quýt, bưởi vào trong chế độ ăn uống hàng ngày vì đây là nguồn cung cấp cho cơ thể đa dạng các loại vitamin đặc biệt là vitamin C.
Kẽm
Kẽm giúp phát triển các tế bào một cách lành mạnh, giúp các vết thương nhanh lành và phòng tránh tình trạng sưng phù. Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung khoảng 50 – 100 mg kẽm mỗi ngày.
Bột cà phê
Dùng bột cà phê đắp lên vùng da bị thâm tím, sau đó băng gạc lại khoảng 1 giờ đồng hồ.
Tinh dầu dừa
Bạn cũng có thể dùng tinh dầu dừa để thoa lên vùng da bị bầm tím cũng rất hiệu quả.
Mật gấu
Dân gian thường dùng mật gấu để xoa bóp rất hiệu quả trong việc điều trị các vết thâm tím. Nên pha loãng trước khi sử dụng bởi tính năng của mật gấu rất cao, nếu dùng trực tiếp và quá đặc sẽ gây kích ứng cho da. Không dùng mật gấu trên vết thương hở vì nó sẽ đi ngược lại mong muốn của bạn.
Rượu gấu tàu hoặc rượu hạt gấc
Hai loại rượu này cũng có thể dùng để xoa bóp sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực, giúp giảm đau, nhanh tan máu bầm. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý không được uống loại rượu này sẽ cực độc và cần để xa tầm tay trẻ em phòng ngộ độc.
(VTC)
Bài viết cùng chủ đề
- Điều Trị Sau khi bị bỏng
- 2
- 2,636
- [Hỏi] về bệnh uốn ván
- 6
- 6,836