14 mẹo trị các vết thâm tím


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Những vết thâm tím có thể xuất hiện trên da là “kết quả” của quá trình tụ máu do tai nạn, va đập, ngã… Không chỉ gây nên cảm giác đau đớn mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da. Những mẹo nhỏ đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng “thổi bay” những vết thâm tím xấu xí.




Chườm lạnh

Chườm lạnh là việc bạn nên làm đầu tiên khi bị bầm tím, nó không những giúp bạn có cảm giác dễ chịu, thoải mái thay vì đau đớn như trước đó mà chườm lạnh còn kích thích các mạch máu bị tổn thương co bóp lại, giảm nguy cơ sưng phồng. Đồng nghĩa làm mờ vết bầm tím và hạn chế nguy cơ này.


Chườm nóng


Một ngày sau khi chườm lạnh sử dụng khăn nóng để đắp lên vùng da bị bầm tím. Cách này sẽ giúp cho máu dễ dàng lưu thông.


Bơ thực vật


Một số trẻ nhỏ cảm thấy sợ hãi vì cảm giác lạnh buốt khi chườm lạnh thì bạn đừng nên gượng ép bé mà thay vào đó hãy dùng bơ thực vật thoa lên vùng thâm tím. Bơ thực vật cũng sẽ giúp bé hạn chế nguy cơ bị sưng phồng vết thương.


Cải bắp


Dùng lá cải bắp giã nát, ép lấy nước và dùng bông gòn thấm lên vùng da thâm tím. Ngoài khả năng làm giảm vết thâm tím thì cải bắp còn có chứa những hợp chất chống viêm nhiễm.


Hành tươi


Không chỉ là thứ gia vị làm dậy mùi món ăn mà bạn còn có thể dùng củ hành giã nát đắp lên vùng da bị thâm tím nhưng không phải là vết thương hở.


Cây mùi tây


Rất giàu vitamin và có khả năng chữa lành vết thương do bầm tím nhưng không phải vết thương hở. Hãy lấy nước của cây mùi tây đắp lên vùng da bị thâm tím bạn sẽ thấy vùng da nơi đây sớm được cải thiện tình hình.

Mù tạt


Có khả năng đánh tan vết máu bầm, tụ máu gây nên tình trạng thâm tím. Chỉ cần dùng mù tạt đắp lên vùng da thâm tím là đủ.

Giấm


Cắt một vài lát hành khô trộn chung với dấm rượu táo và thoa lên vùng da bị thâm tím.

Vitamin C


Rất có lợi trong việc làm tan những vết máu bầm. Cho nên trong thời gian bị thâm tím bạn nên bổ sung các loại rau xanh và trái cây, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt như cam, quýt, bưởi vào trong chế độ ăn uống hàng ngày vì đây là nguồn cung cấp cho cơ thể đa dạng các loại vitamin đặc biệt là vitamin C.


Kẽm


Kẽm giúp phát triển các tế bào một cách lành mạnh, giúp các vết thương nhanh lành và phòng tránh tình trạng sưng phù. Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung khoảng 50 – 100 mg kẽm mỗi ngày.

Bột cà phê


Dùng bột cà phê đắp lên vùng da bị thâm tím, sau đó băng gạc lại khoảng 1 giờ đồng hồ.


Tinh dầu dừa


Bạn cũng có thể dùng tinh dầu dừa để thoa lên vùng da bị bầm tím cũng rất hiệu quả.



Mật gấu


Dân gian thường dùng mật gấu để xoa bóp rất hiệu quả trong việc điều trị các vết thâm tím. Nên pha loãng trước khi sử dụng bởi tính năng của mật gấu rất cao, nếu dùng trực tiếp và quá đặc sẽ gây kích ứng cho da. Không dùng mật gấu trên vết thương hở vì nó sẽ đi ngược lại mong muốn của bạn.


Rượu gấu tàu hoặc rượu hạt gấc


Hai loại rượu này cũng có thể dùng để xoa bóp sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực, giúp giảm đau, nhanh tan máu bầm. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý không được uống loại rượu này sẽ cực độc và cần để xa tầm tay trẻ em phòng ngộ độc.

(VTC)
 

blue

Active Member
796
39
28
Xu
0
Xử lý những vết thâm tím đột nhiên xuất hiện

Những vết thâm tím đột nhiên xuất hiện khi chúng ta va phải vật gì đó mà không biết. Ban đầu nó ở dạng tím đen khi mạch máu dưới da bị hỏng. Sau đó, khi sắc tố máu được hấp thụ, vết tím sẽ trở thành màu xanh. Giáo sư Yoo Jun-hyun của trường y Đại học Sungkyun Kwan, Hàn Quốc phân tích nguyên nhân thường gặp và cách xử trí cho vấn đề này.

Vết sưng và bầm tím dễ gặp ở các vùng da đặc biệt mỏng. Về nguyên nhân, phụ nữ có xu hướng hay bị thâm tím bất ngờ hơn nam giới bởi phụ nữ có lớp da mỏng hơn, lớp mô tinh tế hơn và họ hay thiếu tiểu cầu trong máu hơn. Cùng với quá trình lão hóa, các mô liên kết bảo vệ mạch máu suy yếu dần, do đó người có tuổi cũng dễ bị tổn thương dẫn đến bầm tím. Tiếp xúc nhiều với ánh nắng Mặt trời cũng có thể làm suy yếu các mô liên kết và sợi đàn hồi khác của da, làm tăng khả năng dễ bị tổn thương các biểu mô mạch máu, do đó, khu vực “nhạy cảm” trong lĩnh vực này là bàn tay và dưới cánh tay. Nguyên nhân cần chú ý khác chính là thuốc, các vết bầm tím có thể là tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc điều trị viêm khớp, thuốc lợi tiểu hoặc chất chống đông máu. Ngoài ra, người ta cũng dễ bị bầm tím nếu thường xuyên dùng aspirin thuốc gây rối loạn các chức năng của tiểu cầu hay steroid để điều trị phát ban, viêm da dị ứng hoặc hen phế quản…



Theo Giáo sư Yoo Jun-hyun, nếu vết bầm tím vừa xuất hiện, lập tức cho đá vào chiếc khăn ướt chườm vào đó trong 7 phút. Điều này ngăn máu không trào ra khỏi mạch máu, giảm cơ hội hình thành vết tím đen. 2 ngày sau, áp dụng chườm nóng lên vết đó, tác dụng là đẩy nhanh sự lưu thông máu để giúp làm sạch các tế bào máu đã lan ra khỏi các mô. Những người có mạch máu yếu nên bổ sung nhiều protein và vitamin C cũng như ăn nhiều trái cây và rau quả. Quan trọng lúc này là tránh hút thuốc, uống rượu để có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Nếu thấy vết bầm tím hay xuất hiện khi dùng thuốc aspirin hay ibuprofen, có thể chuyển sang dòng tylenol.

Nếu trên người hay xuất hiện vết bầm tím bất ngờ, kèm theo thường xuyên chảy máu lợi hoặc chảy máu cam và nếu người đó không ăn uống tốt, nên nghi ngờ bệnh bạch cầu.

Cuối cùng, đối với phương pháp trị bệnh kiểu dân gian là lấy quả trứng chườm lên vết bầm tím, giải pháp này chưa được y khoa chứng minh là có hiệu quả.

(An ninh thủ đô)
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Cách làm tan nhanh các vết bầm trên da

Vết bầm da là một vùng da đổi màu do bị chảy máu dưới da và tích tụ dịch trong các mô.


Trẻ em thường gặp vết bầm ở chân tay, trên đầu gối, mắt cá chân, cùi chỏ.


Nguyên nhân do mạch máu dưới da bị đứt, vỡ khi bị va chạm mạnh vào vật cứng hoặc do té ngã, đánh nhau. Những trường hợp đang uống thuốc aspirin hoặc thuốc làm loãng máu cũng thường dễ bị bầm da. Mắt thâm tím cũng là một dạng vết bầm.




Đối với các sang chấn nhẹ, vết bầm thường tan từ từ. Tuy nhiên, ở những vị trí đặc biệt như mắt hoặc sau tai nạn nặng thì vết bầm là dấu hiệu của chấn thương nghiêm trọng. Vết bầm da có thể làm trẻ khó chịu trong nhiều ngày vì thời gian tan vết bầm thường kéo dài. Các bậc phụ huynh cần biết cách chăm sóc tại nhà giúp trẻ dễ chịu và vết bầm tan nhanh hơn đồng thời phát hiện kịp thời biến chứng nặng.


Trẻ bị bầm da thường có triệu chứng sưng, đau tại vùng bị chấn thương. Kích thước vết bầm phụ thuộc vào mức độ rỉ máu và tổn thương dưới da. Lúc đầu, vết bầm màu đỏ hay hồng, rồi đỏ tím sau 1 đến 2 ngày chuyển sang màu xanh tím.


Từ 5 - 10 ngày, vết bầm dần dần trở thành xanh lá cây, nhạt dần và chuyển vàng. Sau 10 - 14 ngày vết bầm sẽ chuyển sang màu vàng nâu rồi mờ dần. Sự đổi màu của vết bầm do thành phần huyết cầu tố của hồng cầu phân tán trong các mô bị phân hủy hóa học và được hấp thu. Quá trình này kéo dài 2 tuần lễ da mới trở lại màu sắc bình thường.


Chăm sóc tại nhà giúp tan nhanh vết bầm:


Trong vòng 48 giờ đầu, cứ mỗi 1 - 2 giờ, chườm lạnh trong khoảng 15 phút để giúp co thắt mạch máu, tác dụng cầm máu tại chỗ và giúp giảm đau, giảm sưng. Thực hiện điều này càng sớm càng tốt.


Nếu có thể, đặt chỗ bầm lên cao để giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm sưng.


Hạn chế vận động ở những vị trí bị bầm.


Nếu sau 48 giờ chỗ bầm vẫn còn đau thì áp dụng phương pháp chữa trị bằng nhiệt, chườm ấm bằng khăn ấm hoặc một chai nước nóng hoặc túi nóng.


(Theo điều dưỡng)
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl