Mụn cóc là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virus HP (Human Papilloma virus). HPV xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc phải ở trẻ em cao hơn vì chúng hiếu động và thường xuyên bị trầy xước chân tay, hay đi chân không, cắn móng tay, nghịch đất cát...
Virus HPV thường sống ở những nơi ấm - ẩm nên việc đi chân đất sẽ dễ bị mụn cóc bàn chân. Làm móng, cắt khóe móng chân, móng tay… cũng là nguyên nhân thường gây mụn cóc ở người lớn, nhất là phụ nữ. Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch như ung thư máu, lymphoma hay nhiễm HIV/AIDS rất dễ bị mụn cóc và thường lâu khỏi. Có thể gặp mụn cóc ở bất cứ vùng nào trên da, thường gặp nhất là ở bàn tay do chung đụng, tiếp xúc nhiều.
Mụn cóc có thể mọc ở một số vị trí đặc biệt:
- Ở lòng bàn chân, dưới móng tay, dưới móng chân; khi chạm vào thường gây đau nhói.
- Mụn cóc Mosaic (Mosaic warts): bao gồm nhiều mụn cóc nhỏ mọc thành chùm ở lòng bàn chân, gót chân.
- Mụn cóc ở bộ phận sinh dục (genital warts): gặp ở bộ phận sinh dục đàn ông, đàn bà, xung quanh hậu môn, có triệu chứng gần giống như bệnh mào gà.
Mụn cóc có thể lây lan do:
- Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh như sờ, cọ xát, cầm nắm… Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua việc dùng chung vật dụng với người có mụn cóc như khăn lau, giày dép, quần áo. Thông thường phải mất 2 - 3 tháng sau khi tiếp xúc với người bệnh thì mới biết có bị lây hay không.
- Tự lây nhiễm (“nhảy”) trên bản thân người bệnh: từ vài mụn cóc lớn ban đầu (còn được gọi là “mụn cóc mẹ”), chúng có thể lây lan sang những vùng da lân cận hay những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp (như cào, gãi, cầm nắm). Càng để lâu, mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn. Do đó, điều cần thiết là khi có mụn cóc, nên điều trị càng sớm càng tốt.
(Khoa học phổ thông)
Virus HPV thường sống ở những nơi ấm - ẩm nên việc đi chân đất sẽ dễ bị mụn cóc bàn chân. Làm móng, cắt khóe móng chân, móng tay… cũng là nguyên nhân thường gây mụn cóc ở người lớn, nhất là phụ nữ. Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch như ung thư máu, lymphoma hay nhiễm HIV/AIDS rất dễ bị mụn cóc và thường lâu khỏi. Có thể gặp mụn cóc ở bất cứ vùng nào trên da, thường gặp nhất là ở bàn tay do chung đụng, tiếp xúc nhiều.
Mụn cóc có thể mọc ở một số vị trí đặc biệt:
- Ở lòng bàn chân, dưới móng tay, dưới móng chân; khi chạm vào thường gây đau nhói.
- Mụn cóc Mosaic (Mosaic warts): bao gồm nhiều mụn cóc nhỏ mọc thành chùm ở lòng bàn chân, gót chân.
- Mụn cóc ở bộ phận sinh dục (genital warts): gặp ở bộ phận sinh dục đàn ông, đàn bà, xung quanh hậu môn, có triệu chứng gần giống như bệnh mào gà.
Mụn cóc có thể lây lan do:
- Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh như sờ, cọ xát, cầm nắm… Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua việc dùng chung vật dụng với người có mụn cóc như khăn lau, giày dép, quần áo. Thông thường phải mất 2 - 3 tháng sau khi tiếp xúc với người bệnh thì mới biết có bị lây hay không.
- Tự lây nhiễm (“nhảy”) trên bản thân người bệnh: từ vài mụn cóc lớn ban đầu (còn được gọi là “mụn cóc mẹ”), chúng có thể lây lan sang những vùng da lân cận hay những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp (như cào, gãi, cầm nắm). Càng để lâu, mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn. Do đó, điều cần thiết là khi có mụn cóc, nên điều trị càng sớm càng tốt.
(Khoa học phổ thông)
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534