Đã đến thời điểm bước vào kỳ thi đại học, cao đẳng 2010. Nhiều thí sinh không vượt qua được sức ép tâm lý, dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng, mất niềm tin... ảnh hưởng đến kết quả.
Để các em vững vàng bước vào kỳ thi, theo các chuyên gia tâm lý, thí sinh và phụ huynh nên thực hiện tốt 5 giải pháp tâm lý giảm stress sau đây:
1. Cùng chia sẻ với mọi người
Các em hãy hiểu rằng những áp lực nảy sinh trong thời điểm này sẽ diễn ra đối với mọi thí sinh như: Mong thi đỗ vào trường mình đã chọn, mong đạt được sự kỳ vọng của gia đình, họ hàng, mong được như bạn bè...
Nhưng nếu được chia sẻ cùng mọi người sẽ giúp chúng ta giảm bớt những lo âu, khắc phục được trở ngại. Chính vì vậy, mỗi ngày các em nên dành thời gian để cùng chia sẻ với người thân, bạn bè. Hãy tìm đọc những cuốn sách, xem các bộ phim thú vị, hài hước. Điều đó có thể giúp các em cân bằng trạng thái tâm lý.
2. Có kế hoạch khoa học
Tùy vào sức khoẻ, mỗi buổi tối không nên học quá 23 giờ, thời gian học tốt nhất là dưới 3 tiếng, sau 1 tiếng nên nghỉ 10-15 phút để thư giãn. Buổi tối cố gắng ngủ từ 7-8 tiếng để đảm bảo sức khoẻ cho hôm sau.
Có thể học đan xen giữa các môn, không nên tập trung học quá nhiều vào một môn có thể dễ mất hứng với các môn học khác. Đặt ra yêu cầu vừa sức đối với trình độ của bản thân; những kiến thức lý thuyết đã học được nên trao đổi với bạn bè để củng cố, ôn luyện một cách chắc chắn.
Cần chú ý đến phương pháp học, tránh nhồi nhét, máy móc dẫn đến đổ dồn kiến thức, hiệu quả lĩnh hội không cao.
3. Vượt qua tâm lý phải thi đỗ
Không ít học sinh mắc phải những sang chấn tâm lý, tinh thần, thậm chí trầm cảm chủ yếu xuất phát từ áp lực phải thi đỗ đại học.
Các bậc phụ huynh hãy thay đổi suy nghĩ rằng “đại học là con đường duy nhất để vào đời”. Cha mẹ nên ủng hộ nếu con chọn các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề.
4. Gia đình là điểm tựa
Cha mẹ nên thường xuyên động viên, chia sẻ những khó khăn mà con đang phải đối mặt. Hãy giúp các em cả vật chất và tinh thần bằng cách cùng lên kế hoạch học tập với con, động viên, khen thưởng kịp thời sau sự thành công, dù là nhỏ của con trong học tập.
Mẹ nên chủ động nấu các món ăn mà con mình thích, đảm bảo chất dinh dưỡng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các em cảm thấy mình luôn có người thân bên cạnh giúp đỡ, quan tâm.
5. Lưu ý
Các em không nên dùng nhiều chất kích thích để thức qua đêm, có thể uống một ít nước chè, cà phê pha loãng giúp hoạt hoá thần kinh nhưng không nên dùng thuốc lá, rượu bia... Những chất kích thích mạnh này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, dễ gây ra ảo giác, hưng phấn giả, không có lợi cho trí nhớ, sức khoẻ. Hãy tìm đến các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe...
(Điều dưỡng)
Để các em vững vàng bước vào kỳ thi, theo các chuyên gia tâm lý, thí sinh và phụ huynh nên thực hiện tốt 5 giải pháp tâm lý giảm stress sau đây:
1. Cùng chia sẻ với mọi người
Các em hãy hiểu rằng những áp lực nảy sinh trong thời điểm này sẽ diễn ra đối với mọi thí sinh như: Mong thi đỗ vào trường mình đã chọn, mong đạt được sự kỳ vọng của gia đình, họ hàng, mong được như bạn bè...
Nhưng nếu được chia sẻ cùng mọi người sẽ giúp chúng ta giảm bớt những lo âu, khắc phục được trở ngại. Chính vì vậy, mỗi ngày các em nên dành thời gian để cùng chia sẻ với người thân, bạn bè. Hãy tìm đọc những cuốn sách, xem các bộ phim thú vị, hài hước. Điều đó có thể giúp các em cân bằng trạng thái tâm lý.
2. Có kế hoạch khoa học
Tùy vào sức khoẻ, mỗi buổi tối không nên học quá 23 giờ, thời gian học tốt nhất là dưới 3 tiếng, sau 1 tiếng nên nghỉ 10-15 phút để thư giãn. Buổi tối cố gắng ngủ từ 7-8 tiếng để đảm bảo sức khoẻ cho hôm sau.
Có thể học đan xen giữa các môn, không nên tập trung học quá nhiều vào một môn có thể dễ mất hứng với các môn học khác. Đặt ra yêu cầu vừa sức đối với trình độ của bản thân; những kiến thức lý thuyết đã học được nên trao đổi với bạn bè để củng cố, ôn luyện một cách chắc chắn.
Cần chú ý đến phương pháp học, tránh nhồi nhét, máy móc dẫn đến đổ dồn kiến thức, hiệu quả lĩnh hội không cao.
3. Vượt qua tâm lý phải thi đỗ
Không ít học sinh mắc phải những sang chấn tâm lý, tinh thần, thậm chí trầm cảm chủ yếu xuất phát từ áp lực phải thi đỗ đại học.
Các bậc phụ huynh hãy thay đổi suy nghĩ rằng “đại học là con đường duy nhất để vào đời”. Cha mẹ nên ủng hộ nếu con chọn các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề.
4. Gia đình là điểm tựa
Cha mẹ nên thường xuyên động viên, chia sẻ những khó khăn mà con đang phải đối mặt. Hãy giúp các em cả vật chất và tinh thần bằng cách cùng lên kế hoạch học tập với con, động viên, khen thưởng kịp thời sau sự thành công, dù là nhỏ của con trong học tập.
Mẹ nên chủ động nấu các món ăn mà con mình thích, đảm bảo chất dinh dưỡng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các em cảm thấy mình luôn có người thân bên cạnh giúp đỡ, quan tâm.
5. Lưu ý
Các em không nên dùng nhiều chất kích thích để thức qua đêm, có thể uống một ít nước chè, cà phê pha loãng giúp hoạt hoá thần kinh nhưng không nên dùng thuốc lá, rượu bia... Những chất kích thích mạnh này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, dễ gây ra ảo giác, hưng phấn giả, không có lợi cho trí nhớ, sức khoẻ. Hãy tìm đến các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe...
(Điều dưỡng)