Mùa hè nhiều người cho con đi đến các bể bơi để học bơi nhưng không bảo vệ tai cũng như vệ sinh đúng cách dẫn đến gia tăng số trẻ bị viêm tai.
Nghỉ hè, cả gia đình chị Liên ở huyện Gia Lâm, Hà Nội cho con đi tắm biển. Vốn thích bơi nên cô con gái 8 tuổi ngụp lặn thỏa sức. Ai dè sau khi về nhà được khoảng 5 ngày, con gái bắt đầu kêu đau tai. Chị Liên đưa con đi khám tại BV Bạch Mai, bác sĩ cho biết cháu bé bị viêm tai giữa do vi khuẩn trong nước xâm nhập.
Mùa hè nhiều người cho con đi đến các bể bơi để học bơi nhưng không bảo vệ tai cũng như vệ sinh đúng cách dẫn đến gia tăng số trẻ bị viêm tai. Trường hợp cháu T.Anh, 9 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội là một ví dụ điển hình.
Chị Liên, mẹ cháu T. Anh cho biết, từ khi nghỉ hè đã mua vé học bơi theo tháng cho cháu tại một bể bơi gần nhà. Hôm nào bơi xong, chị cũng chuẩn bị sẵn tăm bông cho cháu vệ sinh tai thật khô. Thế nhưng không hiểu sao sau nửa tháng đi bơi, cu cậu kêu đau bên trong tai. Ban đầu thì đau nhẹ, sau cu cậu phát sốt, không ăn nổi vì mỗi khi nhai là đau. Chị Liên thấy con đau khu vực mang tai lại nghĩ con bị lên quai bị nên mua cao về dán nhưng không đỡ. "Thằng bé cứ một mực kêu đau bên trong tai, tôi nghĩ do con gì đó chui vào cắn nên soi đèn pin tìm. Không ngờ bên trong chảy đầy nước màu vàng, có mùi hôi. Đưa con đi khám, bác sĩ bảo cháu bị viêm tai ngoài đã lan đến các khu vực xung quanh", chị Liên chia sẻ.
Trẻ cần được vệ sinh tai đúng cách sau khi đi bơi.
Ảnh minh họa
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên GĐ BV Tai-Mũi-Họng Trung ương, trẻ con khi đi bơi hay bị viêm tai do khi đó tai bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào các tổ chức liên kết nằm bên dưới da và phát triển. Viêm tai ngoài cấp là bệnh dễ mắc khi bé đi bơi. Đây là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc ống tai ngoài.
Hiện tượng nhiễm trùng thường xảy ra khi nước mắc kẹt trong ống tai, làm xói mòn lớp màng bảo vệ của da, thay đổi độ cân bằng PH và khiến tai trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn, nấm phát triển. Không chỉ trẻ em dễ bị viêm tai mà ngay cả người trưởng thành trẻ tuổi khi đi bơi nếu để nước đọng nhiều trong tai cũng dễ dẫn đến viêm tai.
"Mọi người nghĩ sau khi cho trẻ bơi lội dưới nước chỉ cần dùng tăm bông ngoáy thật kỹ là sẽ yên tâm. Nhưng chính cách vệ sinh này lại mang nhiều nguy cơ viêm tai cho trẻ. Nguyên nhân bởi dùng tăm bông có thể làm tai trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Hoặc khi ngoáy tai sẽ đẩy ráy sâu vào bên trong, hay có thể đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong khu trú, gây viêm tai. Bởi vậy, tuyệt đối không dùng tăm bông ngoáy tai cho trẻ sau khi bơi", TS. Dinh cho biết.
Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo, bệnh viêm tai lâu không chữa sẽ để lại biến chứng như: thủng màng nhĩ, tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con, thậm chí biến chứng nhiễm trùng sọ não nguy hiểm đến tính mạng... Bởi vậy, để phòng tránh viêm tai cho trẻ, đầu tiên là chọn những nơi có nước sạch vì nếu bể bơi không sạch thì trong nước thường chứa vi khuẩn-đây là thủ phạm phổ biến gây bệnh viêm tai. Ngay nước bể bơi dù chứa Clo diệt khuẩn cũng có thể gây bệnh vì Clo có thể diệt chết vi khuẩn lành trong tai và tạo điều kiện cho vi khuẩn độc hại phát triển. Thậm chí quá nhiều nước từ phòng tắm hoặc vòi hoa sen cũng có thể gây viêm tai.
Bên cạnh đó, cần trang bị cho trẻ mũ bơi và nút tai khi bơi. Sau khi tắm làm khô tai bằng cách lau nhẹ nhàng từ vành tai vào ống tai bằng góc khăn. Nếu nước vào tai nên dạy trẻ nghiêng đầu lắc nhẹ hoặc nhảy lò cò cho nước ra khỏi tai. Kéo vành tai tạo đường thẳng cho nước ra ngoài. Sau đó, nhỏ thuốc sát khuẩn vào tai.
Trẻ cần được đưa đi khám tại các cơ sở y tế khi có các biểu hiện như lỗ tai ngứa đỏ, việc cử động đầu hay va chạm vào tai khiến trẻ đau. Cũng có thể có mủ chảy ra từ lỗ tai; hoặc ngứa ống tai, sưng nề tai và đau, nóng đỏ. Tình trạng đau nhức ngày càng tăng khi bé nhai, hay kéo tai thì có thể đã bị viêm ống tai ngoài lan tỏa. Nếu nặng trẻ có thể bị nhức ống tai, đau lên đầu và sốt 38-39 độ.
AloBacsi.
Nghỉ hè, cả gia đình chị Liên ở huyện Gia Lâm, Hà Nội cho con đi tắm biển. Vốn thích bơi nên cô con gái 8 tuổi ngụp lặn thỏa sức. Ai dè sau khi về nhà được khoảng 5 ngày, con gái bắt đầu kêu đau tai. Chị Liên đưa con đi khám tại BV Bạch Mai, bác sĩ cho biết cháu bé bị viêm tai giữa do vi khuẩn trong nước xâm nhập.
Mùa hè nhiều người cho con đi đến các bể bơi để học bơi nhưng không bảo vệ tai cũng như vệ sinh đúng cách dẫn đến gia tăng số trẻ bị viêm tai. Trường hợp cháu T.Anh, 9 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội là một ví dụ điển hình.
Chị Liên, mẹ cháu T. Anh cho biết, từ khi nghỉ hè đã mua vé học bơi theo tháng cho cháu tại một bể bơi gần nhà. Hôm nào bơi xong, chị cũng chuẩn bị sẵn tăm bông cho cháu vệ sinh tai thật khô. Thế nhưng không hiểu sao sau nửa tháng đi bơi, cu cậu kêu đau bên trong tai. Ban đầu thì đau nhẹ, sau cu cậu phát sốt, không ăn nổi vì mỗi khi nhai là đau. Chị Liên thấy con đau khu vực mang tai lại nghĩ con bị lên quai bị nên mua cao về dán nhưng không đỡ. "Thằng bé cứ một mực kêu đau bên trong tai, tôi nghĩ do con gì đó chui vào cắn nên soi đèn pin tìm. Không ngờ bên trong chảy đầy nước màu vàng, có mùi hôi. Đưa con đi khám, bác sĩ bảo cháu bị viêm tai ngoài đã lan đến các khu vực xung quanh", chị Liên chia sẻ.
Trẻ cần được vệ sinh tai đúng cách sau khi đi bơi.
Ảnh minh họa
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên GĐ BV Tai-Mũi-Họng Trung ương, trẻ con khi đi bơi hay bị viêm tai do khi đó tai bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào các tổ chức liên kết nằm bên dưới da và phát triển. Viêm tai ngoài cấp là bệnh dễ mắc khi bé đi bơi. Đây là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc ống tai ngoài.
Hiện tượng nhiễm trùng thường xảy ra khi nước mắc kẹt trong ống tai, làm xói mòn lớp màng bảo vệ của da, thay đổi độ cân bằng PH và khiến tai trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn, nấm phát triển. Không chỉ trẻ em dễ bị viêm tai mà ngay cả người trưởng thành trẻ tuổi khi đi bơi nếu để nước đọng nhiều trong tai cũng dễ dẫn đến viêm tai.
"Mọi người nghĩ sau khi cho trẻ bơi lội dưới nước chỉ cần dùng tăm bông ngoáy thật kỹ là sẽ yên tâm. Nhưng chính cách vệ sinh này lại mang nhiều nguy cơ viêm tai cho trẻ. Nguyên nhân bởi dùng tăm bông có thể làm tai trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Hoặc khi ngoáy tai sẽ đẩy ráy sâu vào bên trong, hay có thể đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong khu trú, gây viêm tai. Bởi vậy, tuyệt đối không dùng tăm bông ngoáy tai cho trẻ sau khi bơi", TS. Dinh cho biết.
Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo, bệnh viêm tai lâu không chữa sẽ để lại biến chứng như: thủng màng nhĩ, tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con, thậm chí biến chứng nhiễm trùng sọ não nguy hiểm đến tính mạng... Bởi vậy, để phòng tránh viêm tai cho trẻ, đầu tiên là chọn những nơi có nước sạch vì nếu bể bơi không sạch thì trong nước thường chứa vi khuẩn-đây là thủ phạm phổ biến gây bệnh viêm tai. Ngay nước bể bơi dù chứa Clo diệt khuẩn cũng có thể gây bệnh vì Clo có thể diệt chết vi khuẩn lành trong tai và tạo điều kiện cho vi khuẩn độc hại phát triển. Thậm chí quá nhiều nước từ phòng tắm hoặc vòi hoa sen cũng có thể gây viêm tai.
Bên cạnh đó, cần trang bị cho trẻ mũ bơi và nút tai khi bơi. Sau khi tắm làm khô tai bằng cách lau nhẹ nhàng từ vành tai vào ống tai bằng góc khăn. Nếu nước vào tai nên dạy trẻ nghiêng đầu lắc nhẹ hoặc nhảy lò cò cho nước ra khỏi tai. Kéo vành tai tạo đường thẳng cho nước ra ngoài. Sau đó, nhỏ thuốc sát khuẩn vào tai.
Trẻ cần được đưa đi khám tại các cơ sở y tế khi có các biểu hiện như lỗ tai ngứa đỏ, việc cử động đầu hay va chạm vào tai khiến trẻ đau. Cũng có thể có mủ chảy ra từ lỗ tai; hoặc ngứa ống tai, sưng nề tai và đau, nóng đỏ. Tình trạng đau nhức ngày càng tăng khi bé nhai, hay kéo tai thì có thể đã bị viêm ống tai ngoài lan tỏa. Nếu nặng trẻ có thể bị nhức ống tai, đau lên đầu và sốt 38-39 độ.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,364
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,139
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,317
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,173