Dùng thuốc bôi cho trẻ, mẹ nên biết điều này!


4,226
1
1
Xu
53
Thuốc được chia làm nhiều dạng như viên nén, nước lỏng, siro và kem bôi thoa. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé, bố mẹ nên tìm hiểu và trang bị những kiến thức về tất cả các loại này. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu kỹ hơn những lưu ý khi dùng thuốc bôi cho trẻ.

Hai bên má bé mọc mụn nước có bôi thuốc muỗi đốt được không?


Câu hỏi bởi: nguyễn trọng hải

Chào bác sĩ!

Con gái em được hơn 3 tháng tuổi. Mấy hôm qua cháu xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ như cây kim dày đặc hai bên má tại điểm má lún đồng tiền. Mỗi bên rải khoảng 2mm mẩn đỏ vùng quanh tại điểm mọc nốt. Bé không sốt, bú bình thường, không quấy khóc. Trước hôm bé đi chích ngừa em thấy một bên má bé đỏ nhỏ như hạt đỗ. Sau mấy ngày bé bớt đến hôm qua em thấy cả hai bên má bé lên nhiều chân tay không thấy gì bất thường. Em có bôi cho bé bằng loại thảo dược trị muỗi đốt cho trẻ có được không ạ? Xin bác sĩ cho em lời khuyên và cách xử trí.

Em xin cảm ơn ạ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Cháu nhà bị chàm sữa, không được bôi thảo dược trị mũi chích. Em dùng Bepanthen cream bôi cho bé 2 lần/ngày liên tục 5 ngày nếu không đỡ thì dùng Protopic 0,03% bôi 2 lần/ngày cho đến khị hết tổn thương. Bệnh này thỉnh thoảng tái phát. Đến một độ tuổi nào bệnh sẽ khỏi. Em hết sức bình tĩnh đừng bôi linh tinh làm hỏng da mặt của cháu.

Chào em!

Bé bị sùi mào gà đã chữa trị bằng phương pháp xịt ni tơ lỏng, bôi thuốc, đốt điện nhưng không khỏi phải làm thế nào?


Câu hỏi bởi: Phuong vt

Chào bác sĩ.

Bé nhỏ nhà em bị sùi mào gà, đã chữa trị bằng phương pháp xịt ni tơ lỏng của Bệnh viện Da liễu, phương pháp bôi thuốc, phương pháp đốt điện nhưng sao vẫn không khỏi và cứ tái phát lại. Cho em hỏi có phương pháp nào tốt hơn nữa không ạ? Vì bé em nhỏ quá nên cho em hỏi có chỗ nào chữa trị cho bé nhỏ vậy không ạ?

Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Các phương pháp xịt ni tơ lỏng, đốt điện, bôi thuốc, sử dụng tia lade chỉ có tác dụng loại bỏ tổn thương chứ không trị tận gốc mầm bệnh nên bệnh thường hay tái phát. Việc chữa trị sùi mào gà cần phối hợp uống thuốc để ức chế sự phát triển của vi rút, nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch. Bạn có thể đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi hoặc Bệnh viện Nhi Trung ương, Nhi Đồng 1 hoặc Nhi Đồng 2.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!

Trẻ con 1 tuổi bị bỏng đã bôi thuốc nhưng chưa khỏi


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho cháu hỏi là: con cháu năm nay 1 tuổi bị bỏng ở dưới cánh tay, chỗ mà bác sĩ hay bắt mạch ở tay. Vết bỏng rất lớn và sâu, cháu đã bôi thuốc cho bé mấy hôm mà không khỏi. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp cháu nên làm thế nào?

Cháu cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Điều trị tại chỗ tổn thương bỏng có nhiều loại thuốc nhưng cơ bản là các loại thuốc sau: Thuốc kháng khuẩn, thuốc se khô tạo màng, thuốc làm rụng hoại tử, thuốc kích thích quá trình tái tạo và biểu mô hóa, các vật liệu sinh học che phủ tạm thời vết bỏng. Con bạn có vết bỏng lớn. Bạn mới bôi thuốc cho cháu mấy hôm thì chắc chắn là chưa khỏi được.

Để mau lành vết thương và giảm bớt sẹo bỏng nên dùng các loại thuốc kem nghệ, mỡ cao vàng có tác dụng kích thích tái tạo vết bỏng. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Việc chữa trị bỏng thường mất nhiều thời gian, rất tốn kém đòi hỏi gia đình bạn phải kiên trì.

Chúc con bạn chóng khỏi!

Trẻ nhỏ bị nha chu phải bôi thuốc trong bao lâu?


Câu hỏi bởi: gia linh

Chào bác sĩ.

Thưa bác sĩ, con gái cháu năm nay 18 tháng. Từ khi mọc răng thì răng cháu không dài ra và có màu ố. Cháu có 8 răng cửa và 4 răng hàm. Gần đây lợi cháu đỏ và trùm lợi cháu cho đi khám thì bác sĩ bảo nha chu. Cháu cho dùng thuốc theo đơn được 5 ngày và bôi thuốc vào răng nữa ạ, lợi cháu đã hết đỏ nhưng cháu cần uống và bôi trong bao lâu ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Nếu phát triển bình thường thì khi trẻ được 18 tháng, bộ răng sẽ mọc được 14 răng nhưng bé nhà bạn mới mọc được tất cả là 12 răng. Hơn nữa, các răng đã mọc lại không dài thêm. Các biểu hiện đó có thể là do tình trạng còi xương thiếu vitamin D. Bạn cần cho bé uống bổ sung thêm vitamin D và canxi đồng thời cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng để giúp da tăng cường tổng hợp vitamin D cho cơ thể.

Còn nếu răng của bé thực sự bị vàng ố thì có thể là do tác dụng phụ của một số thuốc đã dùng trước đó. Thuốc thường gặp nhất gây vàng răng ở trẻ em dưới 18 tuổi là thuốc kháng sinh Tetracyclin. Vàng răng do lí do này không hồi phục. Vì vậy, không nên tự ý dùng bất kì loại thuốc nào cho trẻ nhỏ.

Bạn đã đưa bé đi khám và bác sĩ kê đơn về uống thuốc ở nhà. Dùng hết đợt thuốc bạn nên đưa bé khám lại để bác sĩ khám và kiểm tra lại, không nên tự mua tiếp thuốc để uống vì có những loại thuốc không được dùng quá dài.

Chúc bạn khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl