Hoạt động kinh nguyệt có một ý nghĩa hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến sinh sản và sức khoẻ của người phụ nữ.
Trong đời sống người phụ nữ, từ khi còn trong bào thai buồng trứng đã bắt đầu hoạt động, nhưng mãi đến năm 13 đến 16 tuổi thì hoạt động của buồng trứng mới đủ để trưởng thành, và từ lúc đó âm đạo của người phụ nữ bắt đầu có hiện tượng ra máu theo chu kỳ hoạt động của buồng trứng gọi là hành kinh và hoạt động đến tuổi 45 – 50 thì kết thúc gọi là tuổi mãn kinh.
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể con người, trừ thời gian khoảng 2 đến 3 năm đầu khi mới bắt đầu hành kinh, do chức năng của buồng trứng chưa được phát triển hoàn thiện, việc hành kinh vẫn chưa đi vào chu kỳ đều đặn, nhưng sau đó sẽ đi vào hoạt động theo quy luật nhất định gọi là “chu kỳ”. Như vậy, kinh nguyệt được xem là bình thường khi có một chu kỳ tương đối ổn định, phần lớn chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 28 đến 30 ngày, có thể nhanh hơn hoặc chậm đi 3 – 5 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng 21 đến 35 ngày nhưng tương đối ổn định cũng được xem là bình thường.
- Thời gian kéo dài hành kinh trung bình 3 – 5 ngày.
- Lượng máu hành kinh là tổng lượng máu chảy ra của kinh nguyệt mỗi tháng, thông thường khoảng 50 – 80 ml, thường khó xác định chỉ thấy qua máu thấm băng, mỗi ngày thay băng vệ sinh từ 3 – 5 lần là bình thường.
- Tính chất máu kinh: Màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo - tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong âm đạo.
- Có vài triệu chứng nhẹ trong hành kinh:
* Hơi nặng, chẵn ở bụng dưới, mệt mỏi.
* Có cảm giác nóng nảy, kém bình tĩnh hơn bình thường.
Tóm lại, kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ, trong những ngày hành kinh cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi như các tĩnh mạch ở vùng chậu hơi dãn to, máu ứ động nhiều ở vùng chậu và cơ quan sinh dục. Niêm mạc âm đạo tử cung thường bị sưng huyết, dễ chảy máu, cổ tử cung hơi hở nên buồng tử cung và âm đạo thông với nhau dễ dàng, vi khuẩn từ âm đạo dễ xâm nhập vào buồng tử cung. Máu hành kinh là môi trường rất thích hợp cho các loại vi khuẩn trong âm đạo phát triển nên rất dễ có tình trạng viêm nhiễm nếu ta không giữ gìn vệ sinh đúng mức.
Vì vậy, trong những ngày hành kinh, cần có chế độ vệ sinh kinh nguyệt hợp lý như: không lao động hay chơi những môn thể thao quá sức, không nên đi xa hay giao hợp trong những ngày đang hành kinh, thường xuyên thay băng vệ sinh, nên tắm rửa ít nhất 4 đến 6 giờ một lần, không nên ngâm mình dưới nước như đào kênh hay lưới cá. Nếu có sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nên chọn nước rửa phụ khoa có tính hơi acid, giúp cân bằng pH sinh lý của môi trường âm đạo. Cần tăng cường dinh dưỡng, ăn đầy đủ các chất, đặc biệt bổ sung chất khoáng và vitamine./.
(BSCK 1. Trần Quốc Long)
Trong đời sống người phụ nữ, từ khi còn trong bào thai buồng trứng đã bắt đầu hoạt động, nhưng mãi đến năm 13 đến 16 tuổi thì hoạt động của buồng trứng mới đủ để trưởng thành, và từ lúc đó âm đạo của người phụ nữ bắt đầu có hiện tượng ra máu theo chu kỳ hoạt động của buồng trứng gọi là hành kinh và hoạt động đến tuổi 45 – 50 thì kết thúc gọi là tuổi mãn kinh.
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể con người, trừ thời gian khoảng 2 đến 3 năm đầu khi mới bắt đầu hành kinh, do chức năng của buồng trứng chưa được phát triển hoàn thiện, việc hành kinh vẫn chưa đi vào chu kỳ đều đặn, nhưng sau đó sẽ đi vào hoạt động theo quy luật nhất định gọi là “chu kỳ”. Như vậy, kinh nguyệt được xem là bình thường khi có một chu kỳ tương đối ổn định, phần lớn chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 28 đến 30 ngày, có thể nhanh hơn hoặc chậm đi 3 – 5 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng 21 đến 35 ngày nhưng tương đối ổn định cũng được xem là bình thường.
- Thời gian kéo dài hành kinh trung bình 3 – 5 ngày.
- Lượng máu hành kinh là tổng lượng máu chảy ra của kinh nguyệt mỗi tháng, thông thường khoảng 50 – 80 ml, thường khó xác định chỉ thấy qua máu thấm băng, mỗi ngày thay băng vệ sinh từ 3 – 5 lần là bình thường.
- Tính chất máu kinh: Màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo - tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong âm đạo.
- Có vài triệu chứng nhẹ trong hành kinh:
* Hơi nặng, chẵn ở bụng dưới, mệt mỏi.
* Có cảm giác nóng nảy, kém bình tĩnh hơn bình thường.
Tóm lại, kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ, trong những ngày hành kinh cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi như các tĩnh mạch ở vùng chậu hơi dãn to, máu ứ động nhiều ở vùng chậu và cơ quan sinh dục. Niêm mạc âm đạo tử cung thường bị sưng huyết, dễ chảy máu, cổ tử cung hơi hở nên buồng tử cung và âm đạo thông với nhau dễ dàng, vi khuẩn từ âm đạo dễ xâm nhập vào buồng tử cung. Máu hành kinh là môi trường rất thích hợp cho các loại vi khuẩn trong âm đạo phát triển nên rất dễ có tình trạng viêm nhiễm nếu ta không giữ gìn vệ sinh đúng mức.
Vì vậy, trong những ngày hành kinh, cần có chế độ vệ sinh kinh nguyệt hợp lý như: không lao động hay chơi những môn thể thao quá sức, không nên đi xa hay giao hợp trong những ngày đang hành kinh, thường xuyên thay băng vệ sinh, nên tắm rửa ít nhất 4 đến 6 giờ một lần, không nên ngâm mình dưới nước như đào kênh hay lưới cá. Nếu có sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nên chọn nước rửa phụ khoa có tính hơi acid, giúp cân bằng pH sinh lý của môi trường âm đạo. Cần tăng cường dinh dưỡng, ăn đầy đủ các chất, đặc biệt bổ sung chất khoáng và vitamine./.
(BSCK 1. Trần Quốc Long)