Mang trong mình bệnh nhân bạch cầu cấp tính, Vicky đã chiến thắng bản thân để vươn lên trở thành một nhà khoa học.
Vicky hào hứng chia sẻ: “Tôi là một nhà khoa học hiện đang sống chung với ung thư nhưng tỷ lệ nguy hiểm rất ít. Làm một nhà khoa học không chỉ biết cười và tự mãn với danh tiếng và tiền bạc vì thực tế sẽ có nhiều nghề cho bạn lựa chọn trước khi dấn thân vào khoa học. Với tôi, tôi chỉ muốn tự mình làm một điều gì đó để đem đến một sự khác biệt”.
Cô gái nhận bằng Tiến sĩ nhờ 18 năm tự nghiên cứu bệnh của mình.
Từ lúc chào đời được dăm tuần tuổi, bé gái sơ sinh Vicky Forster đã được chuẩn đoán là đã mắc phải bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh được khám phá ra sau lần bé bị viêm phổi. Các xét nghiệm đã cho thấy rằng các tế bào bạch cầu của Vicky đã được phân chia theo chiều hướng không thể kiểm soát được và các bác sĩ tại bệnh viện St Bartholomew ở London (Anh) đã đưa ra một tỷ lệ sinh tồn cho bé Vicky là 60/40.
Một khóa điều trị chuyên sâu sau đó đã được tiến hành – bao gồm thủ tục hóa trị đã khiến cho Vicky tạm thời bị chứng hói đầu – trước khi Vicky nói rằng bệnh của mình đã thuyên giảm. Lên 7 tuổi, cô bé Vicky Forster luôn nằng nặc từ chối việc dùng thuốc điều trị bệnh bạch cầu và phải mất không ít thời gian dỗ dành ngon ngọt, các nữ y tá mới có thể cho Vicky uống được thuốc sau khi nghiêm nghị nói rằng: “Vicky hãy nghe lời các cô, nếu cháu không uống thuốc, cháu sẽ chết đấy. Cháu có thương mẹ không? Nếu thương mẹ nhiều thì hãy uống thuốc nhé!”. Cùng với lời hứa hẹn của cha mẹ về một món quà, cô bé Vicky đã ngoan ngoãn dùng thuốc.
Tuần qua, tức 18 năm sau lần đầu tiên được chuẩn đoán bệnh, Vicky Forster biết rằng nghiên cứu về chị đã chuyển sang một dạng ung thư khác – bệnh bạch cầu Myeloid cấp tính – và cũng nhờ khám phá ra chứng bệnh này mà Vicky Forster vừa nhận được bằng Tiến sĩ tại Viện nghiên cứu ung thư miền Bắc thuộc Đại học Newscatle (Anh).
Câu chuyện chiến thắng bệnh bạch cầu và lấy bằng Tiến sĩ của Vicky Forster hiện đang thu hút sự quan tâm của truyền thông và đại chúng Anh. Trong một tin nhắn trên blog của mình, Vicky tự hào khẳng định: “Thừa Ngài ung thư. Tôi tuyên bố rằng đã đánh bại ngài ngay từ năm tôi lên 8 và ngày hôm nay, tôi đã nhận được bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh ung thư của mình”. Tin nhắn đó lan đi khắp thế giới và đã nhận được hơn 4.000 lần lượt truy cập. Vicky choáng ngợp bởi những lời chúc mừng nồng nhiệt đến từ những đất nước xa xôi trên thế giới như Nigeria, Philippines và Trung Quốc, bản thân lời nhắn của chị đã được dịch sang các thứ tiếng Tây Ban Nha và Pháp.
Nhưng trên hết, Vicky Forster muốn từ chiến thắng bệnh tật của mình có thể đem đến một số hy vọng nào đó cho những người đồng cảnh ngộ. Nữ tiến sĩ trẻ chia sẻ: “Khi bạn mắc bệnh bạch cầu, bạn luôn nghĩ đến nó mỗi ngày, nhưng khi căn bệnh ngày càng rơi dần vào quên lãng, thì bạn cần phải tìm cách chinh phục nó, sau đó bạn có thể làm bất kỳ chuyện gì mình muốn. Bệnh bạch cầu không phải là “ông Kẹ” trong cuộc sống của bạn”.
Vicky Forster, năm lên 8 tuổi, ngồi cùng với mẹ.
Gian nan hành trình trèo đến đỉnh vinh quang
Chào đời và lớn lên tại Chelmsford, Essex (Anh), tuy nhiên ngay từ bé,Vicky đã chán nản khi nghe ai đó nói đến thuốc hay ép mình uốc thuốc. Ngày nay, nữ Tiến sĩ trẻ nhớ lại: “Từ năm tôi được khoảng 4 hay 5 tuổi gì đó, tôi đã có ước mơ lớn lên sẽ trở thành một nhà du hành vũ trụ. Tôi thích vật lý và tôi chơi các món đồ điện tử với cha tôi, hai cha con hí hoáy sửa bóng đèn điện và chuông báo động chống trộm hay giăng dây thép chống trộm trong vườn nhà”.
Trong lúc đang là bệnh nhân tại Bart, như một định mệnh tình cờ, Vicky đã gặp gỡ với một trong các anh hùng của chị: bà Helen Sharman, người phụ nữ Anh đầu tiên bay vào vũ trụ. Và trong quá trình điều trị, không giống như các bệnh nhân nhỏ bằng lòng với sự thăm khám của các y bác sĩ, ngược lại Vicky “oanh tạc” các bác sĩ tơi bời bởi vô số câu hỏi làm dấy lên sự quan tâm nhiệt tình của Vicky đến phương pháp điều trị ung thư, và khiến cho chị nhận được bằng Khoa học Y sinh tại trường Durham trước khi nhận được lời đề nghị của quỹ di sản địa phương – Qũy Patterson JGW- đồng ý tài trợ cho các dự án Tiến sĩ của Vicky Forster.
Là một phần của nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ James Allan và Giáo sư Olaf Heidenreich, Vicky Forster đã tiến hành nghiên cứu một đột biến di truyền có tên gọi là AML1-ETO. Đó là những gì được biết đến như một sự hợp nhất, khi 2 mảnh ADN được gắn kết với nhau. Nhóm nghiên cứu thực sự đã biết rằng riêng bản thân AML1-ETO đã không đủ để hình thành nên căn bệnh bạch cầu nhưng sau 3 năm nghiên cứu, họ đã khám phá ra những đột biến thứ cấp đã phát triển và tương tác với AML1-ETO làm phát sinh bệnh bạch cầu. “Hầu hết mọi người có AML1-ETO đều không biết và hiểu về bất kỳ điều gì xảy ra đối với họ. Nhưng nếu quá trình đột biến gen diễn biến mạnh rồi thì sau đó họ sẽ phát triển thành bệnh bạch cầu”, Vicky Forster giải thích.
Sứ mạng đầu tiên của Vicky đã chuẩn bị các tế bào dùng để nghiên cứu, tiêm gen vào các tế bào và đem “ấp” chúng trong một bể chứa được thiết kế để bắt chước tối đa các điều kiện như trong cơ thể của con người. Vicky đã quần quật nghiên cứu quên cả mệt mỏi suốt trong vòng 9 tháng, kế đó, chị cho các tế bào tiếp xúc với bức xạ để xem liệu nó có phát triển ra các đột biến ADN thứ cấp có thể dẫn đến căn bệnh bạch cầu hay không? Nhóm nghiên cứu hy vọng họ có thể tiếp tục làm việc nhằm để làm thế nào khai thác sự hiểu biết của mình đối với AML1-ETO, từ đó giúp làm giảm tỷ lệ tái phát ở bệnh nhân.
Vừa nghiên cứu khoa học, Vicky Forster cũng không quên kiểm tra sức khỏe cho mình hàng năm, nhưng may mắn thay, bởi nguy cơ tái phát bệnh là rất nhỏ - và năm sau tỷ lệ bệnh thấp hơn so với năm trước. Ngày nay, dấu hiệu về bệnh bạch cầu mà Vicky từng phải đối mặt là một vết sẹo mờ nhạt trên cổ của chị, vết sẹo đó từng là nơi gắn thiết bị ống thông nhỏ từng giọt hóa trị liệu vào máu của chị giúp thuận tiện cho các công tác điều trị.
Nhà khoe học Vicky Forster.
Vicky Forster nhớ lại những ngày “đen tối” trong cuộc đời mình: “Tôi nhớ là mình như đang sống trong một căn phòng tối thui bởi vì thân nhiệt của mình quá cao. Bệnh bạch cầu đã “hạ đo ván” hệ miễn dịch, vì vậy tôi đã bị nhiễm trùng. Cảm giác mà tôi sẽ không thể nào quên là cánh tay tôi luôn có một cái ống và từ cái ống này đã chảy ra một chất dịch vào cơ thể tôi, nhưng bởi vì tôi quá ốm nên cái ống chích ấy làm tôi đau nhói cả mình mẩy, đó thật là một ấn tượng kinh hoàng”. Được biết tỷ lệ trẻ em sống sốt từ căn bệnh bạch cầu trong thời khóa 5 năm đã gia tăng đáng kể từ 65% lên thành 90% - nhưng tỷ lệ tạm gọi là sống thoải mái hiện mới chỉ chiếm 10% mà thôi.
Ngoài công trình nghiên cứu khoa học của mình, Vicky Forster còn quyên góp tiền bạc cho các tổ chức từ thiện cho bệnh nhân ung thư. Vào tháng 9/2012 sắp tới đây, Vicky đã tham gia Hành trình phương Bắc, đó là một chương trình chạy đường dài nhằm gây quỹ cho hoạt động nghiên cứu bệnh bạch cầu và lymphoma.
Từ một bệnh nhân, Vicky đã chiến thắng chính bản thân mình để vươn lên trở thành một nhà khoa học, Vicky hào hứng chia sẻ: “Tôi là một nhà khoa học hiện đang sống chung với ung thư nhưng tỷ lệ nguy hiểm rất ít. Làm một nhà khoa học không chỉ biết cười và tự mãn với danh tiếng và tiền bạc vì thực tế sẽ có nhiều nghề cho bạn lựa chọn trước khi dấn thân vào khoa học. Với tôi, tôi chỉ muốn tự mình làm một điều gì đó để đem đến một sự khác biệt”.
(Theo Đang yêu)
Vicky hào hứng chia sẻ: “Tôi là một nhà khoa học hiện đang sống chung với ung thư nhưng tỷ lệ nguy hiểm rất ít. Làm một nhà khoa học không chỉ biết cười và tự mãn với danh tiếng và tiền bạc vì thực tế sẽ có nhiều nghề cho bạn lựa chọn trước khi dấn thân vào khoa học. Với tôi, tôi chỉ muốn tự mình làm một điều gì đó để đem đến một sự khác biệt”.
Cô gái nhận bằng Tiến sĩ nhờ 18 năm tự nghiên cứu bệnh của mình.
Từ lúc chào đời được dăm tuần tuổi, bé gái sơ sinh Vicky Forster đã được chuẩn đoán là đã mắc phải bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh được khám phá ra sau lần bé bị viêm phổi. Các xét nghiệm đã cho thấy rằng các tế bào bạch cầu của Vicky đã được phân chia theo chiều hướng không thể kiểm soát được và các bác sĩ tại bệnh viện St Bartholomew ở London (Anh) đã đưa ra một tỷ lệ sinh tồn cho bé Vicky là 60/40.
Một khóa điều trị chuyên sâu sau đó đã được tiến hành – bao gồm thủ tục hóa trị đã khiến cho Vicky tạm thời bị chứng hói đầu – trước khi Vicky nói rằng bệnh của mình đã thuyên giảm. Lên 7 tuổi, cô bé Vicky Forster luôn nằng nặc từ chối việc dùng thuốc điều trị bệnh bạch cầu và phải mất không ít thời gian dỗ dành ngon ngọt, các nữ y tá mới có thể cho Vicky uống được thuốc sau khi nghiêm nghị nói rằng: “Vicky hãy nghe lời các cô, nếu cháu không uống thuốc, cháu sẽ chết đấy. Cháu có thương mẹ không? Nếu thương mẹ nhiều thì hãy uống thuốc nhé!”. Cùng với lời hứa hẹn của cha mẹ về một món quà, cô bé Vicky đã ngoan ngoãn dùng thuốc.
Tuần qua, tức 18 năm sau lần đầu tiên được chuẩn đoán bệnh, Vicky Forster biết rằng nghiên cứu về chị đã chuyển sang một dạng ung thư khác – bệnh bạch cầu Myeloid cấp tính – và cũng nhờ khám phá ra chứng bệnh này mà Vicky Forster vừa nhận được bằng Tiến sĩ tại Viện nghiên cứu ung thư miền Bắc thuộc Đại học Newscatle (Anh).
Câu chuyện chiến thắng bệnh bạch cầu và lấy bằng Tiến sĩ của Vicky Forster hiện đang thu hút sự quan tâm của truyền thông và đại chúng Anh. Trong một tin nhắn trên blog của mình, Vicky tự hào khẳng định: “Thừa Ngài ung thư. Tôi tuyên bố rằng đã đánh bại ngài ngay từ năm tôi lên 8 và ngày hôm nay, tôi đã nhận được bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh ung thư của mình”. Tin nhắn đó lan đi khắp thế giới và đã nhận được hơn 4.000 lần lượt truy cập. Vicky choáng ngợp bởi những lời chúc mừng nồng nhiệt đến từ những đất nước xa xôi trên thế giới như Nigeria, Philippines và Trung Quốc, bản thân lời nhắn của chị đã được dịch sang các thứ tiếng Tây Ban Nha và Pháp.
Nhưng trên hết, Vicky Forster muốn từ chiến thắng bệnh tật của mình có thể đem đến một số hy vọng nào đó cho những người đồng cảnh ngộ. Nữ tiến sĩ trẻ chia sẻ: “Khi bạn mắc bệnh bạch cầu, bạn luôn nghĩ đến nó mỗi ngày, nhưng khi căn bệnh ngày càng rơi dần vào quên lãng, thì bạn cần phải tìm cách chinh phục nó, sau đó bạn có thể làm bất kỳ chuyện gì mình muốn. Bệnh bạch cầu không phải là “ông Kẹ” trong cuộc sống của bạn”.
Vicky Forster, năm lên 8 tuổi, ngồi cùng với mẹ.
Gian nan hành trình trèo đến đỉnh vinh quang
Chào đời và lớn lên tại Chelmsford, Essex (Anh), tuy nhiên ngay từ bé,Vicky đã chán nản khi nghe ai đó nói đến thuốc hay ép mình uốc thuốc. Ngày nay, nữ Tiến sĩ trẻ nhớ lại: “Từ năm tôi được khoảng 4 hay 5 tuổi gì đó, tôi đã có ước mơ lớn lên sẽ trở thành một nhà du hành vũ trụ. Tôi thích vật lý và tôi chơi các món đồ điện tử với cha tôi, hai cha con hí hoáy sửa bóng đèn điện và chuông báo động chống trộm hay giăng dây thép chống trộm trong vườn nhà”.
Trong lúc đang là bệnh nhân tại Bart, như một định mệnh tình cờ, Vicky đã gặp gỡ với một trong các anh hùng của chị: bà Helen Sharman, người phụ nữ Anh đầu tiên bay vào vũ trụ. Và trong quá trình điều trị, không giống như các bệnh nhân nhỏ bằng lòng với sự thăm khám của các y bác sĩ, ngược lại Vicky “oanh tạc” các bác sĩ tơi bời bởi vô số câu hỏi làm dấy lên sự quan tâm nhiệt tình của Vicky đến phương pháp điều trị ung thư, và khiến cho chị nhận được bằng Khoa học Y sinh tại trường Durham trước khi nhận được lời đề nghị của quỹ di sản địa phương – Qũy Patterson JGW- đồng ý tài trợ cho các dự án Tiến sĩ của Vicky Forster.
Là một phần của nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ James Allan và Giáo sư Olaf Heidenreich, Vicky Forster đã tiến hành nghiên cứu một đột biến di truyền có tên gọi là AML1-ETO. Đó là những gì được biết đến như một sự hợp nhất, khi 2 mảnh ADN được gắn kết với nhau. Nhóm nghiên cứu thực sự đã biết rằng riêng bản thân AML1-ETO đã không đủ để hình thành nên căn bệnh bạch cầu nhưng sau 3 năm nghiên cứu, họ đã khám phá ra những đột biến thứ cấp đã phát triển và tương tác với AML1-ETO làm phát sinh bệnh bạch cầu. “Hầu hết mọi người có AML1-ETO đều không biết và hiểu về bất kỳ điều gì xảy ra đối với họ. Nhưng nếu quá trình đột biến gen diễn biến mạnh rồi thì sau đó họ sẽ phát triển thành bệnh bạch cầu”, Vicky Forster giải thích.
Sứ mạng đầu tiên của Vicky đã chuẩn bị các tế bào dùng để nghiên cứu, tiêm gen vào các tế bào và đem “ấp” chúng trong một bể chứa được thiết kế để bắt chước tối đa các điều kiện như trong cơ thể của con người. Vicky đã quần quật nghiên cứu quên cả mệt mỏi suốt trong vòng 9 tháng, kế đó, chị cho các tế bào tiếp xúc với bức xạ để xem liệu nó có phát triển ra các đột biến ADN thứ cấp có thể dẫn đến căn bệnh bạch cầu hay không? Nhóm nghiên cứu hy vọng họ có thể tiếp tục làm việc nhằm để làm thế nào khai thác sự hiểu biết của mình đối với AML1-ETO, từ đó giúp làm giảm tỷ lệ tái phát ở bệnh nhân.
Vừa nghiên cứu khoa học, Vicky Forster cũng không quên kiểm tra sức khỏe cho mình hàng năm, nhưng may mắn thay, bởi nguy cơ tái phát bệnh là rất nhỏ - và năm sau tỷ lệ bệnh thấp hơn so với năm trước. Ngày nay, dấu hiệu về bệnh bạch cầu mà Vicky từng phải đối mặt là một vết sẹo mờ nhạt trên cổ của chị, vết sẹo đó từng là nơi gắn thiết bị ống thông nhỏ từng giọt hóa trị liệu vào máu của chị giúp thuận tiện cho các công tác điều trị.
Nhà khoe học Vicky Forster.
Vicky Forster nhớ lại những ngày “đen tối” trong cuộc đời mình: “Tôi nhớ là mình như đang sống trong một căn phòng tối thui bởi vì thân nhiệt của mình quá cao. Bệnh bạch cầu đã “hạ đo ván” hệ miễn dịch, vì vậy tôi đã bị nhiễm trùng. Cảm giác mà tôi sẽ không thể nào quên là cánh tay tôi luôn có một cái ống và từ cái ống này đã chảy ra một chất dịch vào cơ thể tôi, nhưng bởi vì tôi quá ốm nên cái ống chích ấy làm tôi đau nhói cả mình mẩy, đó thật là một ấn tượng kinh hoàng”. Được biết tỷ lệ trẻ em sống sốt từ căn bệnh bạch cầu trong thời khóa 5 năm đã gia tăng đáng kể từ 65% lên thành 90% - nhưng tỷ lệ tạm gọi là sống thoải mái hiện mới chỉ chiếm 10% mà thôi.
Ngoài công trình nghiên cứu khoa học của mình, Vicky Forster còn quyên góp tiền bạc cho các tổ chức từ thiện cho bệnh nhân ung thư. Vào tháng 9/2012 sắp tới đây, Vicky đã tham gia Hành trình phương Bắc, đó là một chương trình chạy đường dài nhằm gây quỹ cho hoạt động nghiên cứu bệnh bạch cầu và lymphoma.
Từ một bệnh nhân, Vicky đã chiến thắng chính bản thân mình để vươn lên trở thành một nhà khoa học, Vicky hào hứng chia sẻ: “Tôi là một nhà khoa học hiện đang sống chung với ung thư nhưng tỷ lệ nguy hiểm rất ít. Làm một nhà khoa học không chỉ biết cười và tự mãn với danh tiếng và tiền bạc vì thực tế sẽ có nhiều nghề cho bạn lựa chọn trước khi dấn thân vào khoa học. Với tôi, tôi chỉ muốn tự mình làm một điều gì đó để đem đến một sự khác biệt”.
(Theo Đang yêu)