Ngày 1/8, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP Cần Thơ, Sóc Trăng... đồng loạt áp dụng giá viện phí mới với mức tăng khoảng 70-75% so với khung giá của Bộ Y tế.
Cần Thơ: Không bất ngờ nhưng lo!
Bác sĩ Bùi Thị Lệ Phi, Giám đốc Sở Y Cần Thơ tế nói: Căn cứ vào thực tế mức sống và đề xuất từ các bệnh viện để xây dựng giá trên tinh thần hợp lý nhất. Theo đó, khống chế các loại dịch vụ kỹ thuật không quá 70% so với khung giá của Thông tư 04, các mức giá do các bệnh viện đề xuất thấp hơn 70% thì giữ nguyên.
Cụ thể, giá khám bệnh ở bệnh viện quận huyện (hạng 3) và bệnh viện Đa khoa thành phố lần lượt là 7.000đ và 14.000 đồng thay cho mức giá cũ là 2.000 và 3.000 đồng; cắt ruột thừa bình thường giá thu mới là 1.400.000đ (giá cũ là 700.000đ), nắn trật khớp vai (bột liền) 160.000đ (giá cũ 50.000đ)…
Tuy nhiên giá một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh lại có mức phí giảm như: chụp CT Scanner đến 32 dãy (chưa có cản quang) giá 350.000đ (giá cũ 800.000), siêu âm màu thông thường từ 80.000đ nay giảm xuống còn 35.000đ.
Theo lãnh đạo các bệnh viện, mặc dù giá của nhiều dịch vụ y tế tăng gấp 2-3 lần nhưng thực chất không tăng nhiều bởi đã bao gồm các loại vật tư y tế thông thường. Tức là người bệnh không phải mua thêm bao tay, ống tiêm, dịch truyền hay ống thông, bột bó… như trước đây.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Quang Võ, Giám đốc bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, cho biết: Khi áp dụng giá mới thì người bệnh sẽ đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng khám chữa bệnh. Bệnh viện đã và đang tăng cường phục vụ ở từng khâu, từng bộ phận tránh để bệnh nhân chờ đợi lâu. Từ ngày 1/8, phòng khám bệnh sẽ nhận bệnh từ 6 giờ sáng, sớm hơn trước đây 1 giờ, tăng cường các thiết bị, triển khai các kỹ thuật mới trong khám và điều trị bệnh.
Vấn đề đáng lo là khi áp dụng giá mới, bệnh nhân nghèo không có BHYT khó trang trải chi phí khám chữa bệnh, chắc chắn số bệnh nhân không đủ khả năng chi trả viện phí sẽ tăng nhiều. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, bệnh viện sẽ phải xem xét miễn giảm, để người nghèo nào cũng được khám chữa bệnh.
Sáng 1/8, Bác sĩ Ngô Thị Cúc Hương, Trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện Đa khoa TP cho biết: Ngày đầu triển khai thu viện phí theo khung giá mới hầu hết bệnh nhân không có phản ứng gì, vì bệnh viện đã tư vấn và cho bệnh nhân biết trước thời gian tăng viện phí. Nhiều người trước đây chưa tham gia BHYT tế thì thời gian đây bệnh viện vận động bệnh nhân tham gia để được hưởng lợi từ bảo hiểm.
Gặp chúng tôi ở khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, bà Ngô Thị Hoa, ở Bình Thủy, Cần Thơ cho biết: “Cách đây một tuần tôi đến khám bệnh chỉ đóng 3.000đ, hôm nay tái khám phải đóng 14.000 đ, giá này cao gấp hơn 4 lần, tuy nhiên tôi đã được các bác sĩ cho biết từ hôm trước nên cũng không bất ngờ”.
Còn bà Nguyễn Thị Vẹn ở Ô Môn, Cần Thơ, lại có tâm trạng khác: “Hôm nay Nhà nước tăng tiền viện phí, người nghèo làm thuê làm mướn như tụi tui lo quá! Tui đang đợi đóng viện phí cho con mà không biết có đủ tiền không. Vì tui chỉ chuẩn bị được số tiền nhiều hơn tiền cũ một chút… Nếu nằm hoài mà không hết bệnh chắc xin về nhà uống thuốc nam”, Bà Vẹn ngậm ngùi nói.
Bác sĩ Bùi Thị Lệ Phi tâm sự: Việc tăng giá viện phí lần này tác động không nhỏ đến đời sống của bà con, đặc biệt là người nghèo. Ở Cần Thơ vẫn còn 40% dân số chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy khi xây dựng bảng giá khám chữa bệnh mới chúng tôi đã căn cứ vào thực tế và mức sống của người dân để có lộ trình phù hợp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại mức giá khám chữa bệnh của Cần Thơ thực hiện thấp nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và thấp hơn nhiều tỉnh trong cả nước đưa ra.
Cùng ngày, theo tìm hiểu của PV hiện nay Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vẫn thu viện phí theo giá cũ vì đang chờ kết quả từ hội đồng thẩm định của Bộ Y tế.
Sóc Trăng: Đồng tình nhưng vẫn băn khoăn!
BS Nguyễn Hoàng Các, Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Sáng ngày 01/8, bệnh viện đã thông báo đến tất cả các bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân biết về việc tăng viện phí bắt đầu từ hôm nay.
Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Thanh Tâm, ngụ tại đường Trần Hưng Đạo, phường 3 (TP Sóc Trăng) cho biết: Với mức sống như hiện nay, việc tăng viện phí là phù hợp với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. “Tăng viện phí thì người dân mong muốn được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh tốt hơn nên nhiều người đồng tình với chủ trương này. Tuy nhiên, với những người có cuộc sống khá và những người có bảo hiểm y tế thì yên tâm, còn với những người thuộc diện cận nghèo không có bảo hiểm y tế thì chắc chắn là khó khăn”, anh Tâm nói.
Theo một cán bộ ngành y tế Sóc Trăng, khung giá viện phí của tỉnh Sóc Trăng được Hội đồng nhân dân đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt chỉ ở mức 75% so với khung giá của Bộ Y tế nên sẽ khó khăn cho các cơ sở khám chữa bệnh. Cụ thể, giá khám bệnh ở bệnh viện hạng 2 là 12.000đ, hạng 3 là 8.000đ, hạng 4 là 6.000đ (trước đây từ 2.000-3.000đ), trong khi đó khung giá của Bộ là 15.000đ; chụp CT Scanner đến 32 dãy không có thuốc cản quang là 400.000đ (giá cũ là 800.000đ), chụp có thuốc cản quang là 696.000đ (giá cũ là 1 triệu); cắt ruột thừa là 1.481.000đ (giá cũ là 870.000đ), diêu âm 28.000đ giá cũ là 28.000đ)… “Nếu trước đây giá khám bệnh 3.000đ nhưng các chi phí như mua găng tay, kim tiêm…do người bệnh mua thì cơ sở khám chữa bệnh vẫn dễ thở thì nay với 12.000đ nhưng tất tần tật đều do cơ sở khám chữa bệnh lo hết thì khó khăn là điều dễ hiểu”, vị cán bộ này cho biết như thế.
Ông Nguyễn Văn Toàn (ở huyện Kế Sách) cho biết: “Những người nghèo có bảo hiểm thì khỏe nhưng người cận nghèo không có sổ nếu bị bệnh mà với mức thu viện phí mới này coi như khó có cơ hội được khám chữa bệnh ở bệnh viện”.
(Theo Dân trí)
Cần Thơ: Không bất ngờ nhưng lo!
Bác sĩ Bùi Thị Lệ Phi, Giám đốc Sở Y Cần Thơ tế nói: Căn cứ vào thực tế mức sống và đề xuất từ các bệnh viện để xây dựng giá trên tinh thần hợp lý nhất. Theo đó, khống chế các loại dịch vụ kỹ thuật không quá 70% so với khung giá của Thông tư 04, các mức giá do các bệnh viện đề xuất thấp hơn 70% thì giữ nguyên.
Cụ thể, giá khám bệnh ở bệnh viện quận huyện (hạng 3) và bệnh viện Đa khoa thành phố lần lượt là 7.000đ và 14.000 đồng thay cho mức giá cũ là 2.000 và 3.000 đồng; cắt ruột thừa bình thường giá thu mới là 1.400.000đ (giá cũ là 700.000đ), nắn trật khớp vai (bột liền) 160.000đ (giá cũ 50.000đ)…
Tuy nhiên giá một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh lại có mức phí giảm như: chụp CT Scanner đến 32 dãy (chưa có cản quang) giá 350.000đ (giá cũ 800.000), siêu âm màu thông thường từ 80.000đ nay giảm xuống còn 35.000đ.
Theo lãnh đạo các bệnh viện, mặc dù giá của nhiều dịch vụ y tế tăng gấp 2-3 lần nhưng thực chất không tăng nhiều bởi đã bao gồm các loại vật tư y tế thông thường. Tức là người bệnh không phải mua thêm bao tay, ống tiêm, dịch truyền hay ống thông, bột bó… như trước đây.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Quang Võ, Giám đốc bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, cho biết: Khi áp dụng giá mới thì người bệnh sẽ đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng khám chữa bệnh. Bệnh viện đã và đang tăng cường phục vụ ở từng khâu, từng bộ phận tránh để bệnh nhân chờ đợi lâu. Từ ngày 1/8, phòng khám bệnh sẽ nhận bệnh từ 6 giờ sáng, sớm hơn trước đây 1 giờ, tăng cường các thiết bị, triển khai các kỹ thuật mới trong khám và điều trị bệnh.
Vấn đề đáng lo là khi áp dụng giá mới, bệnh nhân nghèo không có BHYT khó trang trải chi phí khám chữa bệnh, chắc chắn số bệnh nhân không đủ khả năng chi trả viện phí sẽ tăng nhiều. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, bệnh viện sẽ phải xem xét miễn giảm, để người nghèo nào cũng được khám chữa bệnh.
Sáng 1/8, Bác sĩ Ngô Thị Cúc Hương, Trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện Đa khoa TP cho biết: Ngày đầu triển khai thu viện phí theo khung giá mới hầu hết bệnh nhân không có phản ứng gì, vì bệnh viện đã tư vấn và cho bệnh nhân biết trước thời gian tăng viện phí. Nhiều người trước đây chưa tham gia BHYT tế thì thời gian đây bệnh viện vận động bệnh nhân tham gia để được hưởng lợi từ bảo hiểm.
Gặp chúng tôi ở khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, bà Ngô Thị Hoa, ở Bình Thủy, Cần Thơ cho biết: “Cách đây một tuần tôi đến khám bệnh chỉ đóng 3.000đ, hôm nay tái khám phải đóng 14.000 đ, giá này cao gấp hơn 4 lần, tuy nhiên tôi đã được các bác sĩ cho biết từ hôm trước nên cũng không bất ngờ”.
Còn bà Nguyễn Thị Vẹn ở Ô Môn, Cần Thơ, lại có tâm trạng khác: “Hôm nay Nhà nước tăng tiền viện phí, người nghèo làm thuê làm mướn như tụi tui lo quá! Tui đang đợi đóng viện phí cho con mà không biết có đủ tiền không. Vì tui chỉ chuẩn bị được số tiền nhiều hơn tiền cũ một chút… Nếu nằm hoài mà không hết bệnh chắc xin về nhà uống thuốc nam”, Bà Vẹn ngậm ngùi nói.
Bác sĩ Bùi Thị Lệ Phi tâm sự: Việc tăng giá viện phí lần này tác động không nhỏ đến đời sống của bà con, đặc biệt là người nghèo. Ở Cần Thơ vẫn còn 40% dân số chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy khi xây dựng bảng giá khám chữa bệnh mới chúng tôi đã căn cứ vào thực tế và mức sống của người dân để có lộ trình phù hợp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại mức giá khám chữa bệnh của Cần Thơ thực hiện thấp nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và thấp hơn nhiều tỉnh trong cả nước đưa ra.
Cùng ngày, theo tìm hiểu của PV hiện nay Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vẫn thu viện phí theo giá cũ vì đang chờ kết quả từ hội đồng thẩm định của Bộ Y tế.
Sóc Trăng: Đồng tình nhưng vẫn băn khoăn!
BS Nguyễn Hoàng Các, Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Sáng ngày 01/8, bệnh viện đã thông báo đến tất cả các bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân biết về việc tăng viện phí bắt đầu từ hôm nay.
Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Thanh Tâm, ngụ tại đường Trần Hưng Đạo, phường 3 (TP Sóc Trăng) cho biết: Với mức sống như hiện nay, việc tăng viện phí là phù hợp với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. “Tăng viện phí thì người dân mong muốn được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh tốt hơn nên nhiều người đồng tình với chủ trương này. Tuy nhiên, với những người có cuộc sống khá và những người có bảo hiểm y tế thì yên tâm, còn với những người thuộc diện cận nghèo không có bảo hiểm y tế thì chắc chắn là khó khăn”, anh Tâm nói.
Theo một cán bộ ngành y tế Sóc Trăng, khung giá viện phí của tỉnh Sóc Trăng được Hội đồng nhân dân đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt chỉ ở mức 75% so với khung giá của Bộ Y tế nên sẽ khó khăn cho các cơ sở khám chữa bệnh. Cụ thể, giá khám bệnh ở bệnh viện hạng 2 là 12.000đ, hạng 3 là 8.000đ, hạng 4 là 6.000đ (trước đây từ 2.000-3.000đ), trong khi đó khung giá của Bộ là 15.000đ; chụp CT Scanner đến 32 dãy không có thuốc cản quang là 400.000đ (giá cũ là 800.000đ), chụp có thuốc cản quang là 696.000đ (giá cũ là 1 triệu); cắt ruột thừa là 1.481.000đ (giá cũ là 870.000đ), diêu âm 28.000đ giá cũ là 28.000đ)… “Nếu trước đây giá khám bệnh 3.000đ nhưng các chi phí như mua găng tay, kim tiêm…do người bệnh mua thì cơ sở khám chữa bệnh vẫn dễ thở thì nay với 12.000đ nhưng tất tần tật đều do cơ sở khám chữa bệnh lo hết thì khó khăn là điều dễ hiểu”, vị cán bộ này cho biết như thế.
Ông Nguyễn Văn Toàn (ở huyện Kế Sách) cho biết: “Những người nghèo có bảo hiểm thì khỏe nhưng người cận nghèo không có sổ nếu bị bệnh mà với mức thu viện phí mới này coi như khó có cơ hội được khám chữa bệnh ở bệnh viện”.
(Theo Dân trí)