Tóp mỡ, mỡ lỏng được chế biến từ nguồn mỡ bò, heo và bằng quy trình siêu bẩn khiến người sử dụng dễ mắc các dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.
Rất độc hại
ThS Lê Thanh Long - chuyên gia công nghệ thực phẩm của Đại học Nông lâm Huế (Đại học Huế), cho biết: Việc chế biến mỡ lỏng và tóp mỡ từ mỡ heo bẩn bằng phương pháp đun nóng thông thường (nhiệt độ khoảng 180-200oC) không thể loại trừ các chất gây độc và độc tố từ quá trình biến đổi trước đó. Đặc biệt, quá trình đun nóng ở nhiệt độ cao lại tiếp tục làm sản sinh độc tố cho sản phẩm.
“Với cách chế biến thủ công, lại sử dụng nguyên liệu mỡ để lâu ngày có màu sắc biến đổi, ôi thối, sản phẩm mỡ tạo ra sẽ không bao giờ đạt tiêu chuẩn chất lượng dùng cho thực phẩm theo quy định và gây độc cho người sử dụng là điều chắc chắn”- ThS Long khẳng định.
Cảnh sát môi trường Công an TP. Huế lấy mẫu để kiểm tra tại một cơ sở sản xuất mỡ bẩn
trên địa bàn thành phố
Theo phân tích của ông Long, dầu ăn thực vật mà chúng ta sử dụng hàng ngày được sản xuất ở quy mô công nghiệp. Để đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng (như màu sắc, mùi vị, chỉ số axit, chỉ số peroxit theo tiêu chuẩn), dầu thô sau khi ép, trích ly phải qua tinh luyện loại bỏ tạp chất, tẩy màu, khử mùi và có bổ sung chất chống ôi hóa cho phép. Còn nguyên liệu mỡ động vật để lâu ngày trong các bao, túi nylon trong điều kiện bảo quản kém chắc chắn sẽ bị biến đổi ôi hóa đáng kể. Tình trạng này khiến mỡ hình thành các hợp chất gây độc cho con người, như andehyt, oxy axit…
Vì vậy, theo ông Long, việc các cơ sở chế biến mỡ để mỡ trong thời gian một năm rồi mới bán như có chủ cơ sở tuyên bố thì mỡ này hết sức độc hại. “Những hợp chất andehyt, oxy axit… khi xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn gây ảnh hưởng đến hệ thống men tiêu hóa, làm khó tiêu và tác động đến hệ thần kinh, tim mạch… Ngoài ra không loại trừ khả năng vi khuẩn gây bệnh và vi nấm sinh độc tố tồn tại trong nguyên liệu mỡ, gây ngộ độc cấp tính, tổn hại đến đến gan, thận, gây ung thư rất cao, nếu thường xuyên sử dụng sản phẩm làm ra từ nguyên liệu này”- ông Long cảnh báo.
Theo phân tích của một số chuyên gia thực phẩm khác, thông thường, mỡ heo, bò khi nấu chảy thành nước chỉ sau một thời gian ngắn sẽ bị cô đặc. Vì vậy, để giữ cho mỡ không bị đông, các cơ sở chế biến thường sử dụng hóa chất chống kết đông và một số chất phụ gia khác để bảo quản. Nguồn phụ gia trôi nổi này khi xâm nhập cơ thể sẽ gây tác hại khó lường.
Không thể chỉ xử phạt
Theo tìm hiểu của PV, các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhiều lần kiểm tra, xử phạt nhiều cơ sở sản xuất mỡ heo, bò trên địa bàn không đảm bảo các quy định về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cơ sở chế biến mỡ của bà Nguyễn Thị Hương, bà Tám, ông Ty mà chúng tôi đã đề cập từng nằm trong diện bị “tuýt còi” do không giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng mỡ không rõ nguồn gốc để chế biến và không có bản cam kết bảo vệ môi trường.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại các cơ sở này có hàng tấn mỡ bò, mỡ heo và tóp mỡ heo, da heo sấy khô không bảo đảm vệ sinh. Đặc biệt, cơ quan chức năng từng phát hiện cơ sở của ông Ty vận chuyển rất nhiều tấn mỡ không rõ nguồn gốc đi tiêu thụ. Vậy nhưng, từ thực tế mà chúng tôi phản ánh cho thấy, sau khi bị xử lý, các cơ sở trên vẫn ngang nhiên vi phạm các quy định về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Do mỡ thu mua từ nhiều nguồn, nhất là từ các lò giết mổ, chợ chiều, nên người sử dụng có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, chất bẩn rất cao. Đây cũng là nguồn lây lan các dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Trao đổi với PV, bà Lê Thị Bé - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩ Dạ cho biết, hiện trên địa bàn phường có 2 cơ sở chế biến mỡ heo vi phạm các quy định về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong số này có cơ sở chế biến mỡ của bà Nguyễn Thị Hương. Những cơ sở này có hàng loạt vi phạm như: Sử dụng lò sấy bằng than, lò chế biến mỡ không được che chắn, để mỡ giữa sàn nhà cáu bẩn, mỡ được sử dụng để chế biến không rõ nguồn gốc…
Theo ThS Lê Thanh Long, tại Thừa Thiên - Huế, cơ quan kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm không đủ người và nhiều khi họ đợi các phương tiện thông tin đại chúng lên tiếng rồi mới nhảy vào. Trong khi đó, ở một số tỉnh khác, nếu tình trạng này xảy ra thì cơ quan chức năng sẽ xử phạt nghiêm khắc và ngăn chặn hiệu quả các nguồn đầu vào. “Ngoài phải kiểm tra, xử lý, cơ quan chức năng còn phải có trách nhiệm hỗ trợ cơ sở sản xuất cải thiện vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chứ không phải chỉ ăn rồi đi phạt đâu. Thực tế tôi thấy rất nhiều cơ quan ăn rồi chỉ đi kiểm tra, xử phạt thôi, còn việc hỗ trợ họ thực hiện không được bài bản lắm”- ông Long nhận xét.
AloBacsi.
Rất độc hại
ThS Lê Thanh Long - chuyên gia công nghệ thực phẩm của Đại học Nông lâm Huế (Đại học Huế), cho biết: Việc chế biến mỡ lỏng và tóp mỡ từ mỡ heo bẩn bằng phương pháp đun nóng thông thường (nhiệt độ khoảng 180-200oC) không thể loại trừ các chất gây độc và độc tố từ quá trình biến đổi trước đó. Đặc biệt, quá trình đun nóng ở nhiệt độ cao lại tiếp tục làm sản sinh độc tố cho sản phẩm.
“Với cách chế biến thủ công, lại sử dụng nguyên liệu mỡ để lâu ngày có màu sắc biến đổi, ôi thối, sản phẩm mỡ tạo ra sẽ không bao giờ đạt tiêu chuẩn chất lượng dùng cho thực phẩm theo quy định và gây độc cho người sử dụng là điều chắc chắn”- ThS Long khẳng định.
Cảnh sát môi trường Công an TP. Huế lấy mẫu để kiểm tra tại một cơ sở sản xuất mỡ bẩn
trên địa bàn thành phố
Theo phân tích của ông Long, dầu ăn thực vật mà chúng ta sử dụng hàng ngày được sản xuất ở quy mô công nghiệp. Để đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng (như màu sắc, mùi vị, chỉ số axit, chỉ số peroxit theo tiêu chuẩn), dầu thô sau khi ép, trích ly phải qua tinh luyện loại bỏ tạp chất, tẩy màu, khử mùi và có bổ sung chất chống ôi hóa cho phép. Còn nguyên liệu mỡ động vật để lâu ngày trong các bao, túi nylon trong điều kiện bảo quản kém chắc chắn sẽ bị biến đổi ôi hóa đáng kể. Tình trạng này khiến mỡ hình thành các hợp chất gây độc cho con người, như andehyt, oxy axit…
Vì vậy, theo ông Long, việc các cơ sở chế biến mỡ để mỡ trong thời gian một năm rồi mới bán như có chủ cơ sở tuyên bố thì mỡ này hết sức độc hại. “Những hợp chất andehyt, oxy axit… khi xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn gây ảnh hưởng đến hệ thống men tiêu hóa, làm khó tiêu và tác động đến hệ thần kinh, tim mạch… Ngoài ra không loại trừ khả năng vi khuẩn gây bệnh và vi nấm sinh độc tố tồn tại trong nguyên liệu mỡ, gây ngộ độc cấp tính, tổn hại đến đến gan, thận, gây ung thư rất cao, nếu thường xuyên sử dụng sản phẩm làm ra từ nguyên liệu này”- ông Long cảnh báo.
Theo phân tích của một số chuyên gia thực phẩm khác, thông thường, mỡ heo, bò khi nấu chảy thành nước chỉ sau một thời gian ngắn sẽ bị cô đặc. Vì vậy, để giữ cho mỡ không bị đông, các cơ sở chế biến thường sử dụng hóa chất chống kết đông và một số chất phụ gia khác để bảo quản. Nguồn phụ gia trôi nổi này khi xâm nhập cơ thể sẽ gây tác hại khó lường.
Không thể chỉ xử phạt
Theo tìm hiểu của PV, các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhiều lần kiểm tra, xử phạt nhiều cơ sở sản xuất mỡ heo, bò trên địa bàn không đảm bảo các quy định về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cơ sở chế biến mỡ của bà Nguyễn Thị Hương, bà Tám, ông Ty mà chúng tôi đã đề cập từng nằm trong diện bị “tuýt còi” do không giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng mỡ không rõ nguồn gốc để chế biến và không có bản cam kết bảo vệ môi trường.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại các cơ sở này có hàng tấn mỡ bò, mỡ heo và tóp mỡ heo, da heo sấy khô không bảo đảm vệ sinh. Đặc biệt, cơ quan chức năng từng phát hiện cơ sở của ông Ty vận chuyển rất nhiều tấn mỡ không rõ nguồn gốc đi tiêu thụ. Vậy nhưng, từ thực tế mà chúng tôi phản ánh cho thấy, sau khi bị xử lý, các cơ sở trên vẫn ngang nhiên vi phạm các quy định về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Do mỡ thu mua từ nhiều nguồn, nhất là từ các lò giết mổ, chợ chiều, nên người sử dụng có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, chất bẩn rất cao. Đây cũng là nguồn lây lan các dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Trao đổi với PV, bà Lê Thị Bé - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩ Dạ cho biết, hiện trên địa bàn phường có 2 cơ sở chế biến mỡ heo vi phạm các quy định về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong số này có cơ sở chế biến mỡ của bà Nguyễn Thị Hương. Những cơ sở này có hàng loạt vi phạm như: Sử dụng lò sấy bằng than, lò chế biến mỡ không được che chắn, để mỡ giữa sàn nhà cáu bẩn, mỡ được sử dụng để chế biến không rõ nguồn gốc…
Theo ThS Lê Thanh Long, tại Thừa Thiên - Huế, cơ quan kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm không đủ người và nhiều khi họ đợi các phương tiện thông tin đại chúng lên tiếng rồi mới nhảy vào. Trong khi đó, ở một số tỉnh khác, nếu tình trạng này xảy ra thì cơ quan chức năng sẽ xử phạt nghiêm khắc và ngăn chặn hiệu quả các nguồn đầu vào. “Ngoài phải kiểm tra, xử lý, cơ quan chức năng còn phải có trách nhiệm hỗ trợ cơ sở sản xuất cải thiện vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chứ không phải chỉ ăn rồi đi phạt đâu. Thực tế tôi thấy rất nhiều cơ quan ăn rồi chỉ đi kiểm tra, xử phạt thôi, còn việc hỗ trợ họ thực hiện không được bài bản lắm”- ông Long nhận xét.
AloBacsi.