Đây là đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện 103 và đã được áp dụng thành công trên 30 người bệnh.
Điều trị u xương khổng lồ bằng phương pháp đục lấy bỏ tổ chức u và ghép xương tự thân, kết hợp xương nhân tạo nano vào phần khuyết xương là một phương pháp mới hiện nay ở trong nước cũng như trên thế giới, đem lại hiệu tối ưu cho người bệnh.
Anh được chụp X-quang, xạ hình xương CT scan, sinh thiết và cho kết quả mô học có khối u khổng lồ đa nhân, nó đang dần phá hủy xương, khiến tạo thành lỗ rỗng.
Trước đây những bệnh nhân này thường chỉ có hai cách là nạo vét khối u rồi dùng xương tự thân (xương của mình) và xương đồng loại (của người khác) để ghép.
Nhưng các khối u này thường lớn, lỗ rỗng rộng nên xương tự thân thường phải lấy xương mác, xương mào chậu, do vậy khối lượng xương nhỏ không đáp ứng để ghép vừa lỗ rỗng đó.
Còn khi lấy xương đồng loại từ ngân hàng mô xương, bệnh nhân có thể lấy được khối lượng xương lớn, song chi phí khá đắt, nhiều người không thể theo được, mặt khác có thể xảy ra phản ứng thải ghép. Song hiện nay, kỹ thuật kết hợp xương tự thân và xương nhân tạo cho kết quả tối ưu nhất.
PGS.TS Phạm Đăng Ninh, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện 103, Chủ nhiệm đề tài cho biết, để thực hiện phương pháp này, điều quan trọng kỹ thuật viên phải nạo hết tế bào u để tránh tái phát cho bệnh nhân, sau đó dùng một phần xương tự thân của bệnh nhân "trộn" với xương nhân tạo nano lấp đầy lỗ rỗng của khối u.
Xương nhân tạo nano có vai trò như xương đồng loại, dùng được nhiểu mà lại rẻ, khi kết hợp với xương tự thân sẽ tạo điều kiện cho các mô xương phát triển.
Phẫu thuật xong, bệnh nhân phải nằm bất động 6 - 8 tuần để xương ghép chuyển hóa thành xương tự thân, rồi sẽ cho bệnh nhân tập vận động, sau 1 - 2 tháng kiểm tra lại một lần.
Đặc biệt, bệnh nhân sau mổ khi ra viện không cần dùng thuốc ức chế miễn dịch như các ca ghép khác, vì nó không có yếu tố thải ghép.
AloBacsi.
Điều trị u xương khổng lồ bằng phương pháp đục lấy bỏ tổ chức u và ghép xương tự thân, kết hợp xương nhân tạo nano vào phần khuyết xương là một phương pháp mới hiện nay ở trong nước cũng như trên thế giới, đem lại hiệu tối ưu cho người bệnh.
PGS.TS Phạm Đăng Ninh kiểm tra chân cho anh Dũng sau mổ
Tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện 103, bệnh nhân Nguyễn Văn Dũng (Hải Phòng) đang tươi cười khoe chiếc chân đã lành lặn, không còn đau đớn của mình. Nhớ lại 10 ngày trước khi đến viện bệnh nhân đang quằn mình với những cơn đau nhức xương ống chân.
Anh được chụp X-quang, xạ hình xương CT scan, sinh thiết và cho kết quả mô học có khối u khổng lồ đa nhân, nó đang dần phá hủy xương, khiến tạo thành lỗ rỗng.
Trước đây những bệnh nhân này thường chỉ có hai cách là nạo vét khối u rồi dùng xương tự thân (xương của mình) và xương đồng loại (của người khác) để ghép.
Nhưng các khối u này thường lớn, lỗ rỗng rộng nên xương tự thân thường phải lấy xương mác, xương mào chậu, do vậy khối lượng xương nhỏ không đáp ứng để ghép vừa lỗ rỗng đó.
Còn khi lấy xương đồng loại từ ngân hàng mô xương, bệnh nhân có thể lấy được khối lượng xương lớn, song chi phí khá đắt, nhiều người không thể theo được, mặt khác có thể xảy ra phản ứng thải ghép. Song hiện nay, kỹ thuật kết hợp xương tự thân và xương nhân tạo cho kết quả tối ưu nhất.
PGS.TS Phạm Đăng Ninh, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện 103, Chủ nhiệm đề tài cho biết, để thực hiện phương pháp này, điều quan trọng kỹ thuật viên phải nạo hết tế bào u để tránh tái phát cho bệnh nhân, sau đó dùng một phần xương tự thân của bệnh nhân "trộn" với xương nhân tạo nano lấp đầy lỗ rỗng của khối u.
Xương nhân tạo nano có vai trò như xương đồng loại, dùng được nhiểu mà lại rẻ, khi kết hợp với xương tự thân sẽ tạo điều kiện cho các mô xương phát triển.
Phẫu thuật xong, bệnh nhân phải nằm bất động 6 - 8 tuần để xương ghép chuyển hóa thành xương tự thân, rồi sẽ cho bệnh nhân tập vận động, sau 1 - 2 tháng kiểm tra lại một lần.
Đặc biệt, bệnh nhân sau mổ khi ra viện không cần dùng thuốc ức chế miễn dịch như các ca ghép khác, vì nó không có yếu tố thải ghép.
AloBacsi.