Một bệnh nhân phẫu thuật dịch vụ với mức chi phí ban đầu được tư vấn là 20 triệu đồng, tuy nhiên đến khi xuất viện, chi phí bị đội lên 50 triệu đồng.
Viện phí đội lên 50 triệu, BV bắt bệnh nhân phải chịu
Ngày 9/8, chúng tôi đã nhận được thông tin của bạn đọc phản ánh về trường hợp bệnh nhân N.V.D, 72 tuổi, trú tại Vĩnh Ninh, Thừa Thiên -Huế phẫu thuật dịch vụ tại BV Nguyễn Tri Phương với mức chi phí ban đầu được tư vấn là 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, đến khi xuất viện thì gia đình bệnh nhân mới “tá hỏa” vì BV thông báo chi phí phải nộp đội lên 50 triệu đồng...
Tiền hậu bất nhất!
Bệnh nhân N.V.D bị đau vai sau khi chụp MRI và được BS trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình BV Nguyễn Tri Phương TPHCM là T.H.N.A chẩn đoán bị rách gân vai và đề nghị cần phải giải phẫu. Theo đơn phản ánh, ngày 2/8/2012, bệnh nhân nhập viện và được thông báo: “Ca mổ tốn khoảng 20 triệu đồng và đóng tiền tạm ứng trước 20 triệu, sau này nếu dư sẽ trả lại.
Ngoài ra, muốn BS trưởng khoa T.H.N.A mổ thì phải đóng 2 triệu đồng. Tuy nhiên sau 10 phút, nhân viên của BV gọi điện thoại thông báo điều chỉnh giá lên 4 triệu chứ không phải 2,5 triệu như thông báo trước đó”.
Gia đình người bệnh đã đồng ý ký giấy xác nhận và ca phẫu thuật được thực hiện vào ngày 6.8. Sau phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhân được xuất viện, tuy nhiên lúc thanh toán viện phí, gia đình bệnh nhân bất ngờ khi số tiền ca mổ không phải 20 triệu đồng như nhân viên đã thông báo trước đây mà phải thanh toán số tiền lên đến 50 triệu đồng. Gia đình bệnh nhân rất bức xúc và đề nghị BS trực tiếp phẫu thuật giải thích thì nhân viên thông báo BS đang bận họp và gia đình phải đóng đủ tiền mới được xuất viện. Trước sự việc đã rồi, gia đình chỉ biết chạy vay mượn khắp nơi mới có đủ số tiền để đóng.
Liệu có hợp lý?
Trước sự việc trên, ngày 14.8, PV đã có buổi làm việc với BV Nguyễn Tri Phương, BS Trần Anh Triết, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu khoa Chấn thương chỉnh hình báo cáo sự việc và sau đó rà soát quy trình, chi phí dụng cụ, chi phí phẫu thuật đối với trường hợp trên. Chúng tôi khẳng định, giá thành dụng cụ và quy trình đều được khoa thực hiện tốt”.
Theo báo cáo của BS trưởng khoa T.H.N.A: “Bệnh nhân nhập viện ngày 2.8 với chẩn đoán rách chóp xoay vai trái. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi khớp vai. Trước khi mổ, bệnh nhân được cho đóng tạm ứng 20 triệu đồng giống như chi phí dự kiến của một ca nội soi khớp vai khác, bệnh nhân muốn sử dụng kỹ thuật tốt.
Ca phẫu thuật diễn ra ngày 6/8 với kê kíp gồm BS T.H.N.A (trưởng khoa) và Giáo sư D.L đến từ BV Đa khoa Singapore. Trong mổ thấy có rách gân trên gai, Giáo sư D.L đề nghị sử dụng kỹ thuật khâu gân tiên tiến nhất là kỹ thuật khâu bắc cầu (suture Bridge) phải sử dụng 1 neo khớp vai healix và 1 versalock của hãng J...
Ngoài ra còn một số trợ cụ khác để nội soi khâu gân với giá thành đã qua đấu thầu của BV như sau: 2 dây nước nội soi khớp vai: (1 dây giá 2,5 triệu đồng), 1 neo chỉ Healix: giá 12 triệu, 1 neo khớp vai Versalock: giá 14 triệu đồng, 1 lưỡi dao nội soi các cỡ: 7 triệu đồng, 1 trocar nhựa (Hãng BMS): 1,5 triệu đồng, 1 dây đốt Opes (Hãng BMS): giá 6,5 triệu đồng, 1 cây đẩy chỉ expressew: 6 triệu đồng...
Theo BS T.H.N.A, với số lượng dụng cụ phẫu thuật, thuốc, xét nghiệm (máu, cận lâm sàng), tiền phòng và các chi phí dịch vụ y tế khác vừa nêu trên đã dùng cho bệnh nhân N.V.D, trong đợt phẫu thuật ngày 6.8, tổng viện phí đến lúc ra viện khoảng 60 triệu đồng. Thế nhưng, khi bệnh nhân xuất viện, tổng thanh toán viện phí từ lúc nhập viện đến lúc ra viện khoảng 50 triệu đồng (vì có những dụng cụ được tài trợ), do đó, số tiền thanh toán viện phí trên là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, khi phóng viên đặt ra câu hỏi: Tại sao khi phát sinh chi phí lên gấp nhiều lần, BV lại không thông báo cho gia đình bệnh nhân biết? BS Trần Anh Triết cho biết, do trong lúc mổ mới phát sinh nên không thể thông báo.
Lời giải thích trên hoàn toàn không hợp lý, bởi lẽ: Khi tiến hành các kỹ thuật cận lâm sàng, các BS đã phần nào tiên đoán được mức độ của ca phẫu thuật và đưa ra khoảng chi phí hợp lý để yêu cầu bệnh nhân đóng.
Sau khi tiến hành phẫu thuật, các BS và nhân viên y tế cũng không có bất kỳ thông báo nào cho người nhà bệnh nhân về việc phát sinh. Nếu ca phẫu thuật đội lên 50 hay 100 triệu nếu bắt bệnh nhân đóng liệu có thuyết phục?
AloBacsi.
Viện phí đội lên 50 triệu, BV bắt bệnh nhân phải chịu
Ngày 9/8, chúng tôi đã nhận được thông tin của bạn đọc phản ánh về trường hợp bệnh nhân N.V.D, 72 tuổi, trú tại Vĩnh Ninh, Thừa Thiên -Huế phẫu thuật dịch vụ tại BV Nguyễn Tri Phương với mức chi phí ban đầu được tư vấn là 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, đến khi xuất viện thì gia đình bệnh nhân mới “tá hỏa” vì BV thông báo chi phí phải nộp đội lên 50 triệu đồng...
Tiền hậu bất nhất!
Bệnh nhân N.V.D bị đau vai sau khi chụp MRI và được BS trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình BV Nguyễn Tri Phương TPHCM là T.H.N.A chẩn đoán bị rách gân vai và đề nghị cần phải giải phẫu. Theo đơn phản ánh, ngày 2/8/2012, bệnh nhân nhập viện và được thông báo: “Ca mổ tốn khoảng 20 triệu đồng và đóng tiền tạm ứng trước 20 triệu, sau này nếu dư sẽ trả lại.
Ngoài ra, muốn BS trưởng khoa T.H.N.A mổ thì phải đóng 2 triệu đồng. Tuy nhiên sau 10 phút, nhân viên của BV gọi điện thoại thông báo điều chỉnh giá lên 4 triệu chứ không phải 2,5 triệu như thông báo trước đó”.
Gia đình người bệnh đã đồng ý ký giấy xác nhận và ca phẫu thuật được thực hiện vào ngày 6.8. Sau phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhân được xuất viện, tuy nhiên lúc thanh toán viện phí, gia đình bệnh nhân bất ngờ khi số tiền ca mổ không phải 20 triệu đồng như nhân viên đã thông báo trước đây mà phải thanh toán số tiền lên đến 50 triệu đồng. Gia đình bệnh nhân rất bức xúc và đề nghị BS trực tiếp phẫu thuật giải thích thì nhân viên thông báo BS đang bận họp và gia đình phải đóng đủ tiền mới được xuất viện. Trước sự việc đã rồi, gia đình chỉ biết chạy vay mượn khắp nơi mới có đủ số tiền để đóng.
Liệu có hợp lý?
Trước sự việc trên, ngày 14.8, PV đã có buổi làm việc với BV Nguyễn Tri Phương, BS Trần Anh Triết, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu khoa Chấn thương chỉnh hình báo cáo sự việc và sau đó rà soát quy trình, chi phí dụng cụ, chi phí phẫu thuật đối với trường hợp trên. Chúng tôi khẳng định, giá thành dụng cụ và quy trình đều được khoa thực hiện tốt”.
Theo báo cáo của BS trưởng khoa T.H.N.A: “Bệnh nhân nhập viện ngày 2.8 với chẩn đoán rách chóp xoay vai trái. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi khớp vai. Trước khi mổ, bệnh nhân được cho đóng tạm ứng 20 triệu đồng giống như chi phí dự kiến của một ca nội soi khớp vai khác, bệnh nhân muốn sử dụng kỹ thuật tốt.
Ca phẫu thuật diễn ra ngày 6/8 với kê kíp gồm BS T.H.N.A (trưởng khoa) và Giáo sư D.L đến từ BV Đa khoa Singapore. Trong mổ thấy có rách gân trên gai, Giáo sư D.L đề nghị sử dụng kỹ thuật khâu gân tiên tiến nhất là kỹ thuật khâu bắc cầu (suture Bridge) phải sử dụng 1 neo khớp vai healix và 1 versalock của hãng J...
Ngoài ra còn một số trợ cụ khác để nội soi khâu gân với giá thành đã qua đấu thầu của BV như sau: 2 dây nước nội soi khớp vai: (1 dây giá 2,5 triệu đồng), 1 neo chỉ Healix: giá 12 triệu, 1 neo khớp vai Versalock: giá 14 triệu đồng, 1 lưỡi dao nội soi các cỡ: 7 triệu đồng, 1 trocar nhựa (Hãng BMS): 1,5 triệu đồng, 1 dây đốt Opes (Hãng BMS): giá 6,5 triệu đồng, 1 cây đẩy chỉ expressew: 6 triệu đồng...
Theo BS T.H.N.A, với số lượng dụng cụ phẫu thuật, thuốc, xét nghiệm (máu, cận lâm sàng), tiền phòng và các chi phí dịch vụ y tế khác vừa nêu trên đã dùng cho bệnh nhân N.V.D, trong đợt phẫu thuật ngày 6.8, tổng viện phí đến lúc ra viện khoảng 60 triệu đồng. Thế nhưng, khi bệnh nhân xuất viện, tổng thanh toán viện phí từ lúc nhập viện đến lúc ra viện khoảng 50 triệu đồng (vì có những dụng cụ được tài trợ), do đó, số tiền thanh toán viện phí trên là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, khi phóng viên đặt ra câu hỏi: Tại sao khi phát sinh chi phí lên gấp nhiều lần, BV lại không thông báo cho gia đình bệnh nhân biết? BS Trần Anh Triết cho biết, do trong lúc mổ mới phát sinh nên không thể thông báo.
Lời giải thích trên hoàn toàn không hợp lý, bởi lẽ: Khi tiến hành các kỹ thuật cận lâm sàng, các BS đã phần nào tiên đoán được mức độ của ca phẫu thuật và đưa ra khoảng chi phí hợp lý để yêu cầu bệnh nhân đóng.
Sau khi tiến hành phẫu thuật, các BS và nhân viên y tế cũng không có bất kỳ thông báo nào cho người nhà bệnh nhân về việc phát sinh. Nếu ca phẫu thuật đội lên 50 hay 100 triệu nếu bắt bệnh nhân đóng liệu có thuyết phục?
AloBacsi.