Tạp chí Các hội chứng về HIV của Mỹ số ra mới đây đăng tải nghiên cứu của ĐH California, Mỹ (UOC) tìm ra một phương pháp mới hạn chế nguy cơ lan truyền bệnh từ mẹ có HIV sang cho con cái trong giai đoạn cho con bú bằng phương pháp gia nhiệt chớp nhoáng sữa (Flash-heating breast milk), gọi tắt là FBM.
Kỹ thuật này phù hợp với các quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về phòng ngừa HIV đối với nhóm phụ nữ đang nuôi con nhỏ. Vừa đơn giản lại dễ thực hiện, theo đó chỉ cần vắt sữa vào bình nhỏ cho vào nồi đun sôi.
Theo GS Caroline Chantry, trưởng nhóm nghiên cứu thì giải pháp này không chỉ phù hợp với khuyến cáo của WHO mà còn rất khả thi với các nước nghèo. Thậm chí cả những nơi không có thuốc điều trị HIV nếu áp dụng thủ thuật trên cũng phát huy được tác dụng. Nó không chỉ giúp người mẹ nuôi con bằng chính sữa của mình ít nhất 6 tháng mà còn giảm được rủi ro lan truyền bệnh sang cho con và quan trọng hơn là cung cấp được những dưỡng chất giàu kháng thể cho đứa trẻ.
Hiện nay nghiên cứu này của OUC đang được thực hiện tại thủ đô Dar es Salaem, Tanzania ở 101 phụ nữ có HIV đang nuôi con nhỏ, 86 trẻ được 5 tháng tuổi và đã qua xét nghiệm HIV. Trong đó có 72 âm tính, trên một nửa sản phụ sử dụng kỹ thuật FBM. Hàng tuần nhóm đề tài đến thăm và đưa ra các hướng dẫn về "luộc sữa" và kiểm tra việc thực hiện của những người phụ nữ này, đặc biệt là hướng dẫn họ rửa tay, vệ sinh dụng cụ, vắt sữa và sau đó hâm nóng (đạt mức 72,9oC), để nguội và dùng thìa hoặc cho vào bình để cho trẻ bú. Hàng tuần các nhà khoa học còn tiến hành lấy mẫu sữa chưa qua hâm nóng để phân tích và phát hiện thấy sữa đã qua xử lý bằng kỹ thuật FBM an toàn về mặt sinh học.
Nghiên cứu trên làm cơ sở cho một thí nghiệm lâm sàng ở diện rộng hơn giúp WHO đưa ra quyết định chính thức về việc này. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, các nhà khoa học khuyến cáo phụ nữ có HIV vẫn nên nuôi con bằng sữa mẹ và áp dụng kỹ thuật FBM nói trên để hạn chế nguy cơ lan truyền sang cho đứa trẻ.
(Nông nghiệp)
Theo GS Caroline Chantry, trưởng nhóm nghiên cứu thì giải pháp này không chỉ phù hợp với khuyến cáo của WHO mà còn rất khả thi với các nước nghèo. Thậm chí cả những nơi không có thuốc điều trị HIV nếu áp dụng thủ thuật trên cũng phát huy được tác dụng. Nó không chỉ giúp người mẹ nuôi con bằng chính sữa của mình ít nhất 6 tháng mà còn giảm được rủi ro lan truyền bệnh sang cho con và quan trọng hơn là cung cấp được những dưỡng chất giàu kháng thể cho đứa trẻ.
Hiện nay nghiên cứu này của OUC đang được thực hiện tại thủ đô Dar es Salaem, Tanzania ở 101 phụ nữ có HIV đang nuôi con nhỏ, 86 trẻ được 5 tháng tuổi và đã qua xét nghiệm HIV. Trong đó có 72 âm tính, trên một nửa sản phụ sử dụng kỹ thuật FBM. Hàng tuần nhóm đề tài đến thăm và đưa ra các hướng dẫn về "luộc sữa" và kiểm tra việc thực hiện của những người phụ nữ này, đặc biệt là hướng dẫn họ rửa tay, vệ sinh dụng cụ, vắt sữa và sau đó hâm nóng (đạt mức 72,9oC), để nguội và dùng thìa hoặc cho vào bình để cho trẻ bú. Hàng tuần các nhà khoa học còn tiến hành lấy mẫu sữa chưa qua hâm nóng để phân tích và phát hiện thấy sữa đã qua xử lý bằng kỹ thuật FBM an toàn về mặt sinh học.
Nghiên cứu trên làm cơ sở cho một thí nghiệm lâm sàng ở diện rộng hơn giúp WHO đưa ra quyết định chính thức về việc này. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, các nhà khoa học khuyến cáo phụ nữ có HIV vẫn nên nuôi con bằng sữa mẹ và áp dụng kỹ thuật FBM nói trên để hạn chế nguy cơ lan truyền sang cho đứa trẻ.
(Nông nghiệp)