Băn khoăn của hầu hết thai phụ khi cầm tờ giấy xét nghiệm máu trên tay với kết quả có nhóm máu hiếm Rh âm (Rh-) là không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không. Các mẹ còn bàn tán nhau rằng nếu chẳng may mang trong mình nhóm máu hiếm này sẽ chỉ có thể sinh 1 đứa con và còn rất nguy hiểm khi sinh nở nếu gặp sự cố như băng huyết hay cấp cứu vì sẽ chẳng có máu dự trữ mà dùng.
Vậy chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về nhóm máu hiếm này để chị em có thêm hiểu biết:
Hệ thống nhóm máu Rh vốn rất phức tạp với khoảng 50 kháng nguyên khác nhau. Trong hệ thống nhóm máu này thì kháng nguyên D là quan trọng nhất vì có tính sinh miễn dịch cao nhất. Những người có kháng nguyên D trên màng hồng cầu là người có nhóm máu Rh dương (Rh+); những người không mang kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu là người có nhóm máu Rh âm (Rh-).
Nhóm máu hiếm rất… hiếm vì có tỷ lệ rất thấp trong cộng đồng. Nếu một nhóm máu chỉ có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng đã là hiếm và nếu tỷ lệ này chỉ ở mức dưới 0,01% thì rất hiếm.
Ở VN, người có nhóm máu Rh- có tỷ lệ khoảng 0,07%. Có thể thấy, Rh- là nhóm máu hiếm. Điều đáng nói là, gần đây tỷ lệ số người có nhóm máu Rh- có chiều hướng gia tăng trong khi lượng máu dự trữ thấp gây khó khăn cho việc điều trị.
Có thể sinh con bình thường không?
Người mẹ có nhóm máu Rh- hoàn toàn vẫn có thể sinh con bình thường nhưng một số trường hợp trẻ sinh ra có thể bị bệnh vàng da tan máu do bất đồng nhóm máu hệ Rh giữa mẹ và con.
Tuy nhiên, ngày nay đã có các biện pháp phòng ngừa bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con bằng cách tiêm bắp anti-D để dự phòng cho bà mẹ mang thai vào tuần thứ 28 thai kỳ (có thể tiêm nhắc lại vào tuần thứ 32 của thai kỳ) và tiêm trong vòng 72 giờ sau khi sinh con (tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi sinh con) để phá hủy các hồng cầu Rh+ của con lọt vào trong hệ tuần hoàn của mẹ trong quá trình chuyển dạ đẻ.
Ngay sau khi sinh con lần đầu, người mẹ được tiêm huyết thanh chống kháng nguyên D (anti-D). Huyết thanh này sẽ làm phá hủy các hồng cầu của con mang kháng nguyên Rh (D) đã lọt vào hệ thống tuần hoàn của mẹ. Qua đó, ngăn ngừa hệ thống miễn dịch của mẹ nhận biết và cảm nhiễm với kháng nguyên D có trên bề mặt hồng cầu của đứa trẻ. Do đó, cơ thể mẹ sẽ không sinh ra kháng thể anti-D. Anti-D tiêm vào sẽ “biến mất” trong hệ tuần hoàn của mẹ 3 tuần sau khi tiêm. Ở những lần có thai sau, trong máu của mẹ không có anti-D và thai nhi phát triển hoàn toàn bình thường. Dự phòng bằng anti-D cần được thực hiện mỗi lần mang thai tiếp theo, trẻ vẫn có thể phát triển bình thường.
Theo các chuyên gia khoa sản, thai phụ nên đi xét nghiệm máu, khám thai định kỳ để bác sĩ xác định nhóm máu tránh rủi ro không đáng có trước khi sinh... Trong trường hợp biết mình có nhóm máu Rh-, bà bầu cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa và cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt khi cần truyền máu và quản lý thai nghén. Mẹ bầu cũng nên tham gia ngân hàng máu sống và sẵn sàng hiến máu khi có yêu cầu.
Lưu ý cần biết
Người nhóm máu Rh- nếu có sự cố phải truyền máu thì không thể nhận máu của người nhóm Rh+ (trừ lần đầu tiên), mà phải nhận của người Rh, đây là nhóm máu hiếm.
Khi mang thai, cần theo dõi để tránh động thai, sảy thai vì nguy hiểm cho việc tiếp xúc máu mẹ, máu con để hạn chế tai biến. Khi thai 28 và 32 tuần cần tiêm mũi Anti-D và ngay sau 4 giờ đầu khi đẻ phải tiêm 1 mũi nữa để trung hòa kháng nguyên của con, giúp lần sinh sau an toàn.
(Eva)
Vậy chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về nhóm máu hiếm này để chị em có thêm hiểu biết:
Hệ thống nhóm máu Rh vốn rất phức tạp với khoảng 50 kháng nguyên khác nhau. Trong hệ thống nhóm máu này thì kháng nguyên D là quan trọng nhất vì có tính sinh miễn dịch cao nhất. Những người có kháng nguyên D trên màng hồng cầu là người có nhóm máu Rh dương (Rh+); những người không mang kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu là người có nhóm máu Rh âm (Rh-).
Nhóm máu hiếm rất… hiếm vì có tỷ lệ rất thấp trong cộng đồng. Nếu một nhóm máu chỉ có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng đã là hiếm và nếu tỷ lệ này chỉ ở mức dưới 0,01% thì rất hiếm.
Ở VN, người có nhóm máu Rh- có tỷ lệ khoảng 0,07%. Có thể thấy, Rh- là nhóm máu hiếm. Điều đáng nói là, gần đây tỷ lệ số người có nhóm máu Rh- có chiều hướng gia tăng trong khi lượng máu dự trữ thấp gây khó khăn cho việc điều trị.
Có thể sinh con bình thường không?
Người mẹ có nhóm máu Rh- hoàn toàn vẫn có thể sinh con bình thường nhưng một số trường hợp trẻ sinh ra có thể bị bệnh vàng da tan máu do bất đồng nhóm máu hệ Rh giữa mẹ và con.
Tuy nhiên, ngày nay đã có các biện pháp phòng ngừa bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con bằng cách tiêm bắp anti-D để dự phòng cho bà mẹ mang thai vào tuần thứ 28 thai kỳ (có thể tiêm nhắc lại vào tuần thứ 32 của thai kỳ) và tiêm trong vòng 72 giờ sau khi sinh con (tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi sinh con) để phá hủy các hồng cầu Rh+ của con lọt vào trong hệ tuần hoàn của mẹ trong quá trình chuyển dạ đẻ.
Ngay sau khi sinh con lần đầu, người mẹ được tiêm huyết thanh chống kháng nguyên D (anti-D). Huyết thanh này sẽ làm phá hủy các hồng cầu của con mang kháng nguyên Rh (D) đã lọt vào hệ thống tuần hoàn của mẹ. Qua đó, ngăn ngừa hệ thống miễn dịch của mẹ nhận biết và cảm nhiễm với kháng nguyên D có trên bề mặt hồng cầu của đứa trẻ. Do đó, cơ thể mẹ sẽ không sinh ra kháng thể anti-D. Anti-D tiêm vào sẽ “biến mất” trong hệ tuần hoàn của mẹ 3 tuần sau khi tiêm. Ở những lần có thai sau, trong máu của mẹ không có anti-D và thai nhi phát triển hoàn toàn bình thường. Dự phòng bằng anti-D cần được thực hiện mỗi lần mang thai tiếp theo, trẻ vẫn có thể phát triển bình thường.
Theo các chuyên gia khoa sản, thai phụ nên đi xét nghiệm máu, khám thai định kỳ để bác sĩ xác định nhóm máu tránh rủi ro không đáng có trước khi sinh... Trong trường hợp biết mình có nhóm máu Rh-, bà bầu cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa và cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt khi cần truyền máu và quản lý thai nghén. Mẹ bầu cũng nên tham gia ngân hàng máu sống và sẵn sàng hiến máu khi có yêu cầu.
Lưu ý cần biết
Người nhóm máu Rh- nếu có sự cố phải truyền máu thì không thể nhận máu của người nhóm Rh+ (trừ lần đầu tiên), mà phải nhận của người Rh, đây là nhóm máu hiếm.
Khi mang thai, cần theo dõi để tránh động thai, sảy thai vì nguy hiểm cho việc tiếp xúc máu mẹ, máu con để hạn chế tai biến. Khi thai 28 và 32 tuần cần tiêm mũi Anti-D và ngay sau 4 giờ đầu khi đẻ phải tiêm 1 mũi nữa để trung hòa kháng nguyên của con, giúp lần sinh sau an toàn.
(Eva)