Mới 2 tuổi nhưng nặng gần 30kg làm không ít người lớn tỏ ra hoan hỉ. Ngược lại, chuyên gia y tế lo ngại một số căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể to lớn này.
Bé Hồng Anh (trái) có cân nặng vượt trội so với tuổi - Ảnh: Phạm Dương
Chị Xa Thị Thành, trạm trưởng trạm y tế xã Mường Chiềng, là người trực tiếp đỡ đẻ và thường xuyên theo dõi cân nặng của bé Hồng Anh vẫn không hết ngạc nhiên khi kể về trường hợp của bé. Chị cho rằng cậu bé “khổng lồ” Hồng Anh quả là điều lạ lùng ở đất Mường Chiềng.
“Lớn nhanh như thổi”
Người dân ở Mường Chiềng không ai “gen khổng lồ” như thế mà hầu hết là những người có vóc dáng “bé hạt tiêu”. Cả cha mẹ bé Hồng Anh cũng thuộc loại “tí hon”. Mẹ bé (chị Xa Thị Tin, 28 tuổi) chưa bao giờ có cân nặng qua được con số 40kg (ngay ở thời điểm mang thai) và cha bé (anh Xa Văn Xiềng) cũng có cân nặng xê dịch ở khoảng 45-50kg. Khi đứng gần đám trẻ con trong bản, bé Hồng Anh bao giờ cũng nổi trội bởi vóc dáng “khổng lồ” của mình, ngay cả những đứa trẻ 7-8 tuổi cũng phải “lép vế”. Chị Thành cho biết thêm: “Hầu hết những đứa trẻ trong bản này đều thuộc dạng suy dinh dưỡng. Ngay cả anh trai của bé là Xa Tiến Thể cũng thuộc dạng còi xương khi 5 tuổi mà chỉ nặng 12kg”.
Mặc dù thường xuyên cân đo bé nhưng chị Thành không khỏi ngạc nhiên vì tốc độ lớn của bé. Chị Thành cho biết: “Hồi mới sinh bé Hồng Anh chỉ nặng 2,9kg - chỉ số cân bình thường đối với trẻ sơ sinh. Trong tám tháng đầu tiên, mỗi tháng bé tăng cân từ 2-3kg. Tháng thứ 8 bé đã nặng 15kg. Có nhiều tháng bé không lên cân nào, có tháng lại sút cân như tháng thứ 10 bé đột ngột sút cân còn 11kg vì bị ốm nhưng sau đó lại tăng cân nhanh chóng lên 16kg vào tháng thứ 11. Ở thời điểm tháng 6/2012, bé Hồng Anh có cân nặng 25kg và chiều cao đo được 98cm”.
“Ba tháng đầu đời, Hồng Anh không sống nhờ nguồn dinh dưỡng nào khác ngoài sữa mẹ. Sang tháng thứ 4, chị Tin bị mất sữa đã phải nấu bột cho bé ăn và 2 tuổi bé đã ăn được hai, ba bát cơm... chan mắm một bữa. Với tốc độ ăn “kinh hoàng” và liên tục, mẹ của bé Hồng Anh phải mua, hái trái cây, khoai sắn ở chợ, ở quanh nhà cho bé ăn” - chị Thành kể. Mặc dù chưa cân lại nhưng theo chị Thành, với tốc độ lớn như bé Hồng Anh thì có thể cân nặng hiện tại của bé khoảng 30kg! Khác với những đứa trẻ béo phì, béo bệu chị Thành được biết, bé Hồng Anh ngược lại rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, có thể vừa chạy vừa đi liên tục 200m mà không mỏi mệt.
Trẻ thừa cân có nguy cơ mắc nhiều bệnh
BS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa nhi BV Bạch Mai, cho rằng trẻ có cân nặng, chiều cao to lớn bất thường như Hồng Anh lại là điều đáng lo hơn vui và cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ Dũng cho rằng nếu chỉ dựa vào chỉ số chiều cao, cân nặng như trên rất có thể bé bị mắc bệnh béo phì hoặc rối loạn nội tiết, hoặc ở não có bất thường mới kích thích ham muốn ăn ở bé... “Tuy nhiên, để có kết luận chính xác về sức khỏe của bé Hồng Anh thì cần phải thăm khám trực tiếp cho bé và qua rất nhiều xét nghiệm” - bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Ngoài ra, bác sĩ Dũng cũng cảnh báo về hiện tượng nhiều bậc cha mẹ vì thích con cái mập mạp đáng yêu, béo khỏe - béo đẹp nên đã dùng nhiều biện pháp ép buộc con ăn uống thật nhiều, cho trẻ ăn vô tội vạ và mừng vui vì trẻ ăn nhiều... khiến trẻ thừa cân, béo phì. Bác sĩ Dũng cho rằng quan niệm “béo khỏe - béo đẹp” là không chính xác vì ngược lại trẻ có cân nặng, phát triển bất thường thường tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh hơn hẳn so với những trẻ có cân nặng và phát triển bình thường. Những bệnh thường có ở những trẻ này là béo phì, tim mạch, dậy thì sớm... Và khi lớn lên, trẻ cũng có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim...
AloBacsi.
Bé Hồng Anh (trái) có cân nặng vượt trội so với tuổi - Ảnh: Phạm Dương
Chị Xa Thị Thành, trạm trưởng trạm y tế xã Mường Chiềng, là người trực tiếp đỡ đẻ và thường xuyên theo dõi cân nặng của bé Hồng Anh vẫn không hết ngạc nhiên khi kể về trường hợp của bé. Chị cho rằng cậu bé “khổng lồ” Hồng Anh quả là điều lạ lùng ở đất Mường Chiềng.
“Lớn nhanh như thổi”
Người dân ở Mường Chiềng không ai “gen khổng lồ” như thế mà hầu hết là những người có vóc dáng “bé hạt tiêu”. Cả cha mẹ bé Hồng Anh cũng thuộc loại “tí hon”. Mẹ bé (chị Xa Thị Tin, 28 tuổi) chưa bao giờ có cân nặng qua được con số 40kg (ngay ở thời điểm mang thai) và cha bé (anh Xa Văn Xiềng) cũng có cân nặng xê dịch ở khoảng 45-50kg. Khi đứng gần đám trẻ con trong bản, bé Hồng Anh bao giờ cũng nổi trội bởi vóc dáng “khổng lồ” của mình, ngay cả những đứa trẻ 7-8 tuổi cũng phải “lép vế”. Chị Thành cho biết thêm: “Hầu hết những đứa trẻ trong bản này đều thuộc dạng suy dinh dưỡng. Ngay cả anh trai của bé là Xa Tiến Thể cũng thuộc dạng còi xương khi 5 tuổi mà chỉ nặng 12kg”.
Mặc dù thường xuyên cân đo bé nhưng chị Thành không khỏi ngạc nhiên vì tốc độ lớn của bé. Chị Thành cho biết: “Hồi mới sinh bé Hồng Anh chỉ nặng 2,9kg - chỉ số cân bình thường đối với trẻ sơ sinh. Trong tám tháng đầu tiên, mỗi tháng bé tăng cân từ 2-3kg. Tháng thứ 8 bé đã nặng 15kg. Có nhiều tháng bé không lên cân nào, có tháng lại sút cân như tháng thứ 10 bé đột ngột sút cân còn 11kg vì bị ốm nhưng sau đó lại tăng cân nhanh chóng lên 16kg vào tháng thứ 11. Ở thời điểm tháng 6/2012, bé Hồng Anh có cân nặng 25kg và chiều cao đo được 98cm”.
“Ba tháng đầu đời, Hồng Anh không sống nhờ nguồn dinh dưỡng nào khác ngoài sữa mẹ. Sang tháng thứ 4, chị Tin bị mất sữa đã phải nấu bột cho bé ăn và 2 tuổi bé đã ăn được hai, ba bát cơm... chan mắm một bữa. Với tốc độ ăn “kinh hoàng” và liên tục, mẹ của bé Hồng Anh phải mua, hái trái cây, khoai sắn ở chợ, ở quanh nhà cho bé ăn” - chị Thành kể. Mặc dù chưa cân lại nhưng theo chị Thành, với tốc độ lớn như bé Hồng Anh thì có thể cân nặng hiện tại của bé khoảng 30kg! Khác với những đứa trẻ béo phì, béo bệu chị Thành được biết, bé Hồng Anh ngược lại rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, có thể vừa chạy vừa đi liên tục 200m mà không mỏi mệt.
Trẻ thừa cân có nguy cơ mắc nhiều bệnh
BS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa nhi BV Bạch Mai, cho rằng trẻ có cân nặng, chiều cao to lớn bất thường như Hồng Anh lại là điều đáng lo hơn vui và cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ Dũng cho rằng nếu chỉ dựa vào chỉ số chiều cao, cân nặng như trên rất có thể bé bị mắc bệnh béo phì hoặc rối loạn nội tiết, hoặc ở não có bất thường mới kích thích ham muốn ăn ở bé... “Tuy nhiên, để có kết luận chính xác về sức khỏe của bé Hồng Anh thì cần phải thăm khám trực tiếp cho bé và qua rất nhiều xét nghiệm” - bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Ngoài ra, bác sĩ Dũng cũng cảnh báo về hiện tượng nhiều bậc cha mẹ vì thích con cái mập mạp đáng yêu, béo khỏe - béo đẹp nên đã dùng nhiều biện pháp ép buộc con ăn uống thật nhiều, cho trẻ ăn vô tội vạ và mừng vui vì trẻ ăn nhiều... khiến trẻ thừa cân, béo phì. Bác sĩ Dũng cho rằng quan niệm “béo khỏe - béo đẹp” là không chính xác vì ngược lại trẻ có cân nặng, phát triển bất thường thường tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh hơn hẳn so với những trẻ có cân nặng và phát triển bình thường. Những bệnh thường có ở những trẻ này là béo phì, tim mạch, dậy thì sớm... Và khi lớn lên, trẻ cũng có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim...
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,351
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,127
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,305
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,139