Người nước ngoài đến Việt Nam thường thắc mắc về các vết thâm trên bắp chân của nhiều cô gái. Hỏi ra mới biết chúng đều là sản phẩm bỏng bô. Một phần do Việt Nam nhiều xe máy quá, cũng một phần vì không mấy cô gái sơ cứu đúng cách, khiến vết bỏng này lâu lành, lên sẹo.
Kinh nghiệm dân gian không phải lúc nào cũng đúng
Trên thực tế, không phải ai cũng biết cách sơ cứu vết thương do bỏng bô. Nhiều người còn sử dụng những mẹo dân gian làm vết bỏng càng ăn sâu hơn, gây nhiễm trùng và để lại sẹo lớn.
Loan - sinh viên một trường đại học ở Hà Nội bị bỏng bô xe và hiện vết thương vẫn chưa lành khiến cô lo lắng. Loan nói: "Cách đây 2 tuần em bị bỏng bô xe máy, chỉ một đốt bằng ngón tay thôi. Vì bất cẩn nên vết thương nổi bọng nước rồi vỡ. Em đã rửa oxy già cẩn thận nhưng do mỗi khi ra ngoài em dán băng kín quá làm vết thương sưng vù, tấy đỏ. Đến lúc về nhà lại mở ra rồi xối nước cho sạch vết thương, không ngờ đến hôm nay nó mưng mủ, chảy ra nước vàng".
Sau đó, cô nàng phải đến bác sĩ và bị một trận mắng vì cái tội dại dột. "Bác sĩ kê đơn thuốc cho em. Giờ em chỉ mong vết thương khỏi chứ nó để lại sẹo cũng đành chịu", Loan tâm sự.
Cũng như vậy, cách đây vài tháng Mai (23 tuổi) bị bỏng bô xe máy. Nghe người bạn mách đổ nước mắm vào sẽ làm vết thương xót, khô lại nên cô thực hiện ngay. Chẳng ngờ, Mai đổ nước mắm vào vết bỏng nhưng không rửa lại làm xung quanh vết thương ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Kết quả là vết bỏng ăn vào rất sâu, gần một tháng trời không khỏi.
Một người khác chia sẻ: "Lần tôi bị bỏng, bà nội liền lấy mẻ bôi vào chân tôi, sau đó dúi chân tôi vào thùng gạo. Mấy năm rồi mà vết thương đó vẫn còn vết thâm, chỉ cần nhìn ai cũng biết do bỏng bô xe máy. Nhiều khi mặc váy tôi vẫn thấy ngại vì nó".
Có người còn dùng vôi bôi lên vùng da bị tổn thương vì cho rằng vôi để ăn trầu, mát lại lành. Người khác thì dùng tỏi đắp vào vết rộp ở chân. Một số khác lại biến muối, nước mắm, trứng, nhựa chuối, kem đánh răng... thành "bài thuốc" trị bỏng bô xe.
Sơ cứu đúng cách sẽ không để lại sẹo
PGS Lê Năm - Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia cho biết bỏng bô xe máy cũng giống như các loại bỏng khác, nếu sơ cứu kịp thời thì vết thương nhanh khỏi và không để lại sẹo.
"Khi bị bỏng xe cần phải giảm nhiệt ngay bằng cách cho chân vào nước. Nếu không có nước sạch cũng có thể dùng nước bẩn nhưng sau đó phải tìm nước sạch dội lại ngay", bác sĩ Năm chia sẻ.
Nếu hạ nhiệt được thì vết bỏng sẽ nông và không để lại sẹo nhưng phải thực hiện ngay sau khi bị bỏng. "Sau đó phải cố gắng điều trị dứt điểm không để bị nhiễm trùng. Vết thương lành trong vòng 10 đến 15 ngày sẽ không để lại sẹo. Về cơ bản nếu biết hạ nhiệt cho vết thương thành công thì không cần dùng thêm loại thuốc gì khác, để vết thương tự lành", PGS Lê Năm khẳng định.
Tuy nhiên, trong khâu hạ nhiệt cho vết thương cần phải chú ý chỉ nên ngâm nước lạnh 15-20 phút vừa giúp vết bỏng hạ nhiệt, vừa giảm đau, giảm phù nề. Nếu ngâm nước hoặc chườm đá quá lâu sẽ làm vùng da bị hoại tử, khiến vết thương sâu hơn.
Bác sĩ Năm cũng khuyến cáo không nên dùng các biện pháp dân gian thiếu khoa học để trị bỏng: "Nhiều người cứ nghĩ đổ nước nắm vào sẽ làm vết thương khô đét lại, thực tế không phải vậy. Chỉ trong trường hợp khẩn cấp thì mới dùng đến nước mắm và phải rửa lại ngay khi có nước sạch. Dính nước mắm chỉ làm lớp da bị hoại tử hơn, ăn sâu và khó lành hơn".
"Khi bị bỏng nặng, để lại vết thâm hay sẹo lớn, chị em cũng không nên vội vã. Đợi khi vết sẹo được 5, 6 tháng sẽ dễ xử lý hơn. Còn có nhiều phương pháp làm mất sẹo không nhất thiết phải đến các trung tâm thẩm mỹ gây tốn tiền của", bác sĩ Lê Năm khuyến cáo.
Theo thống kê của Viện Bỏng Quốc gia, tỷ lệ bị dị ứng do nghệ khá cao. Vậy nên không nên bôi nghệ tươi hay các loại kem chiết xuất từ nghệ lên vết bỏng.
(VNE)
Kinh nghiệm dân gian không phải lúc nào cũng đúng
Trên thực tế, không phải ai cũng biết cách sơ cứu vết thương do bỏng bô. Nhiều người còn sử dụng những mẹo dân gian làm vết bỏng càng ăn sâu hơn, gây nhiễm trùng và để lại sẹo lớn.
Loan - sinh viên một trường đại học ở Hà Nội bị bỏng bô xe và hiện vết thương vẫn chưa lành khiến cô lo lắng. Loan nói: "Cách đây 2 tuần em bị bỏng bô xe máy, chỉ một đốt bằng ngón tay thôi. Vì bất cẩn nên vết thương nổi bọng nước rồi vỡ. Em đã rửa oxy già cẩn thận nhưng do mỗi khi ra ngoài em dán băng kín quá làm vết thương sưng vù, tấy đỏ. Đến lúc về nhà lại mở ra rồi xối nước cho sạch vết thương, không ngờ đến hôm nay nó mưng mủ, chảy ra nước vàng".
Sau đó, cô nàng phải đến bác sĩ và bị một trận mắng vì cái tội dại dột. "Bác sĩ kê đơn thuốc cho em. Giờ em chỉ mong vết thương khỏi chứ nó để lại sẹo cũng đành chịu", Loan tâm sự.
Cũng như vậy, cách đây vài tháng Mai (23 tuổi) bị bỏng bô xe máy. Nghe người bạn mách đổ nước mắm vào sẽ làm vết thương xót, khô lại nên cô thực hiện ngay. Chẳng ngờ, Mai đổ nước mắm vào vết bỏng nhưng không rửa lại làm xung quanh vết thương ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Kết quả là vết bỏng ăn vào rất sâu, gần một tháng trời không khỏi.
Một người khác chia sẻ: "Lần tôi bị bỏng, bà nội liền lấy mẻ bôi vào chân tôi, sau đó dúi chân tôi vào thùng gạo. Mấy năm rồi mà vết thương đó vẫn còn vết thâm, chỉ cần nhìn ai cũng biết do bỏng bô xe máy. Nhiều khi mặc váy tôi vẫn thấy ngại vì nó".
Có người còn dùng vôi bôi lên vùng da bị tổn thương vì cho rằng vôi để ăn trầu, mát lại lành. Người khác thì dùng tỏi đắp vào vết rộp ở chân. Một số khác lại biến muối, nước mắm, trứng, nhựa chuối, kem đánh răng... thành "bài thuốc" trị bỏng bô xe.
Sơ cứu đúng cách sẽ không để lại sẹo
PGS Lê Năm - Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia cho biết bỏng bô xe máy cũng giống như các loại bỏng khác, nếu sơ cứu kịp thời thì vết thương nhanh khỏi và không để lại sẹo.
"Khi bị bỏng xe cần phải giảm nhiệt ngay bằng cách cho chân vào nước. Nếu không có nước sạch cũng có thể dùng nước bẩn nhưng sau đó phải tìm nước sạch dội lại ngay", bác sĩ Năm chia sẻ.
Nếu hạ nhiệt được thì vết bỏng sẽ nông và không để lại sẹo nhưng phải thực hiện ngay sau khi bị bỏng. "Sau đó phải cố gắng điều trị dứt điểm không để bị nhiễm trùng. Vết thương lành trong vòng 10 đến 15 ngày sẽ không để lại sẹo. Về cơ bản nếu biết hạ nhiệt cho vết thương thành công thì không cần dùng thêm loại thuốc gì khác, để vết thương tự lành", PGS Lê Năm khẳng định.
Tuy nhiên, trong khâu hạ nhiệt cho vết thương cần phải chú ý chỉ nên ngâm nước lạnh 15-20 phút vừa giúp vết bỏng hạ nhiệt, vừa giảm đau, giảm phù nề. Nếu ngâm nước hoặc chườm đá quá lâu sẽ làm vùng da bị hoại tử, khiến vết thương sâu hơn.
Bác sĩ Năm cũng khuyến cáo không nên dùng các biện pháp dân gian thiếu khoa học để trị bỏng: "Nhiều người cứ nghĩ đổ nước nắm vào sẽ làm vết thương khô đét lại, thực tế không phải vậy. Chỉ trong trường hợp khẩn cấp thì mới dùng đến nước mắm và phải rửa lại ngay khi có nước sạch. Dính nước mắm chỉ làm lớp da bị hoại tử hơn, ăn sâu và khó lành hơn".
"Khi bị bỏng nặng, để lại vết thâm hay sẹo lớn, chị em cũng không nên vội vã. Đợi khi vết sẹo được 5, 6 tháng sẽ dễ xử lý hơn. Còn có nhiều phương pháp làm mất sẹo không nhất thiết phải đến các trung tâm thẩm mỹ gây tốn tiền của", bác sĩ Lê Năm khuyến cáo.
Theo thống kê của Viện Bỏng Quốc gia, tỷ lệ bị dị ứng do nghệ khá cao. Vậy nên không nên bôi nghệ tươi hay các loại kem chiết xuất từ nghệ lên vết bỏng.
(VNE)
Bài viết cùng chủ đề
- Điều Trị Sau khi bị bỏng
- 2
- 2,672
- [Hỏi] về bệnh uốn ván
- 6
- 6,857