Nhiều trẻ em sau khi ăn khoai mì bị ói mửa, đau bụng và mệt, phải đưa đến bệnh viện để rửa dạ dày loại bỏ chất độc...
Theo các bác sĩ, khoai mì có hai loại: khoai mì lương thực (khoai mì thường) có vị ngọt, độc tố nằm ở vỏ và đầu, ngộ độc thường do chế biến không đúng cách; khoai mì cao sản làm nguyên liệu cho công nghiệp, chứa nhiều độc tố, có vị nhẩn.
Vì sao khoai mì gây độc?
Độc tố có ở cả củ mì nên rất dễ gây ngộ độc. Độc tố khoai mì là các glucoside: 93 - 96% Linamarozit, 4 - 7% Lotostralorit. Trong khoai mì thường, hàm lượng glucoside vào khoảng 20 - 30mg/kg, và trong khoai mì cao sản là 60 - 150mg/kg. Khi bị thuỷ phân ở dạ dày, các glucoside này sẽ cho ra acid cyanhydric, gây ức chế hô hấp, ngạt tế bào làm trẻ khó thở, thở nhanh sâu, co giật, hôn mê, truỵ mạch. Để loại bỏ độc tố khỏi khoai mì, khi chế biến nên lột sạch lớp vỏ hồng của khoai mì; ngâm trong nước sạch vài giờ, thường xuyên thay nước; khi nấu phải mở nắp nồi để chất độc bay ra ngoài.
AloBacsi.
Theo các bác sĩ, khoai mì có hai loại: khoai mì lương thực (khoai mì thường) có vị ngọt, độc tố nằm ở vỏ và đầu, ngộ độc thường do chế biến không đúng cách; khoai mì cao sản làm nguyên liệu cho công nghiệp, chứa nhiều độc tố, có vị nhẩn.
Độc tố có ở cả củ mì nên rất dễ gây ngộ độc. Độc tố khoai mì là các glucoside: 93 - 96% Linamarozit, 4 - 7% Lotostralorit. Trong khoai mì thường, hàm lượng glucoside vào khoảng 20 - 30mg/kg, và trong khoai mì cao sản là 60 - 150mg/kg. Khi bị thuỷ phân ở dạ dày, các glucoside này sẽ cho ra acid cyanhydric, gây ức chế hô hấp, ngạt tế bào làm trẻ khó thở, thở nhanh sâu, co giật, hôn mê, truỵ mạch. Để loại bỏ độc tố khỏi khoai mì, khi chế biến nên lột sạch lớp vỏ hồng của khoai mì; ngâm trong nước sạch vài giờ, thường xuyên thay nước; khi nấu phải mở nắp nồi để chất độc bay ra ngoài.
AloBacsi.