Không phải chỉ những cô gái tuổi teen mới bàng hoàng về chuyện… em dùng thuốc tránh thai mà vẫn 2 vạch. Có những nàng 30+, chọn thuốc tránh thai vì muốn dành quyền chủ động trong chuyện có con cũng… chẳng hiểu gì về thuốc!
1. Thuốc tránh thai vẫn có những trường hợp chống chỉ định:
Chống chỉ định tuyệt đối: - Mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao - Trên 35 tuổi có thói quen hút thuốc - Hàm lượng colesterol quá cao - Mắc bệnh tiểu đường và viêm gan - Bị ung thư vú hoặc ung thư tử cung.
Chống chỉ định tương đối: - Trên 40 tuổi - Mắc bệnh tiểu đường không có biến chứng mạch - Cao huyết áp nhưng huyết áp được kiểm soát tốt - Rối loạn lipid máu mức trung bình - Béo phì - Đau nửa đầu. Nếu thấy mình ở một trong các trường hợp chống chỉ định tuyệt đối trên kia, thì nhất định không được uống thuốc tránh thai trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Với các trường hợp chống chỉ định tương đối thì có thể uống thuốc nhưng cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên vì có thể phải ngừng thuốc ngay nếu thấy các dấu hiệu nguy hiểm. Có một thói quen rất xấu của chị em nhà mình và cần phải rút kinh nghiệm khẩn cấp, là không đi khám sức khỏe tổng thể trước khi quyết định dùng thuốc. Và không khám thì chẳng có căn cứ nào để biết có nên uống thuốc hay không! 7 hiểu lầm về thuốc tránh thai, Bà bầu, thuoc tranh thai, hieu lam ve thuoc tranh thai, thuốc tránh thai, mang thai, co thai, Nhiều chị em quan niệm rằng uống thuốc tránh thai là có tác dụng ngay.
2. Uống một cái là có tác dụng ngay
Vì nghĩ như vậy mà nhiều chị đã phải gặp bác sỹ để giải quyết khối tình riêng. Cần có thời gian để thuốc điều hành hoạt động nội tiết của cơ thể chứ, “ngay và luôn” như thể sao được. Bắt đầu uống thuốc tránh thai từ ngày kinh đầu tiên, sau 7 ngày mới có tác dụng. Thời gian từ ngày 1 đến hết ngày 7, nếu muốn XXX vẫn phải dùng bao.
3. Uống thuốc tránh thai cho đẹp da
Có một số chị em sau khi uống thuốc thấy da dẻ mịn màng, giảm hẳn mụn trứng cá nên thích quá, chịu khó uống thuốc và… phổ biến cho nhiều người cùng uống để chữa nám da và mụn trứng cá. Nếu nghĩ theo cách ấy, có lẽ nên đổi tên là thuốc làm đẹp da thì hơn. Nhưng sứ mệnh của thuốc tránh thai là tránh thai, các tác dụng khác chỉ là phụ, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm trong đó có rối loạn kinh nguyêt. Một điều nữa chị em nên biết, đó là tác dụng điều trị mụn trứng cá ở mỗi loại thuốc tránh thai lại rất khác nhau, có loại không có tác dụng này.
4. Uống thuốc tránh thai sẽ tăng cân, mà tăng cân thì đâu còn dáng đẹp?
Không phải mọi người uống thuốc đều bị béo lên, vì thế nên đừng đổ tội cho thuốc. Có thể một số chị em dễ béo phì do tác động từ một vài thành phần của thuốc. Khi đó, hãy chuyển sang sử dụng biện pháp tránh thai khác.
5. Uống thuốc tránh thai vào, vùng kín bị khô, khó quan hệ
Độ ẩm ướt của vùng kín do lượng nội tiết tố là estrogen và progestin gây nên. Bình thường , độ ẩm cao nhất trong thời điểm trứng rụng vì lúc này estrogen được sản xuất ra nhiều nhất, sau vài ngày trở về bình thường và khô do progestin tăng, estrogen giảm đi. Một số loại thuốc kết hợp giữa hai loại tiết tố estrogen và progestin khiến chị em cảm thấy khô hơn. Vấn đề cốt lõi là tuy khô đấy nhưng khi được kích thích thì cô bé vẫn dạt dào cảm xúc và tiết dịch ào ào, độ ẩm đủ để mà giao ban toại nguyện là được!
6. Thuốc tránh thai gây vô sinh?
Trời ơi, chỉ có quên uống thuốc chút xíu thôi mà đã phải tra xét kỹ càng để xem cách giải quyết sao cho ổn thỏa rồi, thế mà lại bảo thuốc gây vô sinh thì thật là “tin đồn ác ý”. Xin khẳng định luôn, thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai có hồi phục, chỉ có tác dụng trong thời gian dùng thuốc (đủ và đúng lịch), còn ngừng thuốc (hoặc uống sai quy trình) là có thể tạo ra sản phẩm ngay! Đấy là chưa kể đến việc uống thuốc tránh thai được dùng để điều trị cho những trường hợp khó mang thai bằng cách uống thuốc trong một thời gian nhất định để gây hiện tượng ức chể buồng trứng rồi dừng thuốc đột ngột để kích thích trứng rụng. Chị em uống thuốc tránh thai từ 5 - 6 năm, thậm chí 10 năm rồi ngừng thuốc vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên, không nên nôn nóng thả nổi ngay mà vẫn phải nhịn “sản xuất” bằng cách dùng áo mưa trong vòng 2, 3 tháng sau khi ngưng thuốc cho hoạt động nội tiết trở về ổn định, tránh các trường hợp không mong muốn do rối loạn nội tiết gây ra.
7. Quên uống thuốc thì uống bù là xong!
Câu chuyện không đơn giản như vậy. Tùy thuộc vào loại thuốc tránh thai và thời điểm quên thuốc mà có cách xử trí khác nhau. Vấn đề có vẻ rắc rối nhưng nếu lỡ quên uống thuốc thì chị em cứ xem kỹ loại thuốc đang uống và so sánh với các thông tin sau để tự xử nhé.
Quên uống thuốc trong khoảng thời gian từ tuần đầu đến tuần thứ 3 (từ viên số 1 đến viên số 21): - Uống một viên ngay khi nhớ ra, tiếp tục uống mỗi ngày 1 viên như thường lệ trong các trường hợp sau:
• Quên 1 - 2 viên thuốc có nồng độ estrogen từ 30 - 35mcg
• Quên 1 viên thuốc có nồng độ estrogen dưới 20mcg
• Bắt đầu vỉ thuốc chậm 1 - 2 ngày - Uống một viên ngay khi nhớ, tiếp tục uống mỗi ngày 1 viên như thường lệ, mặc áo mưa trong 7 ngày kế tiếp đối với các trường hợp sau:
• Quên 3 viên thuốc có nồng độ estrogen từ 30 - 35mcg
• Quên 2 viên thuốc có nồng độ estrogen dưới 20mcg
• Bắt đầu vỉ thuốc chậm từ 3 ngày trở lên
Quên uống thuốc ở tuần 4 (từ viên số 22 đến số 28): Bỏ viên thuốc quên, uống các viên khác như thường lệ.
Quên từ 4 viên trở lên: Mặc áo mưa khi quan hệ cho đến kỳ kinh sau thì bắt đầu uống thuốc và cố gắng đừng quên.
Nếu tiếp tục quên như vậy thì có lẽ bạn không thích hợp với biện pháp tránh thai này, nên dùng biện pháp khác cho lành!
Làm thế nào để không quên thuốc?
Đây là vấn đề của nhiều nàng. Nhưng cái khó bó cái khôn, rất nhiều chị em đã tìm ra cách để uống mỗi ngày một viên đều đặn và đang hưởng lợi ích của thuốc tránh thai một cách trọn vẹn.
- Nên để thuốc ở nơi dễ thấy và nơi có đồ vật sử dụng hàng ngày như ở bàn trang điểm, gần nơi để bàn chải đánh răng.
- Nhờ ông xã nhắc nhở hoặc để chuông di động nhắc hàng ngày.
- Luôn có hai vỉ thuốc, một ở nhà, một ở cơ quan hoặc trong túi xách để nếu đúng vào giờ điện thoại nhắc là có sẵn thuốc để uống.
- Chọn thời gian uống thuốc vào khoảng thời gian chị em chưa bị vướng bận công việc như buổi sáng, sau khi ăn sáng xong uống luôn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ…
1. Thuốc tránh thai vẫn có những trường hợp chống chỉ định:
Chống chỉ định tuyệt đối: - Mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao - Trên 35 tuổi có thói quen hút thuốc - Hàm lượng colesterol quá cao - Mắc bệnh tiểu đường và viêm gan - Bị ung thư vú hoặc ung thư tử cung.
Chống chỉ định tương đối: - Trên 40 tuổi - Mắc bệnh tiểu đường không có biến chứng mạch - Cao huyết áp nhưng huyết áp được kiểm soát tốt - Rối loạn lipid máu mức trung bình - Béo phì - Đau nửa đầu. Nếu thấy mình ở một trong các trường hợp chống chỉ định tuyệt đối trên kia, thì nhất định không được uống thuốc tránh thai trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Với các trường hợp chống chỉ định tương đối thì có thể uống thuốc nhưng cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên vì có thể phải ngừng thuốc ngay nếu thấy các dấu hiệu nguy hiểm. Có một thói quen rất xấu của chị em nhà mình và cần phải rút kinh nghiệm khẩn cấp, là không đi khám sức khỏe tổng thể trước khi quyết định dùng thuốc. Và không khám thì chẳng có căn cứ nào để biết có nên uống thuốc hay không! 7 hiểu lầm về thuốc tránh thai, Bà bầu, thuoc tranh thai, hieu lam ve thuoc tranh thai, thuốc tránh thai, mang thai, co thai, Nhiều chị em quan niệm rằng uống thuốc tránh thai là có tác dụng ngay.
2. Uống một cái là có tác dụng ngay
Vì nghĩ như vậy mà nhiều chị đã phải gặp bác sỹ để giải quyết khối tình riêng. Cần có thời gian để thuốc điều hành hoạt động nội tiết của cơ thể chứ, “ngay và luôn” như thể sao được. Bắt đầu uống thuốc tránh thai từ ngày kinh đầu tiên, sau 7 ngày mới có tác dụng. Thời gian từ ngày 1 đến hết ngày 7, nếu muốn XXX vẫn phải dùng bao.
3. Uống thuốc tránh thai cho đẹp da
Có một số chị em sau khi uống thuốc thấy da dẻ mịn màng, giảm hẳn mụn trứng cá nên thích quá, chịu khó uống thuốc và… phổ biến cho nhiều người cùng uống để chữa nám da và mụn trứng cá. Nếu nghĩ theo cách ấy, có lẽ nên đổi tên là thuốc làm đẹp da thì hơn. Nhưng sứ mệnh của thuốc tránh thai là tránh thai, các tác dụng khác chỉ là phụ, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm trong đó có rối loạn kinh nguyêt. Một điều nữa chị em nên biết, đó là tác dụng điều trị mụn trứng cá ở mỗi loại thuốc tránh thai lại rất khác nhau, có loại không có tác dụng này.
4. Uống thuốc tránh thai sẽ tăng cân, mà tăng cân thì đâu còn dáng đẹp?
Không phải mọi người uống thuốc đều bị béo lên, vì thế nên đừng đổ tội cho thuốc. Có thể một số chị em dễ béo phì do tác động từ một vài thành phần của thuốc. Khi đó, hãy chuyển sang sử dụng biện pháp tránh thai khác.
5. Uống thuốc tránh thai vào, vùng kín bị khô, khó quan hệ
Độ ẩm ướt của vùng kín do lượng nội tiết tố là estrogen và progestin gây nên. Bình thường , độ ẩm cao nhất trong thời điểm trứng rụng vì lúc này estrogen được sản xuất ra nhiều nhất, sau vài ngày trở về bình thường và khô do progestin tăng, estrogen giảm đi. Một số loại thuốc kết hợp giữa hai loại tiết tố estrogen và progestin khiến chị em cảm thấy khô hơn. Vấn đề cốt lõi là tuy khô đấy nhưng khi được kích thích thì cô bé vẫn dạt dào cảm xúc và tiết dịch ào ào, độ ẩm đủ để mà giao ban toại nguyện là được!
6. Thuốc tránh thai gây vô sinh?
Trời ơi, chỉ có quên uống thuốc chút xíu thôi mà đã phải tra xét kỹ càng để xem cách giải quyết sao cho ổn thỏa rồi, thế mà lại bảo thuốc gây vô sinh thì thật là “tin đồn ác ý”. Xin khẳng định luôn, thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai có hồi phục, chỉ có tác dụng trong thời gian dùng thuốc (đủ và đúng lịch), còn ngừng thuốc (hoặc uống sai quy trình) là có thể tạo ra sản phẩm ngay! Đấy là chưa kể đến việc uống thuốc tránh thai được dùng để điều trị cho những trường hợp khó mang thai bằng cách uống thuốc trong một thời gian nhất định để gây hiện tượng ức chể buồng trứng rồi dừng thuốc đột ngột để kích thích trứng rụng. Chị em uống thuốc tránh thai từ 5 - 6 năm, thậm chí 10 năm rồi ngừng thuốc vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên, không nên nôn nóng thả nổi ngay mà vẫn phải nhịn “sản xuất” bằng cách dùng áo mưa trong vòng 2, 3 tháng sau khi ngưng thuốc cho hoạt động nội tiết trở về ổn định, tránh các trường hợp không mong muốn do rối loạn nội tiết gây ra.
7. Quên uống thuốc thì uống bù là xong!
Câu chuyện không đơn giản như vậy. Tùy thuộc vào loại thuốc tránh thai và thời điểm quên thuốc mà có cách xử trí khác nhau. Vấn đề có vẻ rắc rối nhưng nếu lỡ quên uống thuốc thì chị em cứ xem kỹ loại thuốc đang uống và so sánh với các thông tin sau để tự xử nhé.
Quên uống thuốc trong khoảng thời gian từ tuần đầu đến tuần thứ 3 (từ viên số 1 đến viên số 21): - Uống một viên ngay khi nhớ ra, tiếp tục uống mỗi ngày 1 viên như thường lệ trong các trường hợp sau:
• Quên 1 - 2 viên thuốc có nồng độ estrogen từ 30 - 35mcg
• Quên 1 viên thuốc có nồng độ estrogen dưới 20mcg
• Bắt đầu vỉ thuốc chậm 1 - 2 ngày - Uống một viên ngay khi nhớ, tiếp tục uống mỗi ngày 1 viên như thường lệ, mặc áo mưa trong 7 ngày kế tiếp đối với các trường hợp sau:
• Quên 3 viên thuốc có nồng độ estrogen từ 30 - 35mcg
• Quên 2 viên thuốc có nồng độ estrogen dưới 20mcg
• Bắt đầu vỉ thuốc chậm từ 3 ngày trở lên
Quên uống thuốc ở tuần 4 (từ viên số 22 đến số 28): Bỏ viên thuốc quên, uống các viên khác như thường lệ.
Quên từ 4 viên trở lên: Mặc áo mưa khi quan hệ cho đến kỳ kinh sau thì bắt đầu uống thuốc và cố gắng đừng quên.
Nếu tiếp tục quên như vậy thì có lẽ bạn không thích hợp với biện pháp tránh thai này, nên dùng biện pháp khác cho lành!
Làm thế nào để không quên thuốc?
Đây là vấn đề của nhiều nàng. Nhưng cái khó bó cái khôn, rất nhiều chị em đã tìm ra cách để uống mỗi ngày một viên đều đặn và đang hưởng lợi ích của thuốc tránh thai một cách trọn vẹn.
- Nên để thuốc ở nơi dễ thấy và nơi có đồ vật sử dụng hàng ngày như ở bàn trang điểm, gần nơi để bàn chải đánh răng.
- Nhờ ông xã nhắc nhở hoặc để chuông di động nhắc hàng ngày.
- Luôn có hai vỉ thuốc, một ở nhà, một ở cơ quan hoặc trong túi xách để nếu đúng vào giờ điện thoại nhắc là có sẵn thuốc để uống.
- Chọn thời gian uống thuốc vào khoảng thời gian chị em chưa bị vướng bận công việc như buổi sáng, sau khi ăn sáng xong uống luôn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ…
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: