Những phụ nữ buộc phải dùng thuốc để ngăn ngừa sinh non dễ có cháu gái bị rối loạn hành vi và tâm lý.
Thông thường, thai nhi nán lại trong bụng mẹ khoảng 40 tuần để phát triển đầy đủ, song có trường hợp ra đời sớm hơn 15-16 tuần thai. Phổi của trẻ sinh non thiếu một chất có tên là surfactant để tự thở.
Từ những năm 1970, người ta đã tiêm vào người mẹ có nguy cơ sinh non các thuốc trong nhóm tổng hợp glucocorticoid, ví dụ như betamethasone, để thúc đẩy sự phát triển của phổi và gia tăng tỷ lệ sống sót. Những thuốc này rất hiệu quả - chỉ cần một liều cũng có thể cắt giảm tới 40% nguy cơ tử vong.
Tuy nhiên, giới khoa học bắt đầu nghi ngờ về tác dụng lâu dài của glucocorticoid. Trên tạp chí New Scientist, các nhà nghiên cứu từ Đại học tổng hợp Toronto (Canada) đã công bố kết quả thử nghiệm trên lợn về tác hại của thuốc. Họ nhận thấy các sự cố hành vi như hiếu động thái quá dễ xuất hiện không chỉ ở đời con mà cả ở thế hệ cháu.
Người ta quyết định chọn lợn để thử nghiệm vì động vật này có tử cung gần giống với con người. Chúng được nhận glucocorticoid tương ứng với 3 liều betamethasone. Kết quả quan sát cho thấy, so với những con được tiêm nước biển, nhóm dùng thuốc có dấu hiệu bất thường rõ rệt về hành vi. Kết quả này hoàn toàn đúng với một số nghiên cứu trước đây, rằng những em bé có mẹ tiếp xúc với betamethasone thường hiếu động thái quá.
Điều bất ngờ ở đây là tác hại của thuốc còn thấy ở cả thế hệ cháu. Khi những con lợn cái đời con của nhóm dùng thuốc "giao duyên" với những con đực bình thường, con "gái" của chúng hay quá khích và thường phát ra âm thanh lạ. Nhóm nghiên cứu tin rằng chính glucocorticoid đã làm thay đổi cách thức thể hiện của chất liệu gene ở thai nhi, và những thay đổi này luôn mang tính di truyền.
AloBacsi.
Thông thường, thai nhi nán lại trong bụng mẹ khoảng 40 tuần để phát triển đầy đủ, song có trường hợp ra đời sớm hơn 15-16 tuần thai. Phổi của trẻ sinh non thiếu một chất có tên là surfactant để tự thở.
Từ những năm 1970, người ta đã tiêm vào người mẹ có nguy cơ sinh non các thuốc trong nhóm tổng hợp glucocorticoid, ví dụ như betamethasone, để thúc đẩy sự phát triển của phổi và gia tăng tỷ lệ sống sót. Những thuốc này rất hiệu quả - chỉ cần một liều cũng có thể cắt giảm tới 40% nguy cơ tử vong.
Tuy nhiên, giới khoa học bắt đầu nghi ngờ về tác dụng lâu dài của glucocorticoid. Trên tạp chí New Scientist, các nhà nghiên cứu từ Đại học tổng hợp Toronto (Canada) đã công bố kết quả thử nghiệm trên lợn về tác hại của thuốc. Họ nhận thấy các sự cố hành vi như hiếu động thái quá dễ xuất hiện không chỉ ở đời con mà cả ở thế hệ cháu.
Người ta quyết định chọn lợn để thử nghiệm vì động vật này có tử cung gần giống với con người. Chúng được nhận glucocorticoid tương ứng với 3 liều betamethasone. Kết quả quan sát cho thấy, so với những con được tiêm nước biển, nhóm dùng thuốc có dấu hiệu bất thường rõ rệt về hành vi. Kết quả này hoàn toàn đúng với một số nghiên cứu trước đây, rằng những em bé có mẹ tiếp xúc với betamethasone thường hiếu động thái quá.
Điều bất ngờ ở đây là tác hại của thuốc còn thấy ở cả thế hệ cháu. Khi những con lợn cái đời con của nhóm dùng thuốc "giao duyên" với những con đực bình thường, con "gái" của chúng hay quá khích và thường phát ra âm thanh lạ. Nhóm nghiên cứu tin rằng chính glucocorticoid đã làm thay đổi cách thức thể hiện của chất liệu gene ở thai nhi, và những thay đổi này luôn mang tính di truyền.
AloBacsi.