Phòng tránh sặc bột thế nào?


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Sặc bột là một hiện tượng rất thường gặp ở trẻ và có thể đe dọa tính mạng trẻ trong vòng 5-10 phút nếu cha mẹ hay người trông trẻ không biết cách xử trí ngay và đúng cách.


Nguyên nhân gây hiện tượng này là do ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh chưa hoàn thiện khiến phản xạ đóng nắp thanh thiệt (có nhiệm vụ đậy lại khi thức ăn được đưa xuống thực quản để chúng không lạc sang đường thở) không được tốt dẫn đến trẻ bị sặc thức ăn.




Dấu hiệu trẻ bị sặc bột, hội chứng xâm nhập xuất hiện nhằm bảo vệ cơ thể để tống dị vật đường thở ra ngoài với những dấu hiệu điển hình là trẻ bị ho sặc sụa, tím tái rồi có cơn ngừng thở, có thể tử vong ngay sau 5-10 phút.

Trẻ cần được đưa ngay đến chuyên khoa tai Mũi Họng kịp thời, đặt nội khí quản, thậm chí mở khí quản, hút bột ra khỏi đường thở.


Trường hợp lượng bột ít, sau khi có hội chứng xâm nhập, trẻ có thể trở lại bình thường nhưng sau đó dễ bị viêm phế quản, tái phát nhiều lần, đôi khi phải soi khí phế quản vài lần để hút mủ và bột còn sót lại.

Thói quen vừa ăn vừa cười đùa, ăn vội vàng hay cha mẹ ép con há miệng bón thức ăn... rất dễ gây sặc ở trẻ.

Do vậy, để phòng tránh hiện tượng này, cha mẹ hay người trông trẻ cần dạy trẻ thói quen giữ trật tự khi ăn uống, ăn chậm, nhai kỹ. Tuyệt đối không được ép trẻ ăn bằng những biện pháp thô bạo.
Nguồn: mannon.com
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl