Bất chấp quy định của Bộ Y tế, nhiều phòng mạch tư tại TP.HCM vẫn công khai bán thuốc và chích thuốc giảm đau vô tội vạ cho người bệnh.
BS Nguyễn Minh Chiền đang cắt thuốc bán cho bệnh nhân tại phòng mạch (ảnh cắt từ video clip) - Ảnh: Minh Mẫn
Bất kể bệnh nhân ở tuổi nào, bệnh gì, bác sĩ (BS) cũng ra lệnh: “Chích luôn”.
Chích, chích và... chích
Ngày 1/9, ở phòng mạch BS Nguyễn Đăng Đức (14 Phạm Đình Hổ, Q.6) có rất đông bệnh nhân ở TP.HCM và một số tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An... ngồi chờ khám bệnh. Lúc này, trong phòng khám bệnh, BS Đăng Khoa liên tục chích thuốc cho các bệnh nhân.
Vào đây, bệnh nhân cứ nằm lên giường, BS Khoa đo huyết áp xong là chích vào mông bệnh nhân. Khi chích, BS này không giải thích cho bệnh nhân biết chích thuốc gì, tại sao phải chích. BS này cũng không kê toa thuốc mà chỉ ghi chữ nhỏ li ti những ký hiệu thuốc gì đó vào sau danh thiếp và bảo bệnh nhân ra ngoài chờ lấy thuốc.
Bệnh nhân tên Phương ở Q.8 cho biết bà bị giật mắt trái liên tục mấy ngày qua nên đến đây để “BS chích cho hết”. Còn chị Ngọc ở Q.6 bị bệnh khó ngủ kể: “BS chích thuốc gì tui không biết, một mũi 50.000 đồng à. BS nói chích thì chích thôi”.
Ngày 25-8, tại phòng mạch BS Chung Châu Hồ (272 Lê Văn Việt, Q.9), khi nghe một bệnh nhân kể bị “rụng tóc, mặt nhiều mụn”, BS Châu Hồ phán ngay: “Bây giờ phải trị cho tóc khỏi rụng. Một ngày chích một lần, chích liên tục 10-12 ngày”. Khi bệnh nhân băn khoăn không biết thuốc gì, tác dụng thế nào thì BS Châu Hồ xua tay: “Đó là chuyện của BS. Chuyện của mình là chuẩn bị tiền và đến chích thuốc”.
Nói xong BS Châu Hồ bảo bệnh nhân nằm lên giường để “chích luôn”. Một bệnh nhân nam khác vào khai bị yếu sinh lý cũng được BS Châu Hồ trấn an: “BS sẽ chích một mũi thuốc kích thích tố sinh dục nam trong một tuần. Nếu muốn thì quay lại chích tiếp, giá 100.000 đồng một mũi”...
Phòng mạch “kỳ lạ”
Phòng mạch của BS Vũ Văn Mạnh (130/44 Lê Quốc Hưng, Q.4) tối 30-8 có khoảng 30-40 bệnh nhân ngồi chờ khám. Thông báo tại đây cho thấy phòng mạch này mở cửa khám bệnh “ba ca”, liên tục từ 5g30-21g mỗi ngày. Tất cả người bệnh đến đây phải tự nhớ mặt người sẽ vào khám trước mình bằng cách chuyền tay nhau cầm một cái quạt màu xanh. Cầm quạt rồi còn phải đợi vợ BS Mạnh ra phát thẻ chích thuốc mới được vào chích.
Một bệnh nhân bị vợ BS Mạnh đuổi ra, không cho vào chích do không có mặt lúc phát thẻ. Thấy vậy, nhiều bệnh nhân khác xúm vào hướng dẫn “cứ gõ cửa xin mua thuốc rồi mai quay lại chích”. Bệnh nhân này gõ cửa, vợ ông Mạnh thò đầu hỏi mua thuốc mấy ngày và lát sau đưa ra bịch thuốc dặn uống trong một ngày, ngày ba lần và thu 15.000 đồng. Xem thuốc, có một loại kháng viêm, giảm đau là Ibupropen 600mg (ngày ba viên), ba loại còn lại không biết thuốc gì vì không có toa và nhãn mác. Nhiều bệnh nhân vào chích thuốc BS không thèm hỏi tên tuổi, địa chỉ, không kê toa thuốc theo quy định và bán thuốc thoải mái mà không cần khám bệnh...
Tối 31/8, chúng tôi đến đây khám chứng đau lưng, BS Mạnh bóp vào lưng rồi nói: “Vận động ít thôi, bị căng cơ lưng rồi. Giờ tiêm hai mũi nhé”. Chích xong, BS Mạnh bảo uống thêm thuốc và vợ ông ta đưa một bịch thuốc rồi dặn cách uống. Chúng tôi thắc mắc chích thuốc gì thì ông bảo: “Thuốc giãn cơ đó. Tiêm cho giãn cơ. Bớt đau liền”.
Tương tự, phòng mạch BS Nguyễn Minh Chiền (270G Võ Thị Sáu, Q.3) cũng “nổi tiếng” về việc “đau đâu chích đó” cho bệnh nhân. Ngày 30/8, khi nghe một người kể bệnh thì ông Chiền bảo “chích nhé” rồi bảo người này lên giường và chích hai mũi vào cột sống và mông. Sau đó, ông dặn hai ngày đến chích một lần và uống thêm thuốc thì sẽ bớt đau và thu 250.000 đồng.
Ông Chiền đưa hai gói thuốc, dặn cách uống nhưng không có toa nên có đến ba trong số năm loại thuốc người bệnh không biết là thuốc gì! Hai loại thuốc còn lại là Meloxicam (thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt) và Descotyl (thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ).
Thừa nhận sai
Ngày 6/9, trao đổi với chúng tôi, BS Đăng Khoa nói: “Phòng mạch của tôi lúc nào cũng có chích thuốc. Nhưng bệnh nào cần mới chích và người nhà đồng ý mới làm”. Hỏi chích thuốc gì, ông Khoa chỉ nói: “Cái này trong chuyên môn không nói được”. C
ùng ngày, BS Chung Châu Hồ thừa nhận có chích thuốc theo “yêu cầu của bệnh nhân, để cho người ta yên tâm”. BS Châu Hồ cho biết nếu người nào thể trạng yếu thì ông chích vitamin B12 (thuốc bổ). Còn ai bị đau bụng, đau cơ sẽ chích Atropin 1,4mg (thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc, có nhiều tác dụng phụ - PV).
Khi chúng tôi nói nhiều bệnh nhân không yêu cầu nhưng ông vẫn chích thì BS Châu Hồ thừa nhận mình sai, nhưng vẫn cố giải thích: “Thuốc tôi chích là thuốc bổ, không sao đâu. Phòng mạch có tủ thuốc chống sốc rồi, khi bệnh nhân có gì sẽ đưa ra sử dụng ngay”(?).
BS Nguyễn Minh Chiền cũng thừa nhận có chích thuốc kháng viêm Voltarel (điều trị đau cấp tính do viêm và các thoái hóa khớp và thấp khớp, hội chứng đau cột sống, cơn gút cấp, cơn đau thận, cơn đau mật... - PV) cho những bệnh nhân nào đồng ý chích thuốc. Về thuốc uống, lúc đầu ông Chiền quanh co phủ nhận việc bán thuốc, khi chúng tôi đưa ra bằng chứng thì ông Chiền thừa nhận sai nhưng vẫn cho rằng: “Trường hợp nào bệnh nhân yêu cầu thì đưa cho người ta, thế thôi”.
Nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Thạc sĩ - BS Hồ Phạm Thục Lan - trưởng khoa cơ xương khớp Bệnh viện Nhân Dân 115 - cho biết đa số bệnh nhân bị các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gút... thường bị đau mãn tính và mong hết đau. Lợi dụng tâm lý này của bệnh nhân, một số phòng mạch dùng thuốc giảm đau có hiệu quả nhanh chóng nhưng tác dụng phụ rất nhiều là thuốc corticoid dạng uống và chích.
Thuốc corticoid rất rẻ tiền, viên uống chỉ vài chục đồng hoặc 100-200 đồng/viên, thuốc chích nhập từ Trung Quốc cũng chỉ 1.000-3.000 đồng/ống, tùy loại. Nếu sử dụng corticoid bừa bãi, bệnh nhân sẽ bị các tác dụng phụ như: cơ thể giữ muối, giữ nước, tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, ảnh hưởng hệ thần kinh hoặc trầm cảm, rối loạn hành vi, loãng xương, lệ thuộc thuốc. Nếu sử dụng kéo dài, liều cao có thể gây suy thận cấp, thậm chí tử vong... Thường những phòng mạch “đắt hàng” hay sử dụng corticoid vì thuốc này giúp giảm đau rất nhanh, người bệnh rất thích và đồn đại kéo nhau tới.
Ngoài ra, các phòng mạch còn hay dùng một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau dạng chích và uống khác. Các thuốc kháng viêm này nếu sử dụng không đúng có thể gây viêm, loét dạ dày, thủng đường tiêu hóa...
AloBacsi.
BS Nguyễn Minh Chiền đang cắt thuốc bán cho bệnh nhân tại phòng mạch (ảnh cắt từ video clip) - Ảnh: Minh Mẫn
Bất kể bệnh nhân ở tuổi nào, bệnh gì, bác sĩ (BS) cũng ra lệnh: “Chích luôn”.
Chích, chích và... chích
Ngày 1/9, ở phòng mạch BS Nguyễn Đăng Đức (14 Phạm Đình Hổ, Q.6) có rất đông bệnh nhân ở TP.HCM và một số tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An... ngồi chờ khám bệnh. Lúc này, trong phòng khám bệnh, BS Đăng Khoa liên tục chích thuốc cho các bệnh nhân.
Vào đây, bệnh nhân cứ nằm lên giường, BS Khoa đo huyết áp xong là chích vào mông bệnh nhân. Khi chích, BS này không giải thích cho bệnh nhân biết chích thuốc gì, tại sao phải chích. BS này cũng không kê toa thuốc mà chỉ ghi chữ nhỏ li ti những ký hiệu thuốc gì đó vào sau danh thiếp và bảo bệnh nhân ra ngoài chờ lấy thuốc.
Bệnh nhân tên Phương ở Q.8 cho biết bà bị giật mắt trái liên tục mấy ngày qua nên đến đây để “BS chích cho hết”. Còn chị Ngọc ở Q.6 bị bệnh khó ngủ kể: “BS chích thuốc gì tui không biết, một mũi 50.000 đồng à. BS nói chích thì chích thôi”.
Ngày 25-8, tại phòng mạch BS Chung Châu Hồ (272 Lê Văn Việt, Q.9), khi nghe một bệnh nhân kể bị “rụng tóc, mặt nhiều mụn”, BS Châu Hồ phán ngay: “Bây giờ phải trị cho tóc khỏi rụng. Một ngày chích một lần, chích liên tục 10-12 ngày”. Khi bệnh nhân băn khoăn không biết thuốc gì, tác dụng thế nào thì BS Châu Hồ xua tay: “Đó là chuyện của BS. Chuyện của mình là chuẩn bị tiền và đến chích thuốc”.
Nói xong BS Châu Hồ bảo bệnh nhân nằm lên giường để “chích luôn”. Một bệnh nhân nam khác vào khai bị yếu sinh lý cũng được BS Châu Hồ trấn an: “BS sẽ chích một mũi thuốc kích thích tố sinh dục nam trong một tuần. Nếu muốn thì quay lại chích tiếp, giá 100.000 đồng một mũi”...
Phòng mạch “kỳ lạ”
Phòng mạch của BS Vũ Văn Mạnh (130/44 Lê Quốc Hưng, Q.4) tối 30-8 có khoảng 30-40 bệnh nhân ngồi chờ khám. Thông báo tại đây cho thấy phòng mạch này mở cửa khám bệnh “ba ca”, liên tục từ 5g30-21g mỗi ngày. Tất cả người bệnh đến đây phải tự nhớ mặt người sẽ vào khám trước mình bằng cách chuyền tay nhau cầm một cái quạt màu xanh. Cầm quạt rồi còn phải đợi vợ BS Mạnh ra phát thẻ chích thuốc mới được vào chích.
Một bệnh nhân bị vợ BS Mạnh đuổi ra, không cho vào chích do không có mặt lúc phát thẻ. Thấy vậy, nhiều bệnh nhân khác xúm vào hướng dẫn “cứ gõ cửa xin mua thuốc rồi mai quay lại chích”. Bệnh nhân này gõ cửa, vợ ông Mạnh thò đầu hỏi mua thuốc mấy ngày và lát sau đưa ra bịch thuốc dặn uống trong một ngày, ngày ba lần và thu 15.000 đồng. Xem thuốc, có một loại kháng viêm, giảm đau là Ibupropen 600mg (ngày ba viên), ba loại còn lại không biết thuốc gì vì không có toa và nhãn mác. Nhiều bệnh nhân vào chích thuốc BS không thèm hỏi tên tuổi, địa chỉ, không kê toa thuốc theo quy định và bán thuốc thoải mái mà không cần khám bệnh...
Tối 31/8, chúng tôi đến đây khám chứng đau lưng, BS Mạnh bóp vào lưng rồi nói: “Vận động ít thôi, bị căng cơ lưng rồi. Giờ tiêm hai mũi nhé”. Chích xong, BS Mạnh bảo uống thêm thuốc và vợ ông ta đưa một bịch thuốc rồi dặn cách uống. Chúng tôi thắc mắc chích thuốc gì thì ông bảo: “Thuốc giãn cơ đó. Tiêm cho giãn cơ. Bớt đau liền”.
Tương tự, phòng mạch BS Nguyễn Minh Chiền (270G Võ Thị Sáu, Q.3) cũng “nổi tiếng” về việc “đau đâu chích đó” cho bệnh nhân. Ngày 30/8, khi nghe một người kể bệnh thì ông Chiền bảo “chích nhé” rồi bảo người này lên giường và chích hai mũi vào cột sống và mông. Sau đó, ông dặn hai ngày đến chích một lần và uống thêm thuốc thì sẽ bớt đau và thu 250.000 đồng.
Ông Chiền đưa hai gói thuốc, dặn cách uống nhưng không có toa nên có đến ba trong số năm loại thuốc người bệnh không biết là thuốc gì! Hai loại thuốc còn lại là Meloxicam (thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt) và Descotyl (thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ).
Thừa nhận sai
Ngày 6/9, trao đổi với chúng tôi, BS Đăng Khoa nói: “Phòng mạch của tôi lúc nào cũng có chích thuốc. Nhưng bệnh nào cần mới chích và người nhà đồng ý mới làm”. Hỏi chích thuốc gì, ông Khoa chỉ nói: “Cái này trong chuyên môn không nói được”. C
ùng ngày, BS Chung Châu Hồ thừa nhận có chích thuốc theo “yêu cầu của bệnh nhân, để cho người ta yên tâm”. BS Châu Hồ cho biết nếu người nào thể trạng yếu thì ông chích vitamin B12 (thuốc bổ). Còn ai bị đau bụng, đau cơ sẽ chích Atropin 1,4mg (thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc, có nhiều tác dụng phụ - PV).
Khi chúng tôi nói nhiều bệnh nhân không yêu cầu nhưng ông vẫn chích thì BS Châu Hồ thừa nhận mình sai, nhưng vẫn cố giải thích: “Thuốc tôi chích là thuốc bổ, không sao đâu. Phòng mạch có tủ thuốc chống sốc rồi, khi bệnh nhân có gì sẽ đưa ra sử dụng ngay”(?).
BS Nguyễn Minh Chiền cũng thừa nhận có chích thuốc kháng viêm Voltarel (điều trị đau cấp tính do viêm và các thoái hóa khớp và thấp khớp, hội chứng đau cột sống, cơn gút cấp, cơn đau thận, cơn đau mật... - PV) cho những bệnh nhân nào đồng ý chích thuốc. Về thuốc uống, lúc đầu ông Chiền quanh co phủ nhận việc bán thuốc, khi chúng tôi đưa ra bằng chứng thì ông Chiền thừa nhận sai nhưng vẫn cho rằng: “Trường hợp nào bệnh nhân yêu cầu thì đưa cho người ta, thế thôi”.
Nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Thạc sĩ - BS Hồ Phạm Thục Lan - trưởng khoa cơ xương khớp Bệnh viện Nhân Dân 115 - cho biết đa số bệnh nhân bị các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gút... thường bị đau mãn tính và mong hết đau. Lợi dụng tâm lý này của bệnh nhân, một số phòng mạch dùng thuốc giảm đau có hiệu quả nhanh chóng nhưng tác dụng phụ rất nhiều là thuốc corticoid dạng uống và chích.
Thuốc corticoid rất rẻ tiền, viên uống chỉ vài chục đồng hoặc 100-200 đồng/viên, thuốc chích nhập từ Trung Quốc cũng chỉ 1.000-3.000 đồng/ống, tùy loại. Nếu sử dụng corticoid bừa bãi, bệnh nhân sẽ bị các tác dụng phụ như: cơ thể giữ muối, giữ nước, tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, ảnh hưởng hệ thần kinh hoặc trầm cảm, rối loạn hành vi, loãng xương, lệ thuộc thuốc. Nếu sử dụng kéo dài, liều cao có thể gây suy thận cấp, thậm chí tử vong... Thường những phòng mạch “đắt hàng” hay sử dụng corticoid vì thuốc này giúp giảm đau rất nhanh, người bệnh rất thích và đồn đại kéo nhau tới.
Ngoài ra, các phòng mạch còn hay dùng một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau dạng chích và uống khác. Các thuốc kháng viêm này nếu sử dụng không đúng có thể gây viêm, loét dạ dày, thủng đường tiêu hóa...
AloBacsi.