Top bệnh "khó nói" khi mang bầu


BacsiHiep

Member
278
5
18
Xu
0
Không phải chỉ điều tốt đẹp, gần như người mẹ nào cũng trải qua muôn vàn khó khăn trong khi chờ đợi bé ra đời, đó là “triệu chứng phụ” khi mang thai.

Không khó để “nhận diện” những “kẻ thù” của các mẹ bầu. Dưới đây là những “triệu chứng” mà bạn có thể gặp lúc mang thai. Nếu “nhận diện” được chúng, bạn sẽ vượt qua khỏi.

Trào… bọt mép

Chị Kim (Bắc Giang) có bầu 4 tháng, không khỏi xấu hổ khi đang họp hành mà miệng cứ tiết nước bọt liên tục: “Mình cứ phải lén nuốt vào nhưng nhiều lúc nước bọt tiết ra nhiều đến nỗi mình phải tìm chỗ để nhổ ra ngoài”, chị kể. Không chỉ vậy, khi thai phụ tiết nước bọt nhiều, rất dễ kèm theo cảm giác buồn nôn khó chịu.

Tiết dịch âm đạo

Bạn cảm thấy mình đang tiết dịch nhiều hơn bình thường? Điều này không lạ bởi quá trình sản xuất estrogen và lưu thông máu ở khu vực âm đạo khiến cơ thể tiết ra chất nhờn không mùi hoặc có mùi nhẹ. Thời gian đầu bạn có thể thấy khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt nhưng chỉ cần chú ý vệ sinh một chút thì rắc rối sẽ được giải quyết.

Xả “hơi” bừa bãi

“Từ ngày con lên tháng thứ 5, không ngày nào tôi không ợ hơi hay “thả bom” ngay trước mặt chồng. Mới đầu kể cũng ngại, nhưng riết rồi cả vợ cả chồng cũng quen với việc đó…”, chị Hoàng Mai (Tp.HCM) ngại ngùng “khai bệnh” với bác sĩ.

Trong những tháng mang thai, lượng progesterone trong cơ thể mẹ tăng cao, làm thư giãn các mô cơ trơn khắp cơ thể, bao gồm cả ống tiêu hóa. Không may, quá trình thư giãn này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, gây nên các triệu chứng “ngượng chưa kìa”.

Cơn “ác mộng” táo bón

Bên cạnh việc xả “hơi” nhiều, các bà bầu còn lo sợ phải đối mặt với chứng táo bón, nhất là từ tháng thứ 5. Thử phạm, đương nhiên cũng do nồng độ progesterone tăng cao và tử cung mở rộng chèn ép các cơ quan trong ổ bụng.

Không chỉ vậy, do thai phụ ốm nghén đâm ra ít vận động, uống nước hay nôn ói thường xuyên cũng là những nguyên nhân gây táo bón.

Chảy máu nướu răng

Hầu hết các bà mẹ than phiền mình dễ bị chảy máu dù chải răng rất nhẹ. “Bạn mình vì sợ chảy máu răng đâm ra ngại ăn, khổ sở vô cùng. Mình may mắn vì không lâm vào tình cảnh như bạn ấy”, chị Hoàng Mai chia sẻ. Không phải bà bầu nào cũng mắc phải căn bệnh này, bởi tùy cơ địa mỗi người mà lượng progesterone cao hơn khiến nướu răng phản ứng với vi khuẩn trên mảng bám. Và khi đã gặp phải thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ, thậm chí cả bé.


Bỗng dưng… húp híp

Hiển nhiên cơ thể mẹ phải thay đổi rất nhiều khi cần trữ lượng nước nhiều hơn. Sự chuyển đổi hóa học trong máu càng thúc đẩy các chất dịch vào các mô. Lượng nước dư thừa này sẽ khiến cơ thể bạn bị sung phù, đặc biệt ở mặt, tay chân. Đa số trường hợp bị sung phù khi mang thai đều không đáng lo. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng trước các dấu hiệu bất thường như đau đầu, rối loạn thị lực, mờ mắt, đau bụng vì có thể bạn đang gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Thôi rồi, bệnh trĩ!

Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với thai phụ. Nguyên nhân là do tử cung chèn nén tĩnh mạch hồi lưu gây búi trĩ, nguy hiểm nhất là khu vực xương chậu chịu ảnh hưởng từ túi ối đè nặng lên. Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây trĩ.

Nếu bệnh nhẹ, nó đơn thuần chỉ gây ngứa hoặc khó chịu, mệt mỏi nhưng khi trở nặng thì bệnh gây chảy máu trực tràng khiến bạn đau khủng khiếp.

Chị Dương (Mỹ Khê, Đà Nẵng) đau buồn nhớ lại: "Khi mang thai, tôi không còn đi đại tiện đều đặn như bình thường và thường xuyên mệt mỏi. Cứ nghĩ đó chỉ là một phần của việc mang thai nên tôi không đi khám. Cho đến khi quá đau, không chịu nổi thì đó cũng là lúc tôi mất đứa bé..."

Giãi như lên đồng

"Gần đây tôi thường bị ngứa tay chân và ngực nổi mẩn đỏ. Mới đầu, tôi cứ nghĩ chắc là do mình bị dị ứng thức ăn. Nhưng bệnh không khỏi sau nhiều tuần và tôi cũng chắc chắn mình không ăn phải thức ăn lạ nào cả. Nhiều lúc tôi ngứa đến mức cứ gãi sồn sột ở nơi làm việc. Sau khi đi khám, tôi mới biết đó là bệnh khi mang thai", chị Minh (Hưng Yên) thổ lộ. Thực chất, bệnh xuất phát do mẹ tăng cân, da căng và rạn nứt. Sự thay đổi hormone cũng khiến nhiều bà mẹ trở nên nhạy cảm với tiếp xúc bên ngoài hoặc thức ăn bên trong, đặc biệt là những người vốn có cơ địa dễ dị ứng.

Chảy máu cam

Thời kỳ mang thai, các mạch máu trong mũi nở rộng và tăng cường áp lực khiến các mạch li ti dễ vỡ. Cảm lạnh, dị ứng hoặc khô mũi trong môi trường lạnh là những trường hợp khiến thai phụ dễ bị chảy máu cam.

Tuy chảy máu cam sẽ khiến bạn hơi choáng váng nhưng cũng đừng hoảng hốt vì đây chỉ là biểu hiện bình thường của thai phụ.

9 bước giảm nỗi khó chịu cho mẹ bầu

1. Đề ra chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhiều bữa ăn nhỏ hàng ngày. Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn mặn, không dùng các loại nước ngọt có gas và chất kích thích.

2. Học yoga và các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu.

3. Tắm rửa sạch sẽ, dùng các loại sữa tắm không kích ứng da khi da bạn mẫn cảm để hạn chế ngứa da. Tránh xa các chất tẩy, mỹ phẩm...

4. Tránh đứng, ngồi quá lâu và nên "tạm biệt" những đôi giày cao gót.

5. Uống nhiều nước, đi dạo, tắm nước ấm và thường xuyên chườm đá lạnh để giảm đau trĩ.

6. Khi chảy máu cam, đừng nằm ngửa mà hãy lấy tay kẹp và kéo nhẹ sống mũi lên, đầu hơi ngửa và hướng về phía trước.

7. Mặc quần áo rộng rãi, dùng quần lót cotton và luôn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn.

8. Đánh răng kỹ và nhẹ nhàng, dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

9. Ăn kẹo hoặc kẹo cao su không đường để bạn dễ dàng nuốt nước bọt.

AloBacsi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl