Thuốc là một loại chế phẩm đặc biệt được sử dụng để phòng và điều trị bệnh. Có nhiều dạng bào chế: viên đặt, thuốc nước, thuốc tiêm, viên sủi bọt, thuốc dán, thoa,… và một số loại thuốc viên dùng để uống như: viên nang mềm, viên nang cứng, viên bao, viên nén… Trong đó thuốc viên được chỉ định thông dụng nhất vì ít phức tạp, dễ sử dụng chỉ cần một lượng nước vừa phải bằng đường uống là thuốc đã xuống tới dạ dày. Thế nhưng uống sao cho thuốc có tác dụng tối đa nhất là điều mà chúng ta ai cũng cần biết!
Một số người uống thuốc viên không cần nước, điều này rất nguy hại vì thuốc có thể bám lại một phần ở thực quản lâu dần có thể gây tổn thương vị trí bám, đồng thời tác dụng điều trị cũng bị giảm một phần lớn. Vì vậy nhất thiết khi uống thuốc viên phải cần một lượng nước vừa phải: ước chừng trên dưới 200ml cho một lần uống. Khi uống thuốc, chất lỏng ngoài việc đưa thuốc vào hệ tiêu hóa còn là một dung môi hòa tan có thể tương tác hay kìm hãm hoạt tính của dược chất. Khi ta uống thuốc với một lượng nước nhiều tức là tạo cho hoạt chất được pha loãng trong dạ dày sẽ gây một áp lực làm giảm thời gian lưu thuốc ở dạ dày, nhanh chóng đến ruột, đây là vị trí hấp thu thuốc tối ưu với phần lớn thuốc viên. Ngoài ra, lượng nước lớn giúp cho dược chất tiếp cận nhiều hơn với bề mặt ống tiêu hóa tức là tăng diện tích tiếp xúc từ đó thuốc được hấp thu nhanh vào máu, có tác dụng điều trị kịp thời. Đối với các loại thuốc có độ hòa tan kém việc uống nhiều nước càng tốt cho sự hòa tan được triệt để hơn, đồng thời giúp đào thải một số loại kháng sinh như Sulfamid tránh gây sỏi thận hay tắc niệu đạo.
Không nên dùng nước khoáng hay nước đóng chai có gaz để uống thuốc vì lượng kiềm có trong các loại nước này sẽ tương tác với một số loại thuốc có tính acid như: Aspirin, giúp thuốc nhanh được hấp thu nhưng dẫn đến nồng độ dược chất tăng lên đột ngột trong máu gây ngộ độc. Bản chất các loại nước lá (như trà, vối…) có chất Tanin dễ tạo tủa với các thuốc có Alkaloid (như viên Berberin…) làm giảm phần lớn tác dụng điều trị. Đối với các loại nước ép hoa quả thường có pH acid nên có ảnh hưởng lớn đến một số dược phẩm kém bền vững trong môi trường này (như: Ampicilin, Lincomycin,…). Sữa cũng làm giảm hấp thu một số loại thuốc như: Tetracyclin, Doxycyclin, Erythromycin,… Rượu và các loại nước giải khát có cồn thường làm tăng tác dụng phụ và làm giảm tính trị liệu của thuốc, vì vậy: nước đun sôi để nguội dùng để uống thuốc là tốt nhất. Nên uống ở tư thế sao cho thuốc được đưa xuống dạ dày nhanh nhất để đạt tác dụng điều trị theo mong muốn.
Dùng thuốc phải hết sức thận trọng cân nhắc, chỉ uống thuốc khi đúng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Baobinhdinh.com
Một số người uống thuốc viên không cần nước, điều này rất nguy hại vì thuốc có thể bám lại một phần ở thực quản lâu dần có thể gây tổn thương vị trí bám, đồng thời tác dụng điều trị cũng bị giảm một phần lớn. Vì vậy nhất thiết khi uống thuốc viên phải cần một lượng nước vừa phải: ước chừng trên dưới 200ml cho một lần uống. Khi uống thuốc, chất lỏng ngoài việc đưa thuốc vào hệ tiêu hóa còn là một dung môi hòa tan có thể tương tác hay kìm hãm hoạt tính của dược chất. Khi ta uống thuốc với một lượng nước nhiều tức là tạo cho hoạt chất được pha loãng trong dạ dày sẽ gây một áp lực làm giảm thời gian lưu thuốc ở dạ dày, nhanh chóng đến ruột, đây là vị trí hấp thu thuốc tối ưu với phần lớn thuốc viên. Ngoài ra, lượng nước lớn giúp cho dược chất tiếp cận nhiều hơn với bề mặt ống tiêu hóa tức là tăng diện tích tiếp xúc từ đó thuốc được hấp thu nhanh vào máu, có tác dụng điều trị kịp thời. Đối với các loại thuốc có độ hòa tan kém việc uống nhiều nước càng tốt cho sự hòa tan được triệt để hơn, đồng thời giúp đào thải một số loại kháng sinh như Sulfamid tránh gây sỏi thận hay tắc niệu đạo.
Không nên dùng nước khoáng hay nước đóng chai có gaz để uống thuốc vì lượng kiềm có trong các loại nước này sẽ tương tác với một số loại thuốc có tính acid như: Aspirin, giúp thuốc nhanh được hấp thu nhưng dẫn đến nồng độ dược chất tăng lên đột ngột trong máu gây ngộ độc. Bản chất các loại nước lá (như trà, vối…) có chất Tanin dễ tạo tủa với các thuốc có Alkaloid (như viên Berberin…) làm giảm phần lớn tác dụng điều trị. Đối với các loại nước ép hoa quả thường có pH acid nên có ảnh hưởng lớn đến một số dược phẩm kém bền vững trong môi trường này (như: Ampicilin, Lincomycin,…). Sữa cũng làm giảm hấp thu một số loại thuốc như: Tetracyclin, Doxycyclin, Erythromycin,… Rượu và các loại nước giải khát có cồn thường làm tăng tác dụng phụ và làm giảm tính trị liệu của thuốc, vì vậy: nước đun sôi để nguội dùng để uống thuốc là tốt nhất. Nên uống ở tư thế sao cho thuốc được đưa xuống dạ dày nhanh nhất để đạt tác dụng điều trị theo mong muốn.
Dùng thuốc phải hết sức thận trọng cân nhắc, chỉ uống thuốc khi đúng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Baobinhdinh.com